Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục dân tộc

Những lớp học đặc biệt ở Gia Lai

Thùy Dung - 18:52, 06/03/2023

Nhiều tháng nay, một số lớp học trên địa bàn Tp. Pleiku (Gia Lai) vẫn sáng đèn và vang vọng tiếng đọc của những học viên đặc biệt đến từ các làng đồng bào DTTS. Những lớp học này được thực hiện từ nguồn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đang triển khai trên địa bàn.

Bà H’Chunh và H’Nư ở làng Ia Lang là hai học viên chăm chỉ của lớp học xóa mù chữ của Trường tiểu học Ngô Quyền
Bà H’Chunh và H’Nư ở làng Ia Lang là hai học viên chăm chỉ của lớp học xóa mù chữ của Trường tiểu học Ngô Quyền

Hơn 6h tối, Trường Tiểu học Ngô Quyền (phường Chi Lăng) đã sáng đèn chờ những học viên đặc biệt của làng Ia Lang đến lớp. Như thường lệ, cô giáo Dương Thị Kiếu, Giáo viên lớp 4, đã có mặt để chuẩn bị những bài giảng và đón các học viên.

Đưa đôi tay nắn nót từng nét chữ, bà H’Chunh (67 tuổi) ở làng Ia Lang vui mừng cho biết: “Ngày trước do mẹ mất sớm, gia đình khó khăn, nên tôi không được đi học chữ. Sau này lớn lên, lập gia đình thì phải lo lắng cơm áo gạo tiền nên không có thời gian học. Vừa qua, được thôn đi vận động tham gia lớp học này tôi cũng rất mừng và nhanh chóng đăng ký để học. Đến nay, tôi đã biết viết tên mình, biết các con chữ và số. Thời gian tới, tôi sẽ cố gắng đến lớp đầy đủ để có thể đọc thông viết thạo".

Bên cạnh bà H’Chunh là H’Nư. H’Nư năm nay 7 tuổi và là cháu ngoại của bà H’Chunh. Thấy bà mỗi tối đều đi học, H’Nư cũng theo bà đến lớp để học thêm cái chữ. “Thấy cháu thích đến trường tôi vui lắm. Vì vậy, sau bữa cơm chiều hai bà cháu lại dắt nhau đến lớp cho đến khi tan học”, bà H’Chunh phấn khởi nói.

Cô giáo Dương Thị Kiếu thông tin: Lớp học chữ đã được duy trì 13 tuần, thời gian học từ thứ Hai tới thứ Sáu hằng tuần.. Ban đầu số học viên ra lớp khá đông, nhưng vì điều kiện độ tuổi, sức khỏe nên số học viên giảm dần. Hiện nay, lớp học đang duy trì với 30 học viên. Qua các tuần học, thì các học viên đã biết viết đạt 100%, trên 50% đã biết đọc và đánh vần.

Nhiều tháng nay các học viên của trường Tiểu học Ngô Quyền, phường Chi Lăng (TP.Pleiku) vẫn miệt mài đến lớp để học cái chữ
Nhiều tháng nay các học viên của trường Tiểu học Ngô Quyền, phường Chi Lăng (Tp. Pleiku) vẫn miệt mài đến lớp để học cái chữ

Nhiều tháng nay, lớp học của trường Tiểu học Lê Lai (xã Chư Á ,Tp. Pleiku) cũng sáng đèn và vang vọng những tiếng ê a đánh vần. Lớp học có 100% học viên là người Gia Rai. Học viên lớn nhất của lớp cũng ngoài 64 tuổi, nhỏ nhất chừng độ 25 tuổi.

Sau bữa cơm chiều, ông H’Yên làng Mơ Nú (xã Chư Á) lại cùng những người trong làng đến trường Tiểu học Lê Lai để học chữ. Theo chia sẻ của ông H’Yên, ngày nhỏ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cùng với việc chưa ý thức được việc học, nên ông không biết mặt con chữ.“Không có điều kiện học chữ từ nhỏ, lớn lên thì lập gia đình lo mưu sinh nên mình cũng không học. Vừa qua, khi được Trưởng thôn vận động đi học thì tôi cũng tham gia, với hy vọng biết thêm được cái chữ để tự tin hơn trong giao tiếp và làm ăn”.

Cùng chung lớp học với ông H’Yên, chị H’Then phấn khởi chia sẻ: “Từ ngày đi học đến nay thì mình đã biết viết họ tên, biết đọc và biết các con số. Ngày trước không biết chữ thì nhìn cái gì cũng không hiểu. Nay về nhà cầm tờ báo, cuốn sách hay dòng chữ chạy trên ti vi thì cũng biết được là chữ gì rồi. Dù chưa thành thạo, còn phải học nhiều, nhưng chúng tôi cũng rất cố gắng, nỗ lực đi học đầy đủ để hy vọng đọc thông viết thạo, sau này còn biết tính toán làm ăn tránh bị lừa đảo".

Được sự vận động của các cấp, chính quyền ông H’Yên ở làng Mơ Nú (xã Chư Á) (ở giữa) cũng tham gia lớp học với hi vọng đọc thông viết thạo
Được sự vận động của các cấp, chính quyền ông H’Yên ở làng Mơ Nú (xã Chư Á) (ở giữa) cũng tham gia lớp học với hy vọng đọc thông viết thạo

Thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lai cho biết: Thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện chỉ đạo của các cấp, Nhà trường đã phối hợp với thôn làng rà soát người đồng bào DTTS vận động học viên từ 15 - 60 tuổi ra lớp xóa mù chữ và tái mù. Thời điểm đầu vận động chỉ có 17 học viên, đến bây giờ sĩ số đã nâng lên 23.

Với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xóa mù chữ, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả xóa mù chữ, hướng đến năm 2025 người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%, theo kế hoạch thực hiện giai đoạn I (2021 - 2025), tỉnh Gia Lai tổ chức 735 lớp học xóa mù chữ cho gần 23.500 người/176 xã, với kinh phí hơn 46,5 tỷ đồng. 

Trong năm 2023, với kinh phí 12,9 tỷ đồng, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Gia Lai sẽ phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí về các địa phương thực hiện xóa mù chữ, với số lượng 217 lớp học cho 6.502 học viên.

 Những nét chữ tròn trịa sau nhiều ngày cố gắng học tập
Những nét chữ tròn trịa sau nhiều ngày cố gắng học tập

“Chương trình xóa mù chữ chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 chia làm 3 kỳ tương ứng với 42 tuần. Giai đoạn 2 chia thành 2 kỳ tương ứng với lớp 4 và lớp 5 thì sẽ kết thúc chương trình xóa mù chữ. Nhà trường cũng bố trí phòng học đầy cơ sở vật chất cho các học viên. Phân công giáo viên đứng lớp phù hợp với từng giai đoạn và công tác giảng dạy", thầy Lê Minh Tùng cho biết.

Những lớp học xóa mù chữ được triển khai sâu rộng trong vùng đồng bào DTTS, là một chương trình đặc biệt và mang nhiều ý nghĩa. Gác lại những gánh nặng, lo toan của cuộc sống những học viên lớn tuổi bắt đầu cầm cây bút trên hành trình tìm con chữ. Việc xóa mù chữ cho người dân, sẽ giúp nâng cao trình độ dân trí của vùng đồng bào DTTS. Từ đó, từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đẩy lùi các hủ tục và mang ánh sáng của những tiến bộ khoa học - kĩ thuật về với thôn, làng, đóng góp vào công cuộc xây dựng NTM tại địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ giá sách giáo khoa cho học sinh nghèo, cận nghèo, vùng DTTS

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ giá sách giáo khoa cho học sinh nghèo, cận nghèo, vùng DTTS

Tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã có kiến nghị với Đoàn cần có chính sách hỗ trợ giá sách giáo khoa cho học sinh nghèo, cận nghèo, vùng DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Phước Sơn (Quảng Nam): Bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Phước Sơn (Quảng Nam): Bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - PV - 10 phút trước
Ngày 28 - 29/3, tại huyện Phước Sơn, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Hỗ trợ phụ nữ nông thôn tiếp cận với nước sạch và vệ sinh

Hỗ trợ phụ nữ nông thôn tiếp cận với nước sạch và vệ sinh

Xã hội - PV - 38 phút trước
Ngày 28/3, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo với chủ đề "Giải pháp hỗ trợ phụ nữ tiếp cận với nước sạch và vệ sinh ở khu vực nông thôn".
Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thời sự - PV - 22:10, 28/03/2023
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 21:16, 28/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 21:12, 28/03/2023
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 21:02, 28/03/2023
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Media - Thùy Anh - 20:46, 28/03/2023
Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu mát của tháng 3.
Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 20:29, 28/03/2023
Nằm ở phía Tây Bắc địa đầu Tổ quốc, Lai Châu - vùng đất có 86% dân số là đồng bào DTTS thuộc 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc, từ con người đến tập quán sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là văn hóa có bản sắc rất đặc trưng, độc đáo. Có dịp đến với vùng đất, khoảng khắc mà chúng tôi ghi lại được là hình ảnh những thiếu nữ, những phụ nữ DTTS tràn đầy xuân sắc trong trang phục truyền thống - một vẻ đẹp riêng của "bức tranh văn hóa" nơi bản làng vùng cao.
Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Media - Trọng Bảo - 20:12, 28/03/2023
Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG.
Chung tay bảo vệ môi trường

Chung tay bảo vệ môi trường

Media - Quỳnh Trâm - CVT - 20:10, 28/03/2023
Thời gian qua, tại khu vực ven biển của tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện tình trạng rác thải vứt bừa bãi gây bức xúc cho người dân địa phương. Để hạn chế tình trạng này, đoàn viên thanh niên tại các huyện vùng biển Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm chung tay làm sạch cảnh quan môi trường biển nơi đây.