Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Ân tình bên mái Giăng Màn

PV - 17:37, 12/08/2021

Bên mái Giăng Màn, cuộc sống của đồng bào người Khùa, người Mày ở 2 xã biên giới Dân Hóa và Trọng Hóa dẫu vẫn còn nghèo khó, nhưng rất đỗi ân tình. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Minh Hóa (Quảng Bình), ngay lập tức, không ai bảo ai, đồng bào đã lên rừng, lên rẫy lấy từng búp măng, buồng chuối, đào từng củ sắn, củ môn… gửi tặng đồng bào miền Nam và những người thực hiện cách ly xã hội, đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Một bản làng của người Khùa, người Mày bên mái Giăng Màn
Một bản làng của người Khùa, người Mày bên mái Giăng Màn

“Hạt gạo chia ba, củ sắn bẻ đôi”

Sáng sớm tinh mơ, khi con gà rừng bắt đầu cất tiếng gáy te te, già làng Hồ Tót, người Mày ở bản Dộ - Tà Vờng, xã Trọng Hóa đã mang gùi lên rẫy để đào củ sắn. Trước lúc đi, ông Tót không quên dặn vợ và con lấy bớt một bao lúa rẫy cất bên gốc nhà ra giã để kịp đem về xã đóng góp gửi tặng bà con ở các bản Bãi Dinh, K.Ai ở xã Dân Hóa đang bị phong tỏa do dịch bệnh Covid-19.

Trước đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Minh Hóa và của xã Trọng Hóa, gia đình ông Hồ Tót và bà con người Mày bản Dộ - Tà Vờng, không ai bảo ai, lặng lẽ vác gùi lên rẫy đào từng củ sắn, củ môn, bẻ từng búp măng, buồng chuối, gom góp đưa về xã để gửi vào ủng hộ, chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Nam đang gặp khó khăn vì dịch Covid-19.

Tại bản Ra Mai (xã Trọng Hóa), sau khi lời kêu gọi đóng góp ủng hộ đồng bào miền Nam đang gặp khó khăn của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Minh Hóa được cán bộ Mặt trận xã Trọng Hóa phổ biến đến từng nhà, ông Hồ Liên, người Khùa, đã khệ nệ gùi 30kg gạo rẫy cùng với 1 bịch măng rừng đến nhà văn hóa cộng đồng của bản để đóng góp.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Minh Hóa, đồng bào người Khùa, người Mày ở 2 xã Trọng Hóa, Dân Hóa đã đóng góp gạo, mật ong, đậu lạc, sắn, môn, măng rừng, rau củ quả các loại… trị giá trên 60 triệu đồng; trong đó xã Trọng Hóa gần 40 triệu đồng, Dân Hóa hơn 20 triệu đồng. Của ít lòng nhiều, bà con người Khùa, người Mày chỉ mong cho đồng bào miền Nam sớm vượt qua được khoảng thời gian này.

Ông Liên bảo rằng, mới năm ngoái đây, khi đồng bào người Khùa, người Mày ở các bản vùng trong của xã Trọng Hóa bị nước lũ bao vây, cô lập; rồi những dịp Tết, biết cuộc sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, nhiều đoàn cứu trợ từ miền Nam không ngại đường xa, hiểm trở đã mang đến tặng bà con những phần quà rất kịp thời, ý nghĩa. Những ân tình ấy, đồng bào người Khùa, người Mày chẳng thể nào quên.

Hôm nay, ông Liên gom góp một phần quà nhỏ bé của gia đình, nhờ cán bộ xã Trọng Hóa và huyện Minh Hóa gửi vào miền Nam như lời cảm ơn những người ân nhân đã từng giúp đỡ gia đình, bản làng của mình.

Câu chuyện của ông Liên cũng là suy nghĩ của hầu hết bà con người Khùa, người Mày sống bên mái Giăng Màn lúc này. Bà con ai cũng muốn góp một phần nhỏ bé của mình, cùng người dân trên địa bàn huyện Minh Hóa, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tạo thành những chuyến hàng lớn hơn để gửi vào giúp đồng bào miền Nam vượt qua khó khăn.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Hồ Phin, Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa chia sẻ: “Hơn ai hết, đồng bào người Khùa, người Mày nơi mảnh đất biên cương còn nhiều khó khăn này hiểu rõ những lúc thiên tai, dịch bệnh, cần lắm sự đùm bọc, sẻ chia, để cùng nhau vượt qua khó khăn. “Hạt gạo chia ba, củ sắn bẻ đôi”, bà con đều hiểu tinh thần ấy nên đóng góp nhiệt tình lắm. Ai có cái gì thì đóng góp cái đó, ai cũng sẵn lòng, không suy nghĩ thiệt hơn.”

Người Khùa, người Mày ân nghĩa

Theo ông Hồ Phin, không phải đến bây giờ, khi đất nước xảy ra dịch bệnh Covid-19, ân tình của người Khùa, người Mày mới có dịp để bộc lộ, mà đó là một đức tính rất quý của đồng bào đã có từ ngàn xưa.

Những bậc cao niên ở xã Trọng Hóa kể rằng, bao đời sống dưới chân dãy Giăng Màn, thiên tai khắc nghiệt, nên chưa khi nào người Khùa, người Mày có cuộc sống sung túc, giàu có cả. Cuộc sống dẫu khó khăn nhưng người Khùa, người Mày là những tộc người sống trọn nghĩa, vẹn tình với đồng bào, đồng chí.

Đồng bào người Khùa, người Mày ở xã Trọng Hóa gom góp hàng hóa ủng hộ đồng bào miền Nam và khu phong tỏa ở xã Dân Hóa
Đồng bào người Khùa, người Mày ở xã Trọng Hóa gom góp hàng hóa ủng hộ đồng bào miền Nam và khu phong tỏa ở xã Dân Hóa

Trong những năm tháng ác liệt nhất của chiến tranh, bên con đường 12A lịch sử, người Khùa, người Mày vẫn chia từng củ sắn, nắm bồi với bộ đội và tham gia gùi đá lấp đường cho từng chuyến xe ra mặt trận. Đêm đêm, dưới nếp nhà sàn đơn sơ, tiếng “thùm... thụp” đâm (giã) bồi vang vọng khắp các bản làng, để đến sáng mai, từng nắm bồi nóng hổi, thơm bùi được các mẹ, các chị gói gém cẩn thận, trao cho bộ đội trước giờ hành quân vào chiến trường…

Hôm nay, hơn 40 năm sau ngày đất nước thống nhất, cuộc sống của đồng bào người Khùa, người Mày đang từng ngày phát triển đi lên, hòa nhập cùng người dân cả nước. Trong dòng chảy của cuộc sống, có nhiều thứ có thể lãng quên nhưng những mỹ tục về văn hóa, về cách sống đầy hào sảng, nghĩa tình thì đồng bào nguyện giữ mãi.

Tôi may mắn được nhiều lần “cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc" với người Khùa, người Mày bên mái Giăng Màn và nhận ra rằng, ngoài sự hào sảng, nghĩa tình thì đồng bào cũng vô cùng hiếu khách. Dù bạn là ai, khi bạn đã leo lên đến sàn nhà của đồng bào người Khùa, người Mày thì bà con đều coi bạn là khách quý. Lúc bạn đến nhà, dù là thời gian nào, thì ngoài mời nước, đồng bào cũng bưng một mâm cơm lên mời bạn.

Ông Phạm Văn Bắc, một người Kinh có gần 10 năm làm cán bộ ở xã Trọng Hóa kể rằng: "Đồng bào người Khùa, người Mày là vậy đó. Họ sống đơn giản nhưng đầy ân tình. Khi khách đến nhà, bất kể đó là thời điểm nào, họ cũng đều bưng ra một mâm cơm để mời khách, dù nhiều lúc trên mâm cơm, thức ăn chỉ có những hạt muối trắng. Họ mời như vậy vì họ sợ khách lỡ đường, đói bụng, đặc biệt là khách từ xa đến. Những lúc như vậy, nếu khách thực sự đói bụng thì cứ ăn tự nhiên, còn khi khách đã no bụng, chỉ cần chấp tay nói: “Xạ thủ” (cảm ơn) là họ đều rất vui cái bụng…"./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 5 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 7 phút trước
Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV năm 2024. 246 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 70 vạn đồng bào các DTTS của tỉnh về dự Đại hội.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.