Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phú Thọ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

PV - 11:02, 09/09/2021

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ luôn quan tâm, triển khai thực hiện hiệu quả nhiều chương trình, dự án, các cơ chế, chính sách nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Đinh Ngọc Tin, dân tộc Mường, khu Tân Trào, xã Minh Đài, huyện Tân Sơn chăm sóc rừng kèo của gia đình
Ông Đinh Ngọc Tin, dân tộc Mường, khu Tân Trào, xã Minh Đài, huyện Tân Sơn chăm sóc rừng kèo của gia đình

Là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, với 50 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, người dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh chiếm 17,15%. Để chăm lo, ổn định đời sống đồng bào DTTS, Phú Thọ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với vùng DTTS và miền núi, trọng tâm là các chương trình: Giảm nghèo bền vững, 135, xây dựng Nông thôn mới và các chương trình, dự án, chính sách khác. Đồng thời, ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể để động viên, khuyến khích đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, phát triển kinh tế - xã hội , xóa đói giảm nghèo.

Từng là hộ nghèo nhưng nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và bản thân nỗ lực vươn lên nên gia đình ông Đinh Ngọc Tin, dân tộc Mường, khu Tân Trào, xã Minh Đài, huyện Tân Sơn đã thoát nghèo. Ông Tin cho biết: "Gia đình tôi được vay 15 triệu đồng từ nguồn vốn giảm nghèo để mua cây keo về trồng. Thời gian đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng được sự giúp đỡ, động viên từ chính quyền địa phương, từ 3,3ha rừng ban đầu, đến nay, gia đình đã có gần 40ha rừng trồng các loại cây keo, bồ đề, mỡ... Mỗi năm, gia đình thu nhập khoảng 400 triệu đồng sau khi trừ các chi phí".

Thoát được nghèo nhờ các chính sách của Nhà nước, nên khi địa phương bước vào triển khai xây dựng nông thôn mới cần sự chung tay góp sức của người dân, ông Tin đã đi đầu, tự nguyện hiến gần 1ha đất để làm đường giao thông nông thôn; đồng thời trực tiếp dành thời gian và công sức để đứng ra làm nhiều công trình giao thông nội đồng trên địa bàn với tổng kinh phí hàng trăm triệu đồng.

Người dân khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn
Người dân khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn

Bên cạnh những chính sách về phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, tỉnh cũng ưu tiên trong việc tổ chức dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực cho các xã miền núi và các thôn, bản đặc biệt khó khăn; quan tâm giải quyết vấn đề an sinh của bà con vùng đồng bào DTTS như: Giao đất, giao rừng, giải quyết vấn đề thiếu nước sinh hoạt, thiếu đất sản xuất…; tăng cường đầu tư phát triển y tế - giáo dục cho các xã miền núi và đồng bào DTTS.

Chị Triệu Phương Dung, dân tộc Dao, khu Sơn Nga, xã Nga Hoàng, huyện Yên Lập cho biết: "Những năm trước đây, mỗi khi ốm đau, đồng bào dân tộc Dao ở trong khu chỉ biết cậy nhờ thầy mo, hay dùng lá rừng để chữa trị. Tuy nhiên, nhờ được cán bộ xã, khu tuyên truyền, nhận thức của bà con đã được nâng lên. Nhất là được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, bà con được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được tiếp cận các dịch vụ y tế hiện đại nên có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn".


Giai đoạn 2015 - 2020, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả một số chương trình, dự án, như: Chương trình 135, Chương trình 30a - thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững; Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào DTTS; chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định 102/QĐ-TTg...

Trong 5 năm qua, tỉnh đã huy động hơn 681 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, đầu tư xây dựng mới 611 công trình đường giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế; huy động hơn 149 tỷ đồng thực hiện nhiều dự án nông, lâm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm; hỗ trợ máy móc, thiết bị, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Từ nguồn vốn huy động, tỉnh đầu tư xây mới năm công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ các công trình cấp nước cho 11.448 hộ; hỗ trợ đất sản xuất cho 333 hộ đồng bào DTTS…

Công tác cán bộ là người DTTS được quan tâm, đảm bảo tỷ lệ và cơ cấu hợp lý, 100% cán bộ công chức cấp xã được đào tạo, 80% đạt trình độ cao đẳng trở lên. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được duy trì; hệ thống chính trị được tăng cường, quốc phòng - an ninh được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS từng bước được cải thiện và nâng cao.

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc thời gian qua đã góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS, là tiền đề quan trọng để tỉnh hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo.

Người dân chơi bóng chuyền hơi tại Nhà văn hóa xã Văn Luông, huyện Tân Sơn. (Ảnh tư liệu, chụp trước ngày 27/4/2021)
Người dân chơi bóng chuyền hơi tại Nhà văn hóa xã Văn Luông, huyện Tân Sơn. (Ảnh tư liệu, chụp trước ngày 27/4/2021)

Ông Đinh Ngọc Thanh - Trưởng ban Dân tộc tỉnh, cho biết: "Thời gian tới, Ban Dân tộc tiếp tục tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung vào việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tại Nghị quyết 120/2020/QH14. Đồng thời, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, tập trung mọi nguồn lực, ưu tiên đầu tư cho vùng DTTS và miền núi, với mục tiêu thoát nghèo bền vững, tuyên truyền vận động người dân vươn lên làm giàu chính đáng.

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm lo cho đồng bào DTTS giai đoạn tới, giải pháp trọng tâm là ưu tiên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tăng cường sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, ổn định dân cư và đảm bảo môi trường sống vùng DTTS. Trong đó, phát triển kinh tế đi đôi với việc phát triển toàn diện về giáo dục - đào tạo, y tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa vùng DTTS và miền núi.

Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS trong chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; củng cố quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS, phát huy khối Đại đoàn kết các dân tộc. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân trong thực hiện quản lý Nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Quan tâm, chăm lo đội ngũ Người có uy tín

Cao Bằng: Quan tâm, chăm lo đội ngũ Người có uy tín

Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 1.462 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đội ngũ Người có uy tín không chỉ gương mẫu trên các mặt công tác mà còn là lực lượng nòng cốt, gắn kết giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân ở cơ sở, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tin trong ngày - 22/3/2023

Tin trong ngày - 22/3/2023

Media - BDT - 20:19, 22/03/2023
Kính mời quý vị và các bạn theo dõi bản Tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Họp Tổ Soạn thảo xây dựng Quyết định của TTg về Người có uy tín; Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần đảo đảm người có đất bị thu hồi có điều kiện sống tốt hơn; Lai Châu tạm giữ 12 đối tượng về hành vi đánh bạc; cùng các tin tức thời sự khác.
Chợ nổi Cái Răng trước nguy cơ bị

Chợ nổi Cái Răng trước nguy cơ bị "chìm"

Du lịch - S.Vy - H.Diễm - 20:11, 22/03/2023
Chợ nổi Cái Răng (TP. Cần Thơ) nổi tiếng và lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tồn tại hơn 100 năm qua. Đây cũng là điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Cần Thơ. Tuy nhiên, chợ nổi Cái Răng đã không còn sức hấp dẫn du khách.
Giữ hạng sao cho sản phẩm OCOP: Nguy cơ “chết yểu

Giữ hạng sao cho sản phẩm OCOP: Nguy cơ “chết yểu" (Bài 1)

Kinh tế - Thúy Hồng - 20:00, 22/03/2023
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là ở vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, theo thời gian, việc xây dựng sản phẩm OCOP cũng đã dần bộc lộ những yếu điểm, một số địa phương xây dựng theo kiểu phong trào, nhiều sản phẩm dù được công nhận nhưng vẫn chưa tới được đến tay người tiêu dùng, hoặc bị tụt hạng do chưa thật sự chất lượng...
Hội chứng Down - Những điều cần biết

Hội chứng Down - Những điều cần biết

Sức khỏe - B. Ngân - 19:49, 22/03/2023
Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và tạo ra tiếng nói toàn cầu để vận động cho quyền lợi, sự hòa nhập và phúc lợi cho những bệnh nhân mang hội chứng Down, ngày 21/3 hằng năm được chọn là Ngày Hội chứng Down thế giới. Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 1.400 - 1.800 trẻ mắc hội chứng Down.
Cậu bé 3 tuổi đi phượt cùng mẹ

Cậu bé 3 tuổi đi phượt cùng mẹ

Du lịch - Trương Vui - 19:47, 22/03/2023
Dù mới chỉ 3 tuổi, cậu bé Giàng (dân tộc Dao) đã cùng mẹ thực hiện những chuyến đi phượt ở hầu khắp các cung đường Việt Nam. Để thực hiện ý tưởng táo bạo đó, với chị Cảnh (mẹ của Giàng), vấn đề sức khỏe của con luôn cần được bảo đảm và quan trọng hàng đầu.
Tin trong ngày - 21/3/2023

Tin trong ngày - 21/3/2023

Kính mời quý vị và các bạn theo dõi bản Tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Đoàn Thanh niên cần đối mới mạnh mẽ phương thức hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số; Cần Thơ xuất khẩu 18 tấn sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc; Hải quan Hải Phòng bắt giữ 7 tấn ngà voi nhập lậu; cùng các tin tức thời sự khác.
Miền Tây xứ Nghệ - Những chuyện buồn hôn nhân: Cơ hội tuổi trẻ bị đánh cắp (Bài 2)

Miền Tây xứ Nghệ - Những chuyện buồn hôn nhân: Cơ hội tuổi trẻ bị đánh cắp (Bài 2)

Phóng sự - Thọ Đào - Nguyễn Thanh - 19:37, 22/03/2023
Nhiều bạn trẻ, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã chẳng thể vượt lên chính mình, chẳng thể vượt qua hủ tục… vội vã làm vợ, làm chồng khi chưa đủ tuổi. Cuộc hôn nhân chưa được pháp luật công nhận dường như đang “trói buộc” ước mơ, khát vọng, cơ hội của họ trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Khánh Hòa: Khởi tố vụ phá rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh

Khánh Hòa: Khởi tố vụ phá rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh

Pháp luật - Thành Nhân - 19:34, 22/03/2023
Hạt Kiểm lâm thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa cho biết, đơn vị đã ban hành quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”, quy định tại Điều 232 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại các khoảnh 8 và 9, Tiểu khu 103 xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa) và khoảnh 1 và 4, Tiểu khu 219 xã Diên Điền (huyện Diên Khánh).
Niềm vui có thêm phòng học mới của thầy trò điểm trường Xộp Huối

Niềm vui có thêm phòng học mới của thầy trò điểm trường Xộp Huối

Giáo dục dân tộc - Quỳnh Trâm - 19:28, 22/03/2023
Nhóm Thiện nguyện Hội cựu học sinh Lam Sơn khóa 1989 - 1992 tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với UBND huyện biên giới Quan Sơn và chính quyền xã Na Mèo, tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao điểm Trường Tiểu học Xộp Huối, thuộc Trường tiểu học xã Na Mèo.
Giải quyết việc làm cho người lao động vùng biên giới Mèo Vạc

Giải quyết việc làm cho người lao động vùng biên giới Mèo Vạc

Nghề nghiệp - Việc làm - Văn Hoa - Minh Đức - 18:35, 22/03/2023
Nhằm kết nối việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động, ngày 22/3, UBND huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã tổ chức Ngày hội việc làm năm 2023. Tham dự có lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thường trực Huyện ủy - UBND huyện; đại diện các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; cùng hơn 1.500 người lao động trên địa bàn huyện.
Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc

Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc

Xã hội - BĐT - 18:09, 22/03/2023
Ngày 22/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo chuyên đề giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp trong quy ước, hương ước các DTTS của tỉnh.