Xã hội -
Vũ Lợi - Hải Yến -
15:24, 27/11/2019 Dưới chân núi Pom Có sừng sững thuộc xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) hiện có một lớp học vô cùng đặc biệt, khi mỗi buổi trưa hằng ngày vẫn đều đều vang lên tiếng ê a đánh vần con chữ. Điều đặc biệt ở đây, đó là các học trò phần lớn đều là các chị, các bà, các mẹ và những người nghèo thất học. Còn cô giáo của lớp, chính là Chi hội trưởng Hội Phụ nữ của bản.
Tại tổ Bàu Đĩa, thôn 7, xã biên giới Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước có một lớp học dành cho những người lần đầu tiên ê a học chữ. Trong lớp học này có nhiều người lớn tuổi, tóc đã bạc nhưng vẫn chăm chỉ đến lớp học từng con chữ.
Lớp dạy chữ Khmer tại chùa Tà Teng, xã Phú Lợi, huyện giang Thành, tỉnh Kiên giang đã được duy trì tổ chức trong hơn 10 năm nay và trở nên quen thuộc với tất cả người dân ở vùng biên giới. Cứ mỗi dịp hè về, rất đông các em học sinh tiểu học là người Khmer và cả các chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Mỹ cũng đến đây để học chữ của đồng bào dân tộc Khmer.
“Thấy mấy đứa nhỏ hoàn cảnh rất khó khăn, thất học, sa vào tệ nạn tôi không đành lòng…”. Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thời, 68 tuổi, Phó Chủ tịch UBMTTQ phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang mở đầu câu chuyện với chúng tôi về lớp học tình thương do ông khởi xướng một cách đơn giản như vậy.
Mặt trời vừa khuất núi, bà con đồng bào DTTS vùng biên viễn Thuận An, huyện Đăk Mil (Đăk Nông), tạm gác công việc nương rẫy về chuẩn bị đến lớp học xóa mù.
Ở các xã vùng sâu, vùng đồng bào DTTS, nhiều em nhỏ bỏ dở ước mơ đến trường để mưu sinh.
Nhiều năm rồi chẳng ai còn nhớ rõ lớp học ấy bắt đầu như thế nào, chỉ biết rằng khi những tiếng ê a vang lên trong căn nhà nhỏ ở làng Chao Pông, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh (Gia Lai) của lũ trò nghèo thì người làng mới biết.