Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Trị: Tăng cường công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS

PV - 16:35, 23/12/2022

Xóa mù chữ (XMC) cho đồng bào DTTS là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và các ngành hữu quan, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực trong công tác XMC cho đồng bào DTTS và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh tham gia dạy xóa mù chữ cho đồng bào các xã biên giới - Ảnh: T.A.M
Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh tham gia dạy xóa mù chữ cho đồng bào các xã biên giới - Ảnh: T.A.M

Cùng với sự phát triển của tỉnh, của đất nước, vùng đồng bào DTTS cũng ngày càng được đổi thay. Các nguồn lực đầu tư cho vùng sâu, vùng xa từng bước phát huy giá trị thúc đẩy sự phát triển, đời sống của đồng bào DTTS từng bước được cải thiện.

Số người không biết đọc, biết viết ở vùng DTTS giảm đến mức thấp. Để nâng cao hơn nữa chất lượng XMC, chống tái mù chữ trong đồng bào DTTS, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết Quy định nội dung mức hỗ trợ để khuyến khích người dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tham gia học XMC.

Công tác giáo dục ở vùng núi có những bước phát triển từ đầu tư cơ sở vật chất đến việc huy động học sinh tới lớp, đội ngũ giáo viên được tăng cường, phổ cập giáo dục - XMC cho đồng bào DTTS được quan tâm... Công tác XMC trên địa bàn tỉnh đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đồng hành với ngành GD&ĐT trong công tác XMC ở vùng cao còn có các cấp hội đoàn thể, Bộ đội Biên phòng, Ban Dân tộc...

Ngành GD&ĐT đã tích cực, chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương huy động các nguồn lực, đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục - XMC của tỉnh. Đã tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, Bộ đội Biên phòng tham gia dạy XMC.

Các ngành chức năng phối hợp với các hội đoàn thể tổ chức những lớp học XMC linh hoạt về thời gian và địa điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào theo học bảo đảm số lượng và chất lượng. Ngành GD&ĐT tỉnh cũng thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ các đơn vị còn nhiều khó khăn trong thực hiện công tác XMC.

Đồng thời, tiến hành điều tra, nắm tình hình XMC trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và tổ chức mở lớp học. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc huy động học viên ra lớp và duy trì sĩ số, các cán bộ, giáo viên tham gia công tác XMC với tinh thần trách nhiệm cao đã tổ chức được các lớp XMC ở vùng cao đạt hiệu quả tốt.

Tại các xã biên giới, ngoài việc phối hợp vận động học viên ra lớp, hỗ trợ tu sửa các trường học, bộ đội biên phòng tham gia trực tiếp công tác giảng dạy XMC, giáo dục sau biết chữ, góp phần chống tái mù, nâng cao nhận thức cho đồng bào vùng biên.

Với sự kiên trì thực hiện mục tiêu XMC có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác XMC của tỉnh đã thu được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao dân trí, đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy nhiên, đến nay công tác XMC còn gặp không ít khó khăn, hạn chế như: Địa bàn rộng, dân cư không tập trung, giao thông đi lại khó khăn; đời sống của người dân còn khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao; nhận thức của một bộ phận người dân chưa đầy đủ, nhu cầu học tập chưa cao; môi trường giao tiếp tiếng Việt hạn chế… đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác XMC, chống tái mù và giáo dục sau biết chữ.

Tiến độ thực hiện mục tiêu đạt chuẩn XMC còn chậm, tỷ lệ người được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 ở các xã vùng đặc biệt khó khăn còn thấp... Mặt khác, do yêu cầu của sự phát triển trong tình hình mới, nhu cầu tiếp thu kiến thức của người dân cũng ngày càng tăng cao nên việc phổ cập giáo dục - XMC cho đồng bào DTTS cũng đòi hỏi ở mức cao hơn.

Đồng bào không chỉ viết đọc, biết viết mà còn có nhu cầu nâng cao kiến thức, hiểu biết. Do đó, việc phổ cập giáo dục sau biết chữ, XMC cho đồng bào yêu cầu phù hợp với các tiêu chí, tiêu chuẩn mới.

Trung úy Hồ Văn Lăng hướng dẫn học viên lớp học chống tái mù chữ ở thôn A Ho
Trung úy Hồ Văn Lăng hướng dẫn học viên lớp học chống tái mù chữ ở thôn A Ho

Trước thực tế ấy, để duy trì và nâng cao chất lượng XMC, các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể tiếp tục thực hiện thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng kế hoạch XMC và triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

Nghị quyết Quy định nội dung mức hỗ trợ để khuyến khích người dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tham gia học XMC của HĐND tỉnh khóa VIII tại kỳ họp thứ 14 là một bước thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác XMC trên địa bàn tỉnh.

Đây là những hỗ trợ cho hoạt động giáo dục nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 áp dụng trên địa bàn tỉnh. Đối tượng được hỗ trợ là người dân vùng đồng bào DTTS tham gia học XMC bảo đảm phù hợp với quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Tỉnh sẽ hỗ trợ để khuyến khích người dân vùng đồng bào DTTS tham gia học XMC với mức 500.000 đồng/người/chương trình học. Nguồn kinh phí thực hiện là từ kinh phí Trung ương trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025; vốn đối ứng ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.

Công tác XMC cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được xác định là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn, đòi hỏi có sự quan tâm vào cuộc của các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và của người học.

Với sự hỗ trợ của tỉnh từ chính sách này sẽ góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công bằng trong giáo dục và thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Điều chuyển giáo viên túm áo kéo học sinh làm công việc khác và chờ hình thức xử lý

Điều chuyển giáo viên túm áo kéo học sinh làm công việc khác và chờ hình thức xử lý

Liên quan đến clip một giáo viên có hành động túm áo nữ sinh, kéo từ hành lang vào lớp học xảy ra tại Trường Trung học phổ thông Đa Phúc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), tại công văn số 3548/SGDĐT-CTTT-KHCN, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu trường Trung học phổ thông Đa Phúc kiểm tra, xác minh, làm rõ sự việc, nghiêm túc rút kinh nghiệm, xử lý nghiêm (nếu có vi phạm), báo cáo lại sở trước ngày 2/10/2023.
Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”

Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19 phút trước
Làng chài Cửa Vạn và làng chài Vung Viêng trên vịnh Hạ Long từng được bình chọn là một trong những làng chài cổ đẹp nhất thế giới. Theo thời gian, hiện nay 2 làng chài này đang có hiện tượng xuống cấp nhiều. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của địa phương vẫn còn đang loay hoay phương án để sửa chữa.
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ người dân vùng lũ

Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ người dân vùng lũ

Xã hội - Thùy Trang - Mai Hương - 35 phút trước
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng với Công đoàn các cơ sở kịp thời có mặt để thăm hỏi, động viên, trao quà hỗ trợ đối với các xã bị thiệt hại nặng nề và hỗ trợ 3 triệu đồng đối với các gia đình có thân nhân bị mất do mưa lũ.
Diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Tin tức - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 1/10, tại Tp. Hạ Long, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cấp Bộ năm 2023. Lãnh đạo Bộ Công an, một số bộ, ban, ngành; lãnh đạo các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương, Hải Phòng tham dự buổi diễn tập.
Yên Bái: Du khách

Yên Bái: Du khách "no bụng, đã mắt" tại Hội thi ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sắc màu 54 - Tào Đạt - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Hàng loạt món ăn mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc kết hợp cùng cách thức trang trí, tiểu cảnh độc đáo đã làm nhiều du khách "no bụng, đã mắt" khi đến với Hội thi ẩm thực truyền thống các dân tộc năm 2023 tại quảng trường Bông Lúa (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái).
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi học sinh, giáo viên vùng lũ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi học sinh, giáo viên vùng lũ

Tin tức - Hương Trà - 1 giờ trước
Trước những thiệt hại về người, cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh do mưa lũ những ngày qua tại nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi tới học sinh, giáo viên cũng như ngành giáo dục tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Đắk Lắk: Giải cứu 2 mẹ con sau 5 năm bị bán ra nước ngoài

Đắk Lắk: Giải cứu 2 mẹ con sau 5 năm bị bán ra nước ngoài

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 1/10, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng vừa giải cứu thành công 2 mẹ con sau hơn 5 năm bị bán sang Trung Quốc làm vợ.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Media - Thuý Hồng - 5 giờ trước
Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Hà Giang có 3 món ẩm thực được vinh danh ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Hà Giang có 3 món ẩm thực được vinh danh ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 14 giờ trước
Vừa qua, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I - 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia” với sự tham dự của trên 200 khách mời.
Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023

Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023

Tin tức - Tào Đạt - Thúy Hồng - 23:29, 30/09/2023
Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023 với chủ đề “Miền di sản” đã chính thức khai mạc vào tối 30/9 tại thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái). Đây là một trong những sự kiện được tổ chức thường niên, đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng, mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Nghĩa Lộ.
Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Media - Tào Đạt - Thúy Hồng - 22:52, 30/09/2023
Múa Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trung tâm của những điệu múa Xòe phải kể đến là Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Với ý nghĩa và sức sống của điệu Xòe, ngày 15/12/2021, UNESCO đã vinh danh nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.