Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

"Làng" chuốt lá buông

PV - 16:55, 13/08/2021

Dưới cái nắng khô hanh của mùa khô, những tấm lá buông từ màu xanh non nhanh chóng chuyển sang màu trắng ngà. Dọc hai bên Quốc lộ I, đoạn qua ấp 1, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), lá buông được trải ra, xếp lớp lên nhau tạo thành hình ảnh đẹp mắt chỉ có tại "làng" chuốt lá buông.

Bà Lê Thị Xuân, 44 tuổi, ngụ xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc thực hiện công đoạn chuốt lá buông
Bà Lê Thị Xuân, 44 tuổi, ngụ xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc thực hiện công đoạn chuốt lá buông

Những người làm công việc chuốt lá buông cho biết, nghề này đã có từ hàng chục năm nay, giúp nhiều người trong ấp có nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống gia đình.

Vào mùa chuốt lá

Tại khu vực ấp 1, xã Xuân Hưng hiện có gần 20 hộ làm nghề chuốt lá buông. Gia đình nào cũng gắn bó với công việc này từ nhiều năm trước, có những nhà không chỉ cha mẹ, mà con cái cũng tham gia. Mùa khô được coi là thời điểm lý tưởng nhất để phơi, chuốt và đóng gói lá buông đưa đi tiêu thụ.

Bà Thái Thị Vân (51 tuổi) cho hay, lá buông nhìn giống lá dừa. Lúc còn tươi có màu xanh lá non nhìn rất đẹp. Những thớ lá dài 1 - 2m dính chặt với nhau bằng các đường xương cá, tạo thành chiếc ô xòe tán rộng. Lá được dùng làm nón, đan túi xách và làm nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) khác. Thị trường tiêu thụ lá buông khắp nơi, có thể xuất đi miền Trung, miền Tây Nam Bộ dùng làm nguyên liệu đan lát các món hàng TCMN.

Theo bà Vân, những năm 1980, khi bà theo chồng về đây lập nghiệp thì đã thấy bà con trong ấp phơi, chuốt lá một cách thành thục. Công việc nhẹ nhàng nên hầu như chỉ có phụ nữ, trẻ em mới làm, còn đàn ông, thanh niên thì đi làm rẫy hoặc theo nghề xây dựng. Nguồn gốc giống cây này được người Campuchia vào rừng chặt thành bó rồi đưa sang tỉnh Tây Ninh bán. Sau đó, các thương lái người Việt mua về, đem lên Xuân Lộc thuê người chuốt.

Nhu cầu của thị trường ngày càng ưu tiên dùng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên nên đồ TCMN làm từ lá buông như: Quạt, nón, túi xách, đồ vật trang trí... rất được ưa chuộng. Nghề chuốt lá buông cũng vì thế mà thuận lợi hơn, bởi người làm có việc thường xuyên, tiền công được trả cao so với trước đây.

Bà Nguyễn Thu Xuân, một đầu mối chuyên cung cấp lá buông cho biết, cứ vài ngày lại có xe tải chở lá buông tươi từ tỉnh Tây Ninh về. Mỗi đợt bà thuê vài xe tải loại lớn gom khoảng vài chục tấn lá tươi. Nghề này chủ yếu làm vào mùa khô bởi nắng mạnh, lá phơi lên màu đẹp, nên các cơ sở đan lát rất chuộng.

Trung bình khoảng 6 - 7 tấn lá tươi thì thu về chừng 1 tấn lá khô đã thành phẩm. Sau đó, bà Xuân phân thành từng loại, với mục đích sử dụng khác nhau rồi bán cho những ai cần. Thường loại lá với bản to, dài sẽ được bán cho các cơ sở đan nón lá ở các tỉnh miền Trung. Còn loại dùng để đan lát đồ TCMN thì đưa về các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

“Ngày trước, nghề mua bán, chuốt lá buông có thể làm quanh năm. Nhưng những năm gần đây, nguồn cung bị thu hẹp lại chủ yếu tập trung vào mùa khô, kéo dài từ cuối tháng 10 năm trước đến hết tháng 6 năm sau”, bà Vân bộc bạch.

Những người làm nghề cho hay, nhờ vào thời tiết ở Đồng Nai không mưa như ở nơi khác, nên rất thuận lợi để phơi phóng. Người dân tranh thủ phơi đến đâu, chuốt ngay đến đó, tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Mất khoảng chừng 1 ngày nắng giòn là khô. Lá buông có thể bảo quản được vài tháng mà không lo bị mốc, chuyển màu.

Gắn bó với nghề

Những ngày cao điểm mùa khô, thời tiết ở Đồng Nai nắng kéo dài từ tầm sáng đến chiều tối. Nhìn hai bên đường, những lớp lá buông tươi trải dài hun hút màu vàng, xanh xen lẫn nhau dần chuyển sang màu trắng ngà.

Bà Hai Thúy (41 tuổi) cho hay, lá buông mua về sau khi chọn lựa, phân loại từng nhóm với độ dài ngắn nhất định rồi đem đi phơi. Khi phơi, nhiều nắng quá lá buông sẽ giòn, quăn queo; ngược lại ít nắng quá lại dễ bị mốc. Nếu phơi gặp mưa thì lá mất màu trắng vàng, dễ bị mốc đốm sẽ không sử dụng được. Do đó, phơi lá đòi hỏi phải đúng kỹ thuật, không thể xao nhãng, phải liên tục để mắt theo dõi như chăm tằm tơ.

Sau khi phơi, đến công đoạn xé lá, người làm phải biết lựa đường xương cá để xẻ lá, nếu không cẩn thận sẽ bị rách, nát. Tiền công được thương lái trả 100 - 120 ngàn đồng/tạ lá khô. Mỗi ngày, làm thường xuyên từ sáng đến tối có thể kiếm được khoảng 200 ngàn đồng.

Sau công đoạn xẻ lá được còn gọi là chuốt lá. Theo những người trong làng, chuốt lá là một kỹ thuật khó, đòi hỏi người thợ tay nghề cao, nên tiền công được trả 150 ngàn đồng/tạ. Tùy theo từng sản phẩm mà người thợ có cách kéo riêng. Không cần máy móc, người thợ chỉ cầm một lưỡi dao lam sắc lẹm kéo một đường thẳng dài. Tấm lá buông chia đôi, phần xương đem bỏ còn lá giữ lại để làm nguyên liệu đan lát. Lá kéo xong nhúng qua nước rồi tiếp tục đem đi phơi thêm một lần nữa để nan lá có độ dẻo và mềm hơn. Cuối cùng bó lại thành cuộn.

“Tôi làm công việc này đã hơn 20 năm, trước đây mỗi tháng kiếm được chừng 1 - 2 triệu đồng, bây giờ khoảng 4 - 5 triệu đồng, đủ để trang trải cuộc sống hằng ngày. So với nghề khác thì nghề chuốt lá buông đỡ vất vả hơn”, bà Hai Thúy tâm sự.

Một hộ dân ở ấp 1, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc phơi lá buông thành từng lớp ngay sát Quốc lộ I
Một hộ dân ở ấp 1, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc phơi lá buông thành từng lớp ngay sát Quốc lộ I

Xung quanh nhà của những người làm công việc này, những dãy lá buông dài hun hút được phơi ngay trên nền đất, hàng rào, mặt đường... đang đón ánh nắng chói chang của mùa khô. Mỗi ngày nắng như thế, với họ là cả một niềm vui, khi lá được phơi khô nhanh chóng, không phải chạy đôn chạy đáo lo trời mưa. Đây thực sự là một nghề độc đáo ở vùng đất Xuân Lộc, không pha lẫn với bất cứ làng nghề nào.

Gắn bó với nghề chừng 15 năm, bà Lê Thị Xuân (44 tuổi) cho hay, cái khó của nghề là công đoạn kéo lá làm sao cho thẳng không bị vướng, phạm vào phần lá. Và quan trọng là nan lá nào cũng bằng nhau theo khổ rộng 10 - 12 - 15mm. Chẳng may sơ ý, lưỡi dao sắc bén có thể xiên vào ngón tay trỏ, đứt tay chảy máu. Dễ thấy nhất là ngón tay cái và ngón trỏ của những ai gắn bó với nghề này thường chi chít vết sẹo.

Bà Xuân cho hay, hiện nay, nhu cầu của người dân sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên ngày một cao, nên những đồ vật trang trí, các món hàng TCMN đan bằng lá buông cũng ngày càng được ưa chuộng. Nhờ vậy, người dân ở ấp có việc làm từ việc chuốt lá buông. Bà rất vui vì được gắn bó lâu dài với công việc chuốt lá buông. So với làm công nhân, thu nhập từ nghề này không cao, nhưng vẫn có thể giúp gia đình bà có cuộc sống ổn định.

“Vào mùa nắng, từ sáng đến chiều tối, không khí lao động ở làng lá buông khẩn trương, tràn ngập trong niềm vui. Thành quả của những giọt mồ hôi hiển hiện bằng màu trắng ngà của những đọt lá buông đã khô”, bà Xuân bộc bạch./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Chiều 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Thời sự - PV - 18:50, 07/04/2025
Sáng 7/4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lạc Tang Giang Thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 15:45, 07/04/2025
Ngày 7/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam viếng và dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản sắc và hội nhập - PV - 15:42, 07/04/2025
Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về Đền Hùng (Phú Thọ), một lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên.
Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 15:05, 07/04/2025
Ngày 7/4 (nhằm mùng 10/3 âm lịch), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 với chủ đề “Nhớ ơn Quốc Tổ Hùng Vương”, tại Khu tưởng niệm Vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).
Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tin tức - Duy Chí - 14:58, 07/04/2025
Thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, đặc biệt là tình cảm, nỗi nhớ cội nguồn của người dân phương Nam chưa có điều kiện được về thăm “đất Tổ”, đã mang sản vật, hương, quả dâng lên bàn thờ các Vua Hùng tại Cây Đa Hồn Việt – Bình Dương.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 14:53, 07/04/2025
Sáng 07/4/2025 (mùng 10/3 âm lịch), lãnh đạo và Nhân dân tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã dâng hương, dâng hoa để tưởng nhớ, tri ân công ơn của các Vua Hùng và những bậc tiền nhân đã đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam mãi trường tồn, rạng danh và thịnh vượng.
Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 14:39, 07/04/2025
Theo thông lệ hơn 10 năm nay, mỗi dịp mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) hằng năm, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc. Hòa cùng ngày lễ của đất nước, cán bộ, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cũng thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn, hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 14:30, 07/04/2025
Từ huyền thoại con Rồng, cháu Tiên đến khát vọng vươn mình hùng cường, thịnh vượng - dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát khẳng định chính mình ở tầm vóc lớn hơn.
Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 14:14, 07/04/2025
Ngày 7/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025. Đây là dịp để Nhân dân hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công ơn Tổ tiên đã khai sinh đất nước.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Tin tức - Minh Nhật - 13:54, 07/04/2025
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà vừa thông tin về các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động khi tổ chức chính quyền địa phương theo 2 cấp.