Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lớp ngoại ngữ giữa bản Phiêng Lơi

PV - 08:46, 18/08/2021

Hello new day! – câu chào hỏi đã trở thành quen thuộc, đều đặn vang lên vào mỗi sáng cuối tuần trong ngôi nhà sàn nằm giữa bản văn hóa Thái Phiêng Lơi, thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên).

Nhà văn hóa bản Phiêng Lơi sau thời gian dài im ắng vì chống dịch, giờ đã nhộn nhịp hơn.
Nhà văn hóa bản Phiêng Lơi sau thời gian dài im ắng vì chống dịch, giờ đã nhộn nhịp hơn.

Sự háo hức hiện rõ trên gương mặt những đứa trẻ miền núi, trước mỗi giờ học ngôn ngữ mới đầy thú vị…

Hello new day!

7 giờ sáng thứ 7, ngôi nhà sàn nằm giữa bản văn hóa Thái Phiêng Lơi lại nhộn nhịp tiếng trẻ con, sau thời gian dài im ắng vì chống dịch. Vừa thấy bóng dáng cô giáo Nguyễn Thị Hà chạy xe máy từ phía xa, bọn trẻ đã đồng thanh hô lớn: “Hello new day!”. Kéo vội chiếc khẩu trang, cô Hà rạng rỡ đáp: “Hello, happy new day!”.

Đã thành thông lệ gần 1 tháng nay, nơi đây trở thành điểm hẹn của cô Hà và bọn trẻ. Sau những bỡ ngỡ ban đầu, câu chào hỏi của cô – trò giờ đã trở lên thân thuộc hơn.

8 giờ, lớp học bắt đầu. Các cô giáo và anh chị đoàn viên, thanh niên tình nguyện cũng đến đông đủ. Giở cuốn tập viết với những từ vựng tiếng Anh mới đầy nắn nót, Quàng Như Quỳnh (10 tuổi) khoe: “Tuần trước học số đếm, về nhà em luyện viết thêm đó ạ. Giờ thì em viết và đọc thành thạo rồi”.

Ngôi nhà sàn rộng chừng 100m2 là nhà văn hóa của bản, nay được bố trí thành lớp học cho hơn 30 đứa trẻ, độ tuổi từ 6 – 12. Bàn ghế, máy chiếu và trang thiết bị dạy học được trường học cho mượn lại.

“Để bọn trẻ dễ làm quen với từ vựng, chúng tôi tự thiết kế và sử dụng hình ảnh trực quan. Những hình thù số đếm, con vật, hoa quả… ngộ nghĩnh, thú vị, khiến bọn trẻ hứng thú và chăm chú với bài giảng hơn” – cô Hà cho biết.

Cô Hà là giáo viên dạy tiếng Anh, đồng thời là Phó Bí thư đoàn Trường THPT Phan Đình Giót. Khi nhận được thông tin của thành đoàn Điện Biên Phủ về việc mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí dịp hè cho học sinh khó khăn, cô đã không ngần ngại đăng kí.

Cùng với cô Hà, lớp học này có 2 giáo viên và 3 học sinh giỏi ngoại ngữ của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tình nguyện tham gia giảng dạy. Lịch lên lớp được phân công phù hợp vào 2 ngày nghỉ mỗi tuần. Song trên thực tế, gần như buổi học nào các tình nguyện viên cũng có mặt đông đủ.

“Chúng tôi không dạy theo giáo án trên trường lớp, mà nghiên cứu các tài liệu lên chương trình riêng. Từng tình nguyện viên sẽ theo sát một nhóm, hướng dẫn các em làm quen với tiếng nói và cầm tay nắn nót từng chữ viết” – cô Hà cho hay.

Những hình ảnh trực quan giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với ngôn ngữ mới.
Những hình ảnh trực quan giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với ngôn ngữ mới.

Phá vỡ khoảng cách

Phiêng Lơi là bản văn hóa Thái của thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên). Bản có 68 hộ, chủ yếu làm nông nghiệp. Vài năm gần đây, nhiều gia đình bắt đầu chuyển sang kết hợp làm dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, theo Trưởng bản Lường Văn Muôn, mọi thứ còn hết sức sơ khai.

Bọn trẻ trong bản không có nhiều cơ hội ra ngoài tiếp cận với cuộc sống hiện đại nên còn nhút nhát. Với một số trẻ nhỏ tuổi, thậm chí tiếng Việt cũng chưa rành rọt. Chính vì thế, các tình nguyện viên không chỉ dạy tiếng Anh, mà còn củng cố thêm vốn tiếng Việt và rèn luyện nền nếp, cách giao tiếp, ứng xử hằng ngày cho các em.

“Ngày đầu mở lớp, tôi hỏi gì các em cũng im lặng, hoặc trả lời lí nhí. Từ buổi thứ, 2 tôi đến trước giờ học cả tiếng, trò chuyện, làm quen. Cô – trò thân thiết hơn, không còn khoảng cách nữa nên việc dạy và học cũng dần đơn giản” – cô Hà bộc bạch.

Để tạo hứng thú cho bọn trẻ, giữa mỗi giờ học, tình nguyện viên tổ chức trò chơi sáng tạo. Cũng như nhiều bạn trong lớp, cậu bé Quàng Tuấn Anh (10 tuổi) không còn dáng vẻ nhút nhát của buổi đầu, mà tự tin cuốn vào các trò chơi đầy hứng khởi.

“Em thích nhất trò đuổi bắt. Trong quá trình chơi cô sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh. Bọn em phải nghe, hiểu để làm theo nên bạn nào cũng chăm chú. Bạn nào làm sai bị phạt tham gia các trò vui khác cho cả lớp xem. Chơi vừa vui, mà bọn em lại nhớ bài lâu hơn” – Tuấn Anh nói.

Mỗi giờ học diễn ra trong khoảng 2 giờ, nhưng luôn tràn ngập niềm vui, sự nhộn nhịp bởi tiếng đọc và những cánh tay xin phát biểu. Trên những khuôn mặt ngây ngô của bọn trẻ, luôn là sự hứng khởi, thích thú mỗi lần cô giáo giới thiệu từ vựng mới.

Giờ đây, các phụ huynh đều yên tâm hơn khi gửi gắm con em mình đến học.
Giờ đây, các phụ huynh đều yên tâm hơn khi gửi gắm con em mình đến học.

Bố mẹ yên tâm gửi con

Những buổi đầu cho con theo học, nhiều phụ huynh lén đến lớp nhìn trộm qua cửa sổ. Dù chẳng hiểu thứ ngôn ngữ các con đang đọc, nhưng thấy con tự tin, vui vẻ, họ dần yên tâm hơn.

“Con tôi ở nhà hay khóc nhè và nhút nhát lắm, nên mới đầu đi học cũng lo. Hai buổi đầu, tôi phải bỏ dở việc đồng áng, tranh thủ đến xem con thế nào. Thấy con vui, tiến bộ từng ngày; về nhà bi bô tiếng Anh suốt, tôi chẳng hiểu gì nhưng thấy vui và yên tâm” – chị Tòng Thị Thanh tâm sự.

Bé Lò Thị Yến Nhi – con gái chị Thanh năm nay 6 tuổi và sắp bước vào lớp 1. Lớp học là môi trường đầu tiên được tiếp cận với ngôn ngữ mới, nhưng bé không hề thua kém các anh chị lớn tuổi. Theo dõi từng cử chỉ, chú ý đọc các từ vựng cô hướng dẫn, giờ Nhi không chỉ nói, mà còn viết được nhiều từ mới.

“Con thích đến lớp học lắm. Chỉ mong đến cuối tuần để gặp cô. Đến lớp bọn con được học, được chơi nhiều trò chơi mới” – Nhi nói.

Trưởng bản Lường Văn Muôn cũng có con trai theo học lớp học tình nguyện này. Anh Muôn bảo: “Ở đây, hầu hết các gia đình còn khó khăn, chẳng có nhà nào nghĩ đến việc cho con đi học thêm, chứ nói gì đến học tiếng Anh. Vì thế, lớp học miễn phí về tận bản thế này đáng quý lắm. Đặc biệt, đây là bản văn hóa, thường xuyên có khách du lịch nước ngoài”.

Cũng theo chia sẻ của anh Muôn, xưa nay hè về trẻ con trong bản chủ yếu tự chơi với nhau, nên đối mặt với nhiều nguy cơ tai nạn thương tích. Từ khi có lớp tiếng Anh, bọn trẻ vừa có sân chơi bổ ích, lại được học tập, rèn luyện nên các gia đình đều ủng hộ, phấn khởi cho con đi học.

Giờ đây, đến Phiêng Lơi, bên cạnh tiếng bản địa của đồng bào dân tộc Thái, khách nước ngoài sẽ cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện hơn khi bắt gặp những đứa trẻ với câu chào Hello. Bọn trẻ không chỉ khiến bản làng rộn ràng hơn, mà còn cho thấy một hình ảnh rất mới về bản văn hóa cộng đồng miền núi trên con đường hội nhập.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.
Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc màu 54 - Hoàng Trung - Minh Ngọc - 19:29, 01/04/2025
Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân, Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tại Làng văn hóa các dân tộc thiếu sổ (ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, thành phố Huế) diễn ra với sự tham gia đông đảo của đồng bào dân tộc thiểu số, du khách trong và ngoài huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, sản phẩm đặc trưng của huyện A Lưới.
Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 19:25, 01/04/2025
Quảng Ninh hiện có hơn 40.000 tín đồ công giáo, 16 giáo xứ, 38 giáo họ. Thực hiện phương châm “Kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo luôn phát huy tốt vai trò trong hầu hết các phong trào tại địa phương nơi cư trú. Nhiều mô hình, sáng kiến, cách làm hay được các giáo xứ, họ đạo đề ra, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, nhiệm vụ của địa phương, phù hợp với tâm tư, tình cảm, nếp sống đạo của người công giáo.
Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 19:21, 01/04/2025
Nhân dịp kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025, ngày 1/4, Đoàn công tác Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban làm Trưởng đoàn đến thăm chúc mừng Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh và Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Ninh Thuận. Cùng đi có bà Trần Thị Minh Thu, Trưởng Phòng Tín ngưỡng và Tôn giáo khác; bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận.