Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lớp học giữa trùng khơi

PV - 16:00, 19/11/2020

Gọi là “lớp học đặc biệt” bởi trong khuôn viên của căn phòng, có 8 em, nhưng chia thành 5 lớp, có lớp chỉ có một em, có lớp 2 em, thầy giáo chủ nhiệm cũng là thầy giáo chung cho cả 5 lớp. 4 chiếc bảng gắn quanh bốn bức tường, giáo viên dạy hết cho lớp này đến lớp kia, các em ngồi học chung một phòng nhưng tư duy độc lập, giờ ra chơi quây quần trên tấm nệm giữa phòng như người thân trong nhà.

Thầy giáo Nguyễn Công Qua cùng lũ trẻ trên đảo Sinh Tồn. Ảnh: Đức Thành
Thầy giáo Nguyễn Công Qua cùng lũ trẻ trên đảo Sinh Tồn. Ảnh: Đức Thành

Học xoay vòng

Ấn tượng đầu tiên chúng tôi đến Trường Sa Lớn là cán bộ chiến sĩ và nhân dân huyện đảo tập trung thẳng hành trước cầu cảng đón khách từ đất liền. Trong hàng ngũ chỉnh tề ấy, có cả “cô, chú bộ đội nhí” theo bố mẹ ra đón khách nhận quà. Chị Nguyễn Quý, người bán ve chai “góp đá xây Trường Sa” làm động tác chào bằng cách quỳ xuống đặt bàn tay của em Võ Viết Hiền lên tay mình “xin chào chiến sĩ Trường Sa” trong niềm vui xúc động. Ấn tượng thứ hai là cuộc đua xe đạp của các “chiến sĩ nhí” ngay tại sân băng mà nhóm nhạc MVT đến từ đất liền làm “trọng tài”. Chúng tôi đến Trường Sa trong niềm vui hân hoan ấy.

Sau khi viếng các liệt sĩ Trường Sa , tôi đến “lớp học đặc biệt”. Thầy giáo Bành Hữu Tình đang dạy cho các em viết chính tả.

- Công việc của thầy giáo ở đảo chắc rất nhiều vất vả?

- Được dạy chữ cho các em học sinh ở nơi đặc biệt này là vinh dự lắm rồi, có vất vả gian khổ thì các em mới thành người được.

- Ở đảo có mấy trò thưa thầy?

- Trên đảo có chục trẻ nhưng số ở độ tuổi đến trường là 8 em. Lớp học của thị trấn Trường Sa Lớn mới chỉ dạy cấp tiểu học, lên lớp 6 các cháu sẽ được đưa vào đất liền để tiếp tục học lên. Lớp của tôi phụ trách hiện có một cháu mẫu giáo lớn, hai cháu lớp 1, hai cháu lớp 2, hai cháu lớp 3 và một cháu lớp 5. Có hai cháu là học sinh giỏi, còn lại là học lực khá.

- Với 8 cháu, 5 lớp thầy phải có phương pháp dạy cho các cháu học đồng bộ một lúc?

Tôi dạy theo kiểu xoay vòng. Sau khi hướng dẫn tập viết lớp 1, sang kiểm tra bài tập toán lớp 2; xong sang giảng bài cho lớp 3... Khi dạy lớp này thì lớp khác làm bài tập và tự quản. Do học sinh ít nên cũng khó dạy. Ở đây sự thi đua mang tính cộng đồng chứ không phân biệt giữa lớp này với lớp kia.

Lớp học xoay vòng của thầy giáo Bạch Hữu Tình
Lớp học xoay vòng của thầy giáo Bạch Hữu Tình


Học “tinh thần thép” của người lính

Bên cạnh học kiến thức, các em còn được học bản lĩnh người chiến sĩ hải quân, hình ảnh anh bộ đội Trường Sa kiên cường trước bạt ngàn bão tố. “Mục tiêu của chúng tôi, bên cạnh dạy chữ, còn dạy tinh thần thép của người dân sống trên đảo. Khi có “sự cố”, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình ngư dân là một pháo đài, mỗi em học sinh là một liên lạc viên kiên cường gan dạ”, thầy Tình chia sẻ.

Được học chữ giữa ngàn khơi sóng gió, được học nghị lực “thép” của các chú bộ đội hải quân trên đảo, em Nguyễn Viết Anh học sinh lớp 5 ngày nào cũng dậy sớm hơn để cùng xem các chú bộ đội tập thể dục sáng. Ngoài giờ đến trường, Viết Anh rủ các bạn ra thao trường xem các chú bộ đội tập ngắm súng, đi điều lệnh và tập các bài võ thể dục “đánh địch đối kháng”. “Con rất vui khi được các chú bộ đội hướng dẫn đi đều mốt hai mốt. Lớn lên, con sẽ đi bộ đội. Con thích ở Trường Sa hơn về đất liền”.

Đã hơn 3 năm sống ở “quần đảo bão tố” và được các thầy giáo tận tình dạy chữ, được các chú bộ đội “truyền lửa” tình yêu Tổ quốc cho con trai mình, chị Nguyễn Thị Hương chia sẻ trong niềm xúc động: “Ngoài học chữ, con tui còn được các chú bộ đội hướng dẫn tập thể dục, rèn luyện sức khỏe, hướng dẫn ôn bài. Có nhiều tối, các chú bộ đội đến gia đình chỉ bài cho các cháu. Con tui cũng được rèn luyện sức khỏe, tác phong học các chú bộ đội. Sáng nghe còi là báo thức, chạy ra bờ biển. Có nhiều bữa các cháu theo các chú bộ đội tập thể dục, tập thể thao”...

Hiện nay, toàn quần đảo Trường Sa có 4 trường học bậc Tiểu học cơ sở ở các đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn và Nam Yết. Các em học sinh ở các đảo ngoài học chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, các em còn học về tình yêu biển đảo của Tổ quốc, về tình nhân ái và quan hệ quân dân, nếp sống văn minh giữa đảo xa… “Đây là kỹ năng mềm. Ngoài kiến thức chung về văn hóa xã hội, giáo dục lòng nhân ái thực chất là giáo dục cho trẻ tình thương yêu con người, biết kính trọng cha mẹ, người thân, anh em. Sống ở đảo Trường Sa, các em học sinh cũng được giáo dục tình yêu Tổ quốc; sự trao gửi và cho nhận. Trong thời đại 4.0 hiện nay, khi mà mạng internet xâm nhập rất nhiều vào đời sống của trẻ, việc giáo dục lòng nhân ái và tình yêu Tổ quốc càng có ý nghĩa thiết thực. Đây cũng chính là cách giáo dục kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của nền giáo dục người Việt hiện nay”, thầy Bành Hữu Tình cho hay.

Lớp học giữa trùng khơi 2

Phát triển thể trí giữa môi trường đặc biệt

Bao quanh lớp học đặc biệt ở thị trấn Trường Sa Lớn là màu xanh của cây bàng quả vuông, phong ba, bão táp. Kế đó là xích đu, cầu trượt, và những trò chơi nhảy dây, kéo co...

Thầy Tình cho biết, ngoài giờ học, các em học sinh ra đây nô đùa, vui chơi. Đây chính là chương trình ngoại khóa để các em phát triển thể lực và trí não. “Ngoài những đồ chơi thực hành cắt ghép trên lớp, chúng tôi luôn tạo cho các em có không gian mở để các em hoạt động sinh hoạt. Các thiết chế giáo dục ở đảo không nhiều như ở đất liền, nhưng đầy đủ để các em vui chơi. Các trò chơi có tính định hướng tư tưởng và hành động tiến bộ để các em phát triển trí não. Chúng tôi luôn coi hoạt động ngoài trời không chỉ là mục tiêu giáo dục rèn luyện thể chất, trí não, còn để các em cọ xát, quen với môi trường tự vận động. Đây chính là phương pháp tìm tòi tự tư duy độc lập của các em”, thầy Tình chia sẻ.

Ngày 20/11 năm nay, thầy trò Trường Sa cũng có hoa tươi và vui vầy như ở đất liền. Chỉ khác những bông hoa ấy không phải mua ngoài tiệm hay hàng hoa, mà do chính thầy trò trồng, chăm bón và “thu hoạch”. Nhưng chính những bông hoa nhuốm vị mặn mòi của biển cả ấy, là động lực tinh thần to lớn để các thầy giáo và các em học sinh ở “quần đảo bão tố” càng có quyết tâm nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ trồng người./.

Giữa Trường Sa xa xôi, có những ngôi trường đặc biệt bên bờ sóng. Dưới ngôi trường quanh năm nắng gió khí hậu khắc nghiệt ấy là những thầy giáo trẻ đang thầm lặng gieo chữ cho lũ trẻ mà quên tuổi thanh xuân. Họ đang cống hiến sức mình vì học sinh Trường Sa, vì sự lớn mạnh của “quần đảo bão tố” nơi xa nhất của Tổ quốc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 1 giờ trước
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 1 giờ trước
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4

Xã hội - T.Hợp - 09:05, 27/04/2024
UBND TP.Hồ Chí Minh vừa ban hành công văn 2268 về việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024). Theo đó, TP.Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4 thay vì bắn pháo hoa tại 16 điểm như thông tin trước đó.
Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tin tức - PV - 08:05, 27/04/2024
Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024) với chủ đề "Tràng An - Ngọc đất Việt".
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 06:35, 27/04/2024
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).