Với tổng diện tích 12.840 ha, sản lượng năm 2021 ước đạt 33.310 tấn quả tươi, Sơn La hiện là tỉnh có diện tích, sản lượng sơn tra lớn nhất cả nước. Ngoài việc tiêu thụ quả tươi và khô, tỉnh đang kết nối với các doanh nghiệp, công ty đầu tư nhà máy chế biến sâu sơn tra để giảm áp lực mùa vụ.
Với mong muốn "đánh thức" đất cằn, làm giàu trên mảnh đất quê hương, ông Lường Quý Sửu, dân tộc Tày, xóm Nghinh Tác, xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại thu nhập khá cho gia đình. Ông Sửu trở thành một trong những điển hình trong phát triển kinh tế từ tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương.
Hello new day! – câu chào hỏi đã trở thành quen thuộc, đều đặn vang lên vào mỗi sáng cuối tuần trong ngôi nhà sàn nằm giữa bản văn hóa Thái Phiêng Lơi, thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên).
Tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 10 hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác dệt thổ cẩm truyền thống do phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ. Đó là kết quả của thời gian dài học nghề, truyền dạy nghề truyền thống, nhất là nghề dệt may thổ cẩm.
Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, khóa học sinh khối 12 nội trú cuối cùng của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT) cấp 2, 3 tỉnh Vĩnh Phúc đã có bước đột phá ấn tượng khi vươn lên đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng điểm thi tốt nghiệp các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Với việc tăng 18 bậc trong bảng xếp hạng so với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Trường đã có bước đột phá ấn tượng, khẳng định chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
Cách Đà Nẵng 50km về phía Nam và Quốc lộ 1A 30km về phía Tây, hồ Việt An là công trình thủy lợi lớn thuộc thôn Việt An, xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức (Quảng Nam). Không chỉ phục vụ thủy lợi, hồ còn là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, với phong cảnh hữu tình, lãng mạn đã khiến bao du khách ngỡ ngàng với mây nước Việt An…
Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống đại dịch Covid-19, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tranh thủ vừa sản xuất nông nghiệp, vừa đan lát và dệt thổ cẩm tại nhà. Không chỉ tạo niềm vui trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, đồng bào Mạ, Xtiêng còn “giữ lửa” nghề truyền thống và gìn giữ nhiều sản phẩm mang giá trị văn hóa, lịch sử của cộng đồng.
Ông Zơrâm Nhiêl từng tham gia công tác tại địa phương và được bầu là Người có uy tín thôn Pà Rum, xã Zuôil, huyện Giang Nam (Quảng Nam). Ở cương vị nào, ông Nhiêl cũng nhiệt tình, trách nhiệm, hết lòng vì dân.
Vượt qua con đường toàn đá dốc, không biết bao chặng phải cuốc bộ để đến với Làng Ca, nên dù biết có thể không gặp được ai song tôi vẫn quyết định đi đến nơi người dân đang làm việc. Vô tình chuyến đi có chủ đích trở thành chuyến đi "tìm người”...
Cư San là xã vùng sâu, vùng xa của huyện M’Drắk (Đăk Lắk) lại tiếp giáp với những địa bàn đang có dịch nên nguy cơ dịch bệnh luôn thường trực. Tuy nhiên, chính quyền và người dân địa phương đã có nhiều nỗ lực phòng chống, ngăn chăn dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn.
Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Gia Lai còn 72 xã thuộc khu vực II và III, giảm 71 xã so với trước đây. Theo đó, người dân ở 71 xã “thoát khó” sẽ không được ưu đãi một số chính sách tín dụng như trước đây.
Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, thời gian qua, các Cựu chiến binh (CCB) huyện vùng cao Bắc Hà (Lào Cai) đoàn kết, tích cực thi đua yêu nước, tham gia phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, thi đua phát triển kinh tế, giúp nhau thoát nghèo, làm giàu, góp sức xây dựng vùng cao đổi mới.
Đó là quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu trong cuộc họp khẩn vừa diễn ra, dưới sự chủ trì của ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám nghĩ dám làm, anh Nay Winh, dân tộc Gia Rai, Bí thư Huyện đoàn Chư Sê (Gia Lai) luôn năng nổ, nhiệt tình, là một điển hình trong công tác Đoàn, Hội, gương mặt tiêu biểu trong phong trào Học tập và làm theo lời Bác.
Những ngày này, cùng với việc ứng phó với dịch COVID-19, nông dân huyện Ia Pa (Gia Lai) còn phải đối mặt với dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát trên địa bàn, gây thiệt hại lớn.
Những năm qua, Hội Phụ nữ các cấp trong tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều mô hình, hoạt động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho hội viên, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Không chỉ tạo dấu ấn trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, một số hộ dân tộc thiểu số (DTTS) còn liên kết với nhau để thành lập Hợp tác xã (HTX) sản xuất theo chuỗi, nâng cao giá trị sản phẩm. Đây là hướng đi mới, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế vùng DTTS. Và HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Nai, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng (Bình Phước) là một điển hình như thế.
Dưới cái nắng khô hanh của mùa khô, những tấm lá buông từ màu xanh non nhanh chóng chuyển sang màu trắng ngà. Dọc hai bên Quốc lộ I, đoạn qua ấp 1, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), lá buông được trải ra, xếp lớp lên nhau tạo thành hình ảnh đẹp mắt chỉ có tại "làng" chuốt lá buông.
Bên mái Giăng Màn, cuộc sống của đồng bào người Khùa, người Mày ở 2 xã biên giới Dân Hóa và Trọng Hóa dẫu vẫn còn nghèo khó, nhưng rất đỗi ân tình. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Minh Hóa (Quảng Bình), ngay lập tức, không ai bảo ai, đồng bào đã lên rừng, lên rẫy lấy từng búp măng, buồng chuối, đào từng củ sắn, củ môn… gửi tặng đồng bào miền Nam và những người thực hiện cách ly xã hội, đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 14 ngày 8/10/2018 của Tỉnh ủy về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030, đời sống bà con đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đức Trọng đã được nâng cao đáng kể.