Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tháp Mường Luân - Biểu tượng tình đoàn kết Việt - Lào

Vũ Lợi - Lê Ngọc - 15:01, 20/08/2021

Tháp Mường Luân - di tích kiến trúc nghệ thuật cổ thuộc xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) do Nhân dân hai nước Việt - Lào xây dựng vào giữa thế kỷ XVI. Được coi như “thần hộ mệnh” bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân bản, tháp Mường Luân còn là biểu tượng thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước Việt - Lào.

Tháp Mường Luân được coi như “thần hộ mệnh” bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân bản, là biểu tượng thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước Việt - Lào
Tháp Mường Luân được coi như “thần hộ mệnh” bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân bản, là biểu tượng thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước Việt - Lào

Độc đáo ngôi tháp cổ

Trong dòng hồi tưởng của những bậc cao niên trong vùng, tháp Mường Luân - một trong những di tích được xếp hạng cấp quốc gia của tỉnh, sừng sững, uy nghiêm. Tương truyền vào năm 1569, triều đình Miến Ðiện (Myanmar ngày nay) đem quân tấn công nước Lào, một số người dân vùng Thượng Lào đã lánh nạn sang các tỉnh giáp biên giới Lào của Việt Nam.

Rồi khi chiến tranh Miến - Lào kết thúc, những người Lào đã định cư lại Ðiện Biên cho rằng: “Thế đất ở Mường Luân rất đẹp, giống như một người đang đứng mặt hướng về Việt Nam, tựa lưng về đất nước Lào như minh chứng cho mối tình đoàn kết của hai dân tộc Việt Nam - Lào”. Và, họ quyết định cùng nhau xây dựng một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc biệt - Tháp Mường Luân.

Tháp Mường Luân được xây dựng bằng nguyên liệu gạch, vôi, vữa, cát và mật mía, có bố cục 3 phần chính: Chân tháp, thân tháp và ngọn tháp. Chân tháp hình vuông vững chãi, cao 1m, phía ngoài cùng để hành lang rộng. Thân tháp xây hình ống vuông, đặc, phần dưới to, lên trên nhỏ dần. Toàn bộ kiến trúc của tháp cũng như trang trí hoa văn nổi bật nhất của tháp được thể hiện ở phần này. Ngọn tháp cũng được trang trí hoa văn họa tiết như phần thân tháp, nhưng được thu nhỏ để tạo vẻ thanh thoát, mềm mại cho toàn bộ bố cục của tháp. Tất cả họa tiết, hoa văn trang trí trên tháp Mường Luân đều được làm bằng đất nung màu đỏ tươi, xen lẫn màu xám trắng, xám nâu và xám đen tạo cho tháp vẻ cổ kính.

Điệu múa lăm vông của thiếu nữ Lào dưới chân tháp cổ
Điệu múa lăm vông của thiếu nữ Lào dưới chân tháp cổ

Tương truyền, sau khi xây tháp xong người xưa đã làm lễ nhập thần cho tháp. Mỗi năm, trước Tết âm lịch của người Kinh khoảng 5 ngày, thầy cúng sẽ chọn ngày tốt để làm lễ cúng thần linh. Chuẩn bị cho lễ cúng, người dân góp tiền mua 1 con trâu đực to, do thầy cúng chọn, rồi mang ra khu tháp mổ ở đó và đợi trời tối thì làm lễ. 

An cư trên quê hương mới

Thuộc lưu vực của sông Mê Kông và sông Mã, huyện Ðiện Biên Ðông là địa bàn có hệ thống sông suối tương đối dày, nguồn nước dồi dào. Trong đó, sông Mã chảy qua các xã: Phình Giàng, Háng Lìa, Mường Luân, Chiềng Sơ. Các bãi bồi ven sông suối đất đai màu mỡ, thuận lợi cho con người sinh sống và trồng cấy. Vào mùa nước lên, con sông đem lại tôm cá, nước tưới và bồi đắp phù sa cho đất đai màu mỡ.

Người Lào ở đây cũng chịu khó cấy lúa, trồng bông. Người già chỉ bảo người trẻ, con cháu cách chọn bông, quay sợi, dệt những bộ thổ cẩm bền đẹp để diện trong các nghi lễ quan trọng, như Lễ Mừng cơm mới, Tết Té nước và Lễ cúng Tháp. Người Lào cùng chung sống đoàn kết, hòa thuận với các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú... Nhờ lối sống tình cảm, chân thành, mộc mạc của người Lào mà nhiều chàng trai, cô gái Thái, Khơ Mú, Xinh Mun ở Luân Giói, Chiềng Sơ đã về làm dâu, rể trong các gia đình người Lào.

Thiếu nữ Lào ở Mường Luân
Thiếu nữ Lào ở Mường Luân

Giờ đây, người Lào ở Mường Luân chiếm khoảng 30% dân số toàn xã. Chăm chỉ, lại có kinh nghiệm với nghề trồng lúa nước, trồng bông dệt vải, chài lưới trên sông, nên đời sống người Lào ở đây đều ổn định.

Chia sẻ về những đóng góp đồng bào dân tộc Lào ở Mường Luân, ông Lò Văn Mai, Chủ tịch UBND xã Mường Luân cho hay: Cùng với Nhân dân các dân tộc khác, những năm qua, cộng đồng người Lào ở Mường Luân luôn chung sức thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, họ tích cực, nhiệt tình góp của, góp công trong xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa Mường Luân trở thành xã đầu tiên của huyện Ðiện Biên Ðông được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới cuối năm 2018. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Có một “Bệnh viện” nghèo phương tiện nhưng giàu tình người ở miền biên viễn

Có một “Bệnh viện” nghèo phương tiện nhưng giàu tình người ở miền biên viễn

Sức khỏe - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Không chỉ làm tốt công tác đảm bảo chủ quyền an ninh biên giới, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cán bộ chiến sỹ và quân y Đồn Biên phòng A Vao (BĐBP Quảng Trị) còn đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn và cả Nhân dân nước bạn Lào.
Sơn La: Ra mắt mô hình

Sơn La: Ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà”

Xã hội - Mùi Len - 1 giờ trước
Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, phối hợp với Hội LHPN xã Tân Phong tổ chức Lễ ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà" tại bản Mùng.
Sa Pa, hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến khu du lịch Quốc gia

Sa Pa, hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến khu du lịch Quốc gia

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa và chào mừng 65 năm Bác Hồ lên thăm Lào Cai; chiều 22/9, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội thảo khoa học “Sa Pa- hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến khu du lịch Quốc gia”. Tham dự Hội thảo có đại biểu Cục Du lịch Việt Nam, Hội quy hoạch phát triển Việt Nam, các nhà khoa học; lãnh đạo thị xã Sa Pa (trước đây là huyện Sa Pa) qua các thời kỳ.
Công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2024

Công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 2 giờ trước
Sáng ngày 22/9, Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức công bố lịch thi đánh giá tư duy (TSA) năm 2024. Theo đó, năm nay sẽ có 6 đợt thi TSA tạo điều kiện cho thí sinh được lựa chọn kết quả tốt nhất trong công tác xét tuyển.
PC Ninh Bình: Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy cung cấp điện

PC Ninh Bình: Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy cung cấp điện

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối, là khả năng của hệ thống cung cấp đầy đủ và liên tục điện năng cho hộ tiêu thụ, với chất lượng điện năng đảm bảo, được thể hiện qua các chỉ số SAIDI, SAIFI, MAIFI.. Những năm gần đây, được sự quan tâm và đầu tư đúng hướng của Công ty Điện lực Ninh Bình (PC Ninh Bình), lưới điện trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Tin trong ngày - 22/9/2023

Tin trong ngày - 22/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 22/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Lễ hội trà Shan tuyết lớn nhất miền Bắc. Hủy hoại cây rừng bằng thuốc độc ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thất bại trước Iran, cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam chưa hết

Thất bại trước Iran, cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam chưa hết

Thể thao - L.Minh - 2 giờ trước
Thất bại 0-4 trước Iran khiến cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam rất hẹp. Tuy nhiên HLV Hoàng Anh Tuấn cho rằng cuộc phiêu lưu ở Asiad 19 chưa kết thúc. Đội bóng của ông sẽ chơi hết mình trong trận đấu cuối với Saudi Arabia.
Gia Lai: Ra mắt sản phẩm “Rượu ghè mẹ Dung” của đồng bào Ba Na làng Kon Pơ Nang

Gia Lai: Ra mắt sản phẩm “Rượu ghè mẹ Dung” của đồng bào Ba Na làng Kon Pơ Nang

Sản phẩm - Thị trường - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Ngày 22/9, xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung” với mô hình sản xuất rượu cần từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.
Hơn một thập niên, Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Hơn một thập niên, Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Vinamilk liên tục góp mặt trong danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và bảng xếp hạng Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam. Đáng chú ý là doanh nghiệp đã trụ vững trong 2 danh sách này hơn 10 năm qua, từ khi các bảng xếp hạng được thực hiện.
PC Điện Biên: Số hóa các hình thức thanh toán tiện lợi cho khách hàng

PC Điện Biên: Số hóa các hình thức thanh toán tiện lợi cho khách hàng

Khoa học - Công nghệ - PV - 2 giờ trước
Nhằm tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng trong thanh toán tiền điện, PC Điện Biên đã liên kết với các Ngân hàng và tổ chức trung gian triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, đa dạng hóa các kênh thanh toán.
Bắc Giang: Phê duyệt mức hỗ trợ Dự án 1, Chương trình MTQG 1719

Bắc Giang: Phê duyệt mức hỗ trợ Dự án 1, Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
UBND huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vừa ban hành văn bản phê duyệt mức hỗ trợ đất ở, chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt phân tán. Đây là nội dung thuộc Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).