Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hòa Bình: Linh hoạt các hình thức tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Ngọc Ánh - 07:52, 31/08/2021

Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tuyên truyền về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) tại vùng đồng bào các DTTS của tỉnh Hòa Bình là cách làm đang được Ban Dân tộc tỉnh phối hợp cùng các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương triển khai, thực hiện có hiệu quả.

Cán bộ Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình phối hợp với cán bộ Trạm y tế xã Pà Cò tuyên truyền về tác hại của tảo hôn. Ảnh: Thu Thủy chụp trước thời điểm đợt dịch Covid -19 lần thứ thứ 4 bùng phát
Cán bộ Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình phối hợp với cán bộ Trạm y tế xã Pà Cò tuyên truyền về tác hại của tảo hôn. Ảnh: Thu Thủy chụp trước thời điểm đợt dịch Covid -19 lần thứ thứ 4 bùng phát

Bức tranh tảo hôn ở vùng cao

Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015-2020, toàn tỉnh có 1.881 trường hợp tảo hôn, 18 trường hợp HNCHT. So với giai đoạn trước (2010-2015), tỉnh đã giảm được gần 7,6% số cặp tảo hôn, giảm cơ bản tình trạng HNCHT. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn cao so với toàn quốc. Phần lớn các trường hợp TH&HNCHT đều tập trung vào bộ phận dân cư là đồng bào DTTS sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xảy ra khắp các địa bàn trong tỉnh. Một số huyện có tỷ lệ cao như: Mai Châu, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lương Sơn...

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được Ban Dân tộc xác định là do công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Nhận thức về xã hội của một số bậc phụ huynh người DTTS và con em của đồng bào về TH&HNCHT còn có những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, một số phong tục, tập quán lạc hậu vẫn tồn tại ở các bản làng vùng cao đã làm gia tăng tình trạng tảo hôn. Công tác phối hợp quản lý học sinh giữa nhà trường và gia đình tại một số địa phương chưa chặt chẽ nên xảy ra một số trường hợp học sinh THPT mang thai ngoài ý muốn, phải nghỉ học để lấy chồng, dẫn đến tảo hôn.

Đơn cử như trường hợp đôi vợ chồng trẻ Giàng A S. và Khà Thị M. (dân tộc Mông) ở bản Thung Mặn, xã Hang Kia (huyện Mai Châu). S và M để ý, thích nhau từ khi đang ở độ tuổi vị thành niên. Khi M. mới 13 tuổi đã thuận tình để S “bắt” về làm vợ. Theo phong tục “bắt vợ” của người Mông, khi M đã được S “bắt” về nhà mình nghĩa là M đã trở thành người nhà của S. Vì vậy, gia đình M phải thuận tình cho con gái mình sang làm dâu nhà người ta khi con còn chưa đủ tuổi kết hôn. M. trở thành mẹ khi mới 15 tuổi. Do cơ thể chưa trưởng thành cộng với chưa có kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kiến thức nuôi con nên đứa trẻ sinh ra bị còi cọc, suy dinh dưỡng. Còn người "mẹ nhí" thì ốm dặt dẹo và phải gánh vác rất nhiều công việc nặng nhọc của người phụ nữ làm dâu trong khi đang ở độ tuổi trăng tròn...

Nhiều giải pháp tuyên truyền

Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 Thủ tướng Chính phủ về triển khai Đề án "Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2020", tỉnh Hòa Bình đã chú trọng các hoạt động truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân tại các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống. Lựa chọn đối tượng chính để tác động làm hạt nhân tuyên truyền là cán bộ người DTTS; tuyên truyền viên các xã, xóm; già làng, trưởng thôn, các tổ chức đoàn thể; Người có uy tín, học sinh…

Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện: Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Mai Châu khảo sát, lựa chọn địa điểm tại các vùng xảy ra tình trạng TH&HNCHT để xây dựng mô hình triển khai thực hiện. Từ năm 2019, đã có 11 mô hình “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT được triển khai trên địa các xã: Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn; xã Phú Cường, huyện Tân Lạc; xã Yên Lập, huyện Cao Phong; xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi; xã Hợp Thanh huyện Lương Sơn; xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn; xã Tân Minh, huyện Đà Bắc; xã Lạc Lương, huyện Yên Thủy; xã An Lạc huyện Lạc Thủy; xã Pà Cò, huyện Mai Châu và Trường PT Dân tộc Nội trú THCS và THPT B huyện Mai Châu.

Đồng thời, Ban Dân tộc tỉnh cũng phối hợp với các sở, ngành liên quan biên soạn, cung cấp và tái xuất bản các sản phẩm truyền thông là tài liệu tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản và bình đẳng giới; xây dựng các pa nô, tờ rơi, tài liệu hướng dẫn sinh hoạt nhóm nòng cốt, tuyên truyền tại các xã có tình trạng TH&HNCHT và một số trường phổ thông dân tộc nội trú. Các sản phẩm truyền thông trực quan với thông điệp truyền tải đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu đã phát huy tác dụng rõ nét đối với nhận thức của người dân, học sinh về nạn tảo hôn.

Đưa hoạt động truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào trường học. Ảnh Đ. Hà
Đưa hoạt động truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào trường học. Ảnh Đ. Hà

Trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19, những hoạt động hội thảo trao đổi, nói chuyện chuyên đề, hội thi sân khấu hóa về chủ đề TH&HNCHT thường xuyên được các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương phối hợp tổ chức tại nhiều bản làng, trường học vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Đơn cử, tháng 10/2020, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình phối hợp với Sở Tư pháp và Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về TH&HNCHT tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh. Buổi nói chuyện thu hút 230 em học sinh khối lớp 11 của trường tham gia.

Hay như tại Trường PT Dân tộc Nội trú THCS và THPT B huyện Mai Châu, năm 2020, nhà trường đã tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu Pháp luật về TH&HNCHT” cho 230 học sinh Trường PT Dân tộc Nội trú THCS và THPT B huyện Mai Châu. Ở cả 2 phần thi thi trắc nghiệm và sân khấu hóa, các em đều thể hiện rất tốt kiến thức về luật Hôn nhân và Gia đình; hệ lụy của việc TH&HNCHT, liên hệ thực tế và đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, hữu ích.

6 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Ban Dân tộc tỉnh đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT bằng việc lắp đặt 11 pa nô; cấp phát gần 3.300 cuốn Hỏi đáp pháp luật, 3.290 tờ rơi tuyên truyền tại các trường PTDTNT trên địa bàn 9 huyện; Phối hợp với các đơn vị Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tuyên truyền bằng hình thức trực tuyến ...

Để việc triển khai, thực hiện “Đề án Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025” đạt hiệu quả cao nhất, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình đề ra mục tiêu: Giảm ít nhất 2 - 3%/năm trường hợp tảo hôn, đến năm 2025 cơ bản xoá bỏ tình trạng TH&HNCHT tại các địa bàn vùng đồng bào DTTS ở vùng cao. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:21, 01/05/2024
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.