Photo -
Vàng Ni - Lê Vượng -
07:35, 17/02/2024 Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nằm trên một đỉnh núi với khoảng 5.000 nhân khẩu, trong đó 98% là người dân tộc Mông. Từ lâu, Suối Giàng đã nổi tiếng với quần thể cây trà Shan tuyết cổ thụ, bên cạnh đó là câu chuyện về một "đỉnh núi hạnh phúc".
Media -
Thúy Hồng -
20:28, 19/05/2023 Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là huyện biên giới có đông đồng bào DTTS sinh sống. Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-60 tuổi đạt 90,83% - con số này còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh trên 94%. Trước thực trạng đó, huyện Cao Lộc đã có nhiều nỗ lực để củng cố chuẩn xóa mù chữ ở mức độ 1, nâng chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Một trong những nỗ lực đó là vận động những “học viên đặc biệt” vượt qua rào cản tuổi tác đến lớp học xóa mù chữ để đọc thông, viết thạo.
Media -
Trọng Bảo -
19:44, 13/11/2024 Những ngày vừa qua, nhiều phụ huynh có con em đang học tại Trường Mầm non Hoa Sen, xã Bảo Hà, huyện bảo Yên, tỉnh Lào Cai tỏ ra bức xúc. Nguyên nhân là do các bậc phụ huynh không đồng thuận trong việc chọn nhà cung cấp thực phẩm của nhà trường, dẫn đến việc tổ chức bữa ăn bán trú bị gián đoạn, nên nhiều phụ huynh có con học tại trường đã cho trẻ nghỉ học.
Giáo dục -
Mạnh Cường- Tiêu Dao -
20:01, 22/08/2023 Những tiếng “ê a” đánh vần trong ánh đèn đêm của điểm trường vùng biên giới làm không gian rộn rã hẳn lên. Lớp học đặc biệt ban đêm trên biên viễn ấy dành cho các chị, các mẹ người đồng bào DTTS và cả những người Lào theo học.
Trời nhá nhem tối, thầy giáo Hà Đình Phong, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang nhắn tin rủ tôi cùng vào Lũng Táo, chứng kiến lớp học “song ngữ” ở biên cương. Biết tính anh, một người nhiệt thành và luôn sẵn sàng sẻ chia về những câu chuyện giáo dục vùng cao với nhiều suy tư, trăn trở, tôi nhận lời ngay. Trong mù mịt sương đêm, chúng tôi lên đường vào xã biên giới.
Vùng biên huyện Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum), 2 giờ sáng, núi rừng đang say giấc bỗng được đánh thức bởi tiếng xe máy chạy dọc các nẻo đường. Trong bộ đồ lao động lấm lem, đầu đội đèn pin, những công nhân cạo mủ cao su hối hả đến các điểm trường gửi con để bắt đầu ngày làm việc mới.
Media -
Thuỳ Anh -
15:28, 03/09/2023 Những tiếng ê a đồng thanh giữa núi rừng, đây là một lớp học rất lý thú dành cho các bạn nhỏ người Mông tại xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai. Lớp học này đã thu hút được hàng trăm em nhỏ của xã Hoàng Liên và các vùng phụ cận đến học trong mùa Hè vừa qua.
Media -
Trọng Bảo -
17:11, 25/04/2023 Cùng với việc chắc tay súng bảo vệ biên cương của Tổ quốc; thời gian qua, tại Đồn Biên phòng A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị còn hăng hái, nhiệt tình tham gia các lớp học xóa mù chữ cho bà con dân bản. Hình ảnh người thầy giáo mang quân hàm xanh đã trở nên quen thuộc với đồng bào các dân tộc nơi đây; qua đó, góp phần tô thắm tình quân dân nơi biên giới.
Trong 5 tháng qua, ở Tp. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước có một lớp học đặc biệt. Học viên chỉ vỏn vẹn chục người, tuổi từ 50 trở lên. Ở độ tuổi này, họ đã phải vượt qua nhiều trở ngại, mạnh dạn đến đây để có thể biết đọc, biết viết, tiếp thu thêm kiến thức. Lớp học được tổ chức tại Nhà văn hóa khu phố Tân Tiến, phường Tân Xuân vào tối Chủ Nhật hằng tuần.
Giáo dục -
Nghĩa Hiệp -
18:00, 27/12/2021 Tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) có một cơ sở giáo dục đặc biệt chuyên chăm lo, dạy dỗ cho hàng chục trẻ em khuyết tật khiếm thính. Tại đây, những lớp học lặng im, không tiếng giảng bài, không lời phát biểu, nhưng chưa bao giờ thiếu vắng những nụ cười, những hy vọng và ước mơ…
Nhiều tháng nay, một số lớp học trên địa bàn Tp. Pleiku (Gia Lai) vẫn sáng đèn và vang vọng tiếng đọc của những học viên đặc biệt đến từ các làng đồng bào DTTS. Những lớp học này được thực hiện từ nguồn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đang triển khai trên địa bàn.
Hơn 3 tháng nay, đều đặn vào các buổi tối các ngày thứ Ba, Năm, Bảy hằng tuần, tiếng cán bộ Biên phòng dạy học, tiếng ê a đánh vần ngượng nghịu của chị em vang lên nơi bản nghèo đã mang đến sự rộn ràng, niềm vui và kỳ vọng vươn tới cuộc sống văn minh, no đủ hơn của người dân A Dơi Đớ.
Giáo dục -
Minh Thanh -
14:23, 13/05/2022 Con đường độc đạo dài gần 20km đầy ổ voi, lởm chởm đất đá, chạy ngoằn ngoèo giữa những cánh rừng đưa chúng tôi từ trung tâm xã Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) tới bản Phú Lâm. Bản người Lào nằm lọt thỏm giữa bốn bề rừng già và những dãy núi cao như muốn ngăn cách với thế giới bên ngoài.
Giáo dục -
Thiên An - Mỹ Dung -
15:51, 20/10/2022 Nhiều năm trở lại đây, tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa của huyện biên giới Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, có những lớp học khá đặc biệt, bởi nó luôn sáng đèn đêm từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, bởi lớp học không phân biệt tuổi tác...
Giáo dục -
Nghĩa Hiệp -
10:26, 22/10/2021 Giữa mênh mông núi rừng Đông Bắc, trên những bản làng vùng biên giới, đều đặn trong suốt gần 10 năm nay, các thầy cô giáo đa phần còn rất trẻ đã vượt khó để giữ cho những lớp học luôn sáng đèn vào ban đêm. Những lớp học này đã và đang góp phần thực hiện mục tiêu giúp đồng bào dân tộc Dao và Sán Chỉ sinh sống tại những bản vùng cao biên giới của huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đọc thông viết thạo tiếng phổ thông.
Hello new day! – câu chào hỏi đã trở thành quen thuộc, đều đặn vang lên vào mỗi sáng cuối tuần trong ngôi nhà sàn nằm giữa bản văn hóa Thái Phiêng Lơi, thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên).
Từ lâu, hình ảnh những lớp học xóa mù chữ sáng điện vào mỗi buổi tối, thậm chí, đến tận nửa đêm đã không còn xa lạ đối với bà con, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
09:55, 18/05/2021 Phia Khăm là tên của ngọn núi cao nhất mà người Khơ Mú chọn để lập bản ở xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn – Nghệ An. Ở đây có điểm trường Phia Khăm 1, thuộc Trường Tiểu học PTDT bán trú Bắc Lý 1, nơi hai giáo viên "cắm bản" đang vượt qua muôn vàn khó khăn để giúp các em bám lớp, bám trường.
Nhân dịp tháng khuyến học Việt Nam, Hội khuyến học tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Quan Hóa và các nhà hảo tâm vừa bàn giao công trình 2 lớp học cho trường Mầm non Thành Sơn, huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa).
Gọi là “lớp học đặc biệt” bởi trong khuôn viên của căn phòng, có 8 em, nhưng chia thành 5 lớp, có lớp chỉ có một em, có lớp 2 em, thầy giáo chủ nhiệm cũng là thầy giáo chung cho cả 5 lớp. 4 chiếc bảng gắn quanh bốn bức tường, giáo viên dạy hết cho lớp này đến lớp kia, các em ngồi học chung một phòng nhưng tư duy độc lập, giờ ra chơi quây quần trên tấm nệm giữa phòng như người thân trong nhà.