Không đường, không điện, không trạm y tế, không sóng điện thoại là cảnh sống của đồng bào dân tộc Mông ở bản Mùa Xuân và bản Xía Nọi, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Hàng trăm hộ dân nơi đây gần như sống biệt lập với cuộc sống hiện đại bên ngoài.
Không được cấp phép hoạt động bãi đổ thải, nhưng một số đối tượng đã tự ý xâm phạm khu vực bãi đất (phía sau trường tập bắn, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai (Hà Nội) để dùng làm bãi đổ thải từ các nơi chở về gây ô nhiễm môi trường và ngang nhiên thu tiền, bức xúc trong dân cư…
Là tỉnh có dân số đông, nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, tuy nhiên, nhiều bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện ở Đăk Lăk đang xuống cấp nghiêm trọng và thiếu bác sĩ. Những bất cập này gây thiệt thòi lớn cho người bệnh
Thời gian vừa qua, nhiều người dân ở Đăk Lăk đua nhau chặt cà phê để trồng các loại cây ăn quả. Tuy nhiên, do chưa khảo sát kỹ, nên nhiều người bị thiệt hại nặng nề.
Mặc dù nhiều năm qua, cơ quan chức năng đã tích cực truy quét nạn khai thác vàng trái phép tại núi Lỗ Sổ, thuộc thôn Tiên Thuận, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định). Song, do địa hình hiểm trở, tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp.
Mặc dù chỉ đăng ký với chính quyền nuôi 800 con lợn, thế nhưng theo phản ánh của người dân, chủ trại lợn ở xã Văn Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đã nuôi đến hàng nghìn con. Không chỉ vậy, người dân còn nghi ngờ trang trại này xả thải thẳng chất thải xuống đầu nguồn sông Dinh, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Đã 1 năm trôi qua, nhưng ký ức về trận sạt lở núi kinh hoàng hồi tháng 11/2018 vẫn còn hiện hữu với người dân xóm Núi (thôn Thành Phát) và xóm Mũi (thôn Thành Đạt) của xã Phước Đồng, TP. Nha Trang (Khánh Hòa). Thế nhưng, vì điều kiện kinh tế, vì cuộc sống mưu sinh, hiện nay nhiều người vẫn phải liều ở lại khu vực nguy hiểm này.
Báo Dân tộc và Phát triển số 1555, ra ngày 25/9, có đăng tải bài viết: Phú Thọ: Người dân khốn khổ vì trại gà gây ô nhiễm. Bài báo phản ánh Công ty TNHH MTV Gia cầm Hoà Phát Phú Thọ tại xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) gây ô nhiễm môi trường và làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của người dân. Sau khi báo đăng, cơ quan chức năng đã tích cực vào cuộc giải quyết.
Tại thời điểm tháng 8/2018, trận lũ lịch sử ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhà ở của hơn trăm hộ dân xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa). Để ổn định cuộc sống cho người dân, chính quyền địa phương đã triển khai tái định cư cho các hộ tới nơi an toàn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều hộ ở bản Co Me và bản Pạo bám trụ ở vùng đất nguy hiểm chưa di chuyển.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có nhiều công trình thi công nên rất cần đất để san lấp. Lợi dụng điều này, một số doanh nghiệp đã đến tận các gia đình có đất đồi để thuyết phục bán đất, hoặc tuyên truyền hợp tác, vẽ ra các dự án như, cải tạo vườn để trồng các loại cây ăn quả, nhưng thực chất là họ tiến hành múc đất đem đi bán.
Theo phản ánh của người dân tiểu khu Hữu Nghị, thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), từ năm 2014, Công ty TNHH Thương mại Hương Ngọc trên địa bàn đi vào hoạt động chế biến mủ cao su nhưng không bảo đảm môi trường. Người dân nhiều lần phản ánh lên chính quyền nhưng chưa được giải quyết.
Mặc dù môi trường rừng của Việt Nam ngày càng bị thu hẹp, nhưng các vụ buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã (ĐVHD) ở Việt Nam lại không hề giảm nhiệt. Đáng lo ngại, hiện nay các đối tượng tìm kiếm nguồn hàng không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng ra quốc tế.
Đi qua nhiều thăng trầm, hầu hết các buôn làng ở Tây Nguyên bền bỉ xây dựng cuộc sống ấm no. Nhưng, hút sâu trong những ruộng rẫy bao la vẫn còn nhiều người chưa cởi bỏ hẳn ý nghĩ lạc hậu, biến những chuyện vụn vặt thành mâu thuẫn, thù hận. Có người tự đầy đọa mình vào chốn rừng sâu, gánh nặng lo âu đè thêm lên người thân.
Từ đầu năm đến nay, tình trạng phá rừng để lấy đất sản xuất, khai thác lâm sản trái phép diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Cuộc chiến bảo vệ rừng vẫn còn lắm gian nan.
Thôn Cư Dhắt, xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) được thành lập năm 1997. Thế nhưng đến nay, hơn 200 hộ dân của thôn vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Nguyên nhân của tình trạng này là do khu vực của thôn nằm giữa ranh giới hai xã Cư Pui và Cư Đrăm của huyện Krông Bông, chậm được điều chỉnh địa giới hành chính.
Năm học 2019 - 2020, 8 cô giáo trẻ ở Trường Mầm non Hoa Pơ Lang, xã vùng cao Quảng Sơn, huyện Đăk G’Long (Đăk Nông) không còn được ký hợp đồng tiếp tục làm việc, nhà trường cũng không bố trí được giáo viên mới. Vì sợ các cháu thất học, các cô vẫn tình nguyện đứng lớp không lương.
Báo Dân tộc và Phát triển số 1562, ra ngày 18/10, có đăng tải bài viết phản ánh việc làm trái phép của Công ty PV-INCONESS. Công ty đã ngang nhiên lấp gần 7ha mặt hồ thủy lợi Yên Thắng, xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, Ninh Bình xây sân golf.
Sau mỗi vụ tỏi, hành trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), nông dân sẽ thay mới lớp đất để chuẩn bị xuống giống vụ sau. Dù đã quy hoạch các vị trí làm bãi chứa đất thải trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, lượng đất thải quá lớn khiến cho những vị trí này đã bị lấp đầy. Tình trạng này đang để lại nhiều hệ lụy với môi trường.
Mặc dù, pháp luật đã nghiêm cấm các loại xe không được chở quá khổ, quá tải. Song thời gian vừa qua, các loại xe này vẫn quần thảo khu vực miền núi tỉnh Thừa thiên - Huế. Tình trạng này khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người dân.
Dự án bố trí sắp xếp dân cư khỏi vùng ngập lòng hồ sông Mực trên địa bàn 3 xã Bình Lương, Tân Bình (huyện Như Xuân) và Xuân Thái (huyện Như Thanh), tỉnh Thanh Hóa được phê duyệt năm 2010. Gần thập kỷ đã qua, đến nay, Dự án vẫn chưa xong, khiến người dân thấp thỏm sống trong vùng ngập lụt với vô vàn khó khăn.