Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ba Vì (Hà Nội): Phát triển chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng hữu cơ

Mai Hương (CĐ) - 16:44, 10/09/2021

Tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong những năm qua, Ba Vì đã lựa chọn được nhiều sản phẩm OCOP dựa trên cơ sở nền tảng các sản phẩm truyền thống, đặc trưng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Trên cơ sở những thành quả đạt được, Ba Vì đã, đang phát triển chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng hữu cơ, góp phần xây dựng Nông thôn mới (NTM), nâng cao thu nhập cho người dân.

Sản phẩm tinh bột nghệ Trung Năng của Ba Vì được UBND thành phố cấp chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao năm 2019.
Sản phẩm tinh bột nghệ Trung Năng của Ba Vì được UBND thành phố cấp chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao năm 2019.

Hiện, Ba Vì có 47 sản phẩm được đánh giá xếp hạng OCOP, trong đó có 34 sản phẩm đạt 4 sao như: Sữa và các sản phẩm từ sữa, giò đà điểu, miến, sản phẩm chay… và 13 sản phẩm xếp hạng đạt 3 sao như: Thịt đà điểu, Gà đồi, nghệ, mật ong…. Tất cả các sản phẩm được lựa chọn, đều là các sản phẩm đặc trưng và có thế mạnh được các cơ sở sản xuất, chế biến đảm bảo an toàn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, chất lượng kiểm định và ghi nhãn hóa theo quy định.

“Các sản phẩm OCOP đã góp phần quan trọng trong xây dựng NTM, nâng cao thu nhập ổn định cho người dân, hiện nay thu nhập người dân trung bình đạt 53 triệu/năm, tăng 14,5 triệu đồng so với năm 2018, đời sống kinh tế- xã hội của người dân trên địa bàn ngày thêm khởi sắc, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện hiện nay xuống còn 0,95%", ông Nguyễn Giáp Đông, Trưởng Phòng Kinh tế huyện Ba Vì cho biết.

Với điều kiện khí hậu và nguồn nước trong lành, Ba Vì được đánh giá khá thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, từ lâu Ba Vì được mệnh danh là “thủ phủ” chăn nuôi bò sữa của Thủ đô. Theo thống kê, toàn huyện Ba Vì hiện có khoảng 1.600 hộ chăn nuôi bò sữa, tập trung nhiều nhất ở 3 xã: Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh. Ở các địa phương này, có nhiều đơn vị chăn nuôi bò sữa theo hướng nông trại hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi để Ba Vì phát triển chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng hữu cơ.

Quy trình chăn nuôi bò sữa của HTX đầu tư nông trại xanh và phát triển bò Ba Vì được ứng dụng khoa học công nghệ đảm bảo chất lượng.
Quy trình chăn nuôi bò sữa của HTX đầu tư nông trại xanh và phát triển bò Ba Vì được ứng dụng khoa học công nghệ đảm bảo chất lượng.

Một trong những đơn vị chăn nuôi bò sữa theo hướng nông trại hiện đại là hợp tác xã (HTX) đầu tư nông trại xanh và phát triển bò Ba Vì. Được thành lập từ năm 2012, thấy được tiềm năng từ mô hình nông nghiệp hữu cơ, năm 2018 Ban Chủ nhiệm HTX đã chuyển hướng sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo đó, mô hình hoạt động bao gồm: Trang trại nông nghiệp hữu cơ mẫu, trang trại trải nghiệm; nhà máy chế biến sữa; nhà máy bao bì; nhà máy phân bón hữu cơ; hệ thống cửa hàng bán giới thiệu sản phẩm; hệ thống các trang trại vệ tinh đồng thời là thành viên của HTX. 

Mô hình sản xuất chuỗi khép kín ấy đã mang lại nhiều “quả ngọt”. HTX đã cho ra đời các sản phẩm được chế biến 100% từ nguồn sữa sạch tại trang trại như: Sữa tươi thanh trùng có đường, không đường, sữa chua nếp cẩm, sữa chua ăn, sữa chua uống, caramen và bánh sữa mang thương hiệu Trang Viên Ba Vì.

 Với sự phát triển bền vững, 6 sản phẩm từ sữa của HTX đầu tư nông trại xanh và phát triển bò Ba Vì đã được UBND TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Vừa qua, HTX là một trong 12 đơn vị đăng ký với Sở Công Thương Hà Nội bán hàng lưu động bằng ô tô, mang sản phẩm đến tận những khu vực bị phong tỏa, các khu nhà trọ, các khu đông dân cư, chung cư..., giúp hàng hóa vẫn được lưu thông, sẵn sàng phục vụ Nhân dân.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Tạ Viết Hùng Chủ tịch HĐQT HTX cho biết: Không chỉ tỉ mỉ, chi tiết từ các khâu chọn giống, chăm sóc đàn bò mà quá trình thu hoạch, chế biến sữa cũng được các thành viên của HTX thực hiện qua khá nhiều khâu, đòi hỏi kỹ thuật và độ an toàn cao. Nhờ những quy trình “khắt khe” đó, mỗi năm, HTX sản xuất ra khoảng 800 nghìn lít sữa, trong đó khoảng 1,2 triệu lít sữa thành phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao của OCOP.

Bên cạnh sản phẩm sữa, Ba Vì cũng nổi tiếng bởi sản phẩm gà đồi Ba Vì đã được chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn OCOP 3 - 4 sao. Cơ sở cung cấp là HTX chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì với sản lượng gà tiêu thụ mỗi tháng là 2-3 vạn con, với tổng đàn 300 nghìn con/năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên mới chỉ tiêu thụ được 7-8 nghìn con; còn 20 nghìn con cần phải tiêu thụ. Giá bán gà mổ sẵn tại nơi sản xuất 160.000/kg.

Gà đồi Ba Vì
Gà đồi Ba Vì

Để xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP, thời gian qua, huyện Ba Vì đã có nhiều giải pháp tích cực để hỗ trợ Nhân dân và các HTX, doanh nghiệp. Theo đó, nhiều mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã hình thành, đặc biệt là các sản phẩm: Sữa Ba Vì, Chè Ba Vì, gà đồi Ba Vì, thịt Đà Điểu Ba Vì, lợn ốc quế…

 Việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP thông qua ký kết, hợp tác giữa các đơn vị kinh doanh với các hộ dân, doanh nghiệp với nhau đã tạo chuỗi nguồn cung ứng thực phẩm với giá cả, chất lượng ổn định, đảm bảo an toàn và thông suốt, không bị đứt gãy, gián đoạn mặc dù bị ảnh hưởng rất lớn từ dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã chủ động phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng NTM Hà Nội và các đơn vị, ban, ngành liên quan tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề, các lớp tập huấn trực tuyến để nắm bắt những điểm mới, quy định … trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Đến nay, đã có 35 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia với 224 sản phẩm được gắn tem QR Code về truy xuất nguồn gốc xuất xứ. 

Tại diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 “Kết nối sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn”, huyện Ba Vì đã lựa chọn 4 sản phẩm chính để giới thiệu và bán trực tiếp tại diễn đàn gồm: Sản phẩm sữa tươi và các sản phẩm chế biến từ sữa với 04 cơ sở cung cấp là: Công ty Cổ phần sữa con bò vàng Ba Vì, Công ty sữa Nông trại Ba Vì, Công ty Cổ phẩn sữa Ba Vì, HTX Đầu tư nông trại xanh và phát triển bò Ba Vì. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh, Bắc Hà là 1 trong 5 huyện của Lào Cai chưa hoàn thành xóa nhà tạm. Với mục tiêu phải hoàn thành trước ngày 31/5, huyện đang quyết tâm, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo điều kiện đáng kể để Tuyên Quang thực hiện có hiệu quả nội dung này.
Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Việc thực hiện có hiệu quả nguồn lực từ Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS vươn lên, khẳng định vai trò của mình trong xây dựng và phát triển cộng đồng.
Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tổng lượng khách đến Lào Cai trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, khách quốc tế đạt 257.717 lượt; tổng thu đạt khoảng 10.235 tỷ đồng, tăng 60%.
Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sáng 3/4 (tức ngày 6/3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên dẫn đầu.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng, nhân rộng mô hình sinh kế bền vững với hiệu quả kinh tế cao.
Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà (Lào Cai) mở rộng lần thứ 18 năm 2025 với chủ đề "Nghiêng say Vó Ngựa cao nguyên" sẽ diễn ra trong tháng 6. Hoạt động này góp phần bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; đồng thời làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương, thu hút du khách đến với Bắc Hà.
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 2 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Du lịch - Đình Quang - 2 giờ trước
Tháng Ba, mùa trời êm biển lặng, mùa cá chuồn bay giỡn nước, mùa ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng là mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.