Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cuộc sống hàng trăm hộ dân "dập dềnh" theo cây cầu mục nát

Quỳnh Trâm - 11:40, 21/09/2021

Trải qua hơn 30 năm sử dụng, cây cầu phao bắc qua dòng sông Mã, thuộc địa bàn xã Cẩm Vân, huyện miền núi Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dân khi qua lại.

Cầu phao nối xã Cẩm Vân với 7 xã phía Nam của huyện miền núi Cẩm Thủy xuống cấp nghiêm trọng
Cầu phao nối xã Cẩm Vân với 7 xã phía Nam của huyện miền núi Cẩm Thủy xuống cấp nghiêm trọng

Cứ đến mùa mưa bão, chiếc cầu phao bắc qua sông Mã ở xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) lại trở thành nỗi ám ảnh của người dân. Giữa mênh mông nước, chiếc cầu phao đã xuống cấp nổi dập dềnh, khi bước chân lên cầu, cảm giác sự nguy hiểm chỉ cách mình trong gang tấc. Nếu không cẩn thận, người đi trên cầu phao có thể rơi xuống sông bất cứ lúc nào.

Tại thôn Tiên Lăng, xã Cẩm Vân nơi có dòng sông Mã chảy qua, trước đây người dân muốn sang sông phải đi đò, phà để đến được xã Cẩm Tân. 30 năm trước, chính quyền và người dân địa phương cùng góp sức để dựng nên chiếc cầu phao này, phục vụ việc giao thương thuận tiện hơn. Cầu chỉ rộng khoảng 3 - 4m, dài 240m, được nối bởi các nhịp phao đã hoen rỉ. Mặt sàn của cầu là các then gỗ, các tấm tôn kim loại được xếp đặt lộn xộn. Gỗ bị mục và cầu cũng không có lan can, mỗi khi có người đi qua, cây cầu rung lắc mạnh.

Ông Lê Công Cảnh, Chủ tịch UBND xã Cẩm Vân, cho biết,  xã đã từng phải chi ra khoảng 50 triệu đồng để duy tu cầu, nhưng chỉ là khắc phục nhỏ, tạm thời. Về lâu dài, người dân và chính quyền mong muốn sớm có một cây cầu kiên cố.

Tại khu vực này, lưu lượng người qua lại đông đúc, chủ yếu là học sinh và người dân đi buôn bán, làm việc, có hàng nghìn lượt người qua lại trong ngày. Trong đó, có 300 học sinh Trường THPT Cẩm Thủy 2, hơn 500 lao động làm việc tại các nhà máy may khu vực huyện Vĩnh Lộc, và nhiều hộ dân ở các thôn Tiên Lăng, thôn Đồi Trông, thôn Quan Phát phải qua sông để canh tác trên diện tích 100ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc khu vực phía Bắc sông Mã. Dù biết nguy hiểm, nhưng đây là con đường gần nhất để lưu thông, nên người dân không còn cách nào khác.

Nhiều hạng mục của cầu đã bị hư hỏng nặng
Nhiều hạng mục của cầu đã bị hư hỏng nặng

"Mùa khô nước sông xuống thấp thì không sao, nhưng đến mùa mưa bão, lũ dâng cao, không ai có thể đi lại được. Chúng tôi lại bị cô lập, học sinh phải nghỉ học. Năm nào cũng có người gặp nạn khi qua cây cầu này. Năm 2019, cây cầu đã cướp đi sinh mạng của 2 mẹ con khi qua sông", một người dân địa phương cho biết.

Ông Nguyễn Văn Trường, Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Vân cho biết, 1 năm bà con đi bằng cầu phao cũ được 7 tháng vì nước sông cạn, còn 5 tháng phải đi đò, do nước sông Mã dâng cao. Nếu trong mùa mưa lũ, bà con muốn sang sông phải đi lên trung tâm huyện Cẩm Thủy xa hơn 30km hoặc đi xuống huyện Yên Định thì xa hơn 40km, nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn.

Còn theo ông Nguyễn Tiến Lực, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy, vì không có cầu nên 7 xã phía Nam của huyện Cẩm Thủy tốc độ phát triển kinh tệ chậm, đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn.

"Trong các buổi tiếp xúc cử tri, người dân kiến nghị xây cầu mới. Chúng tôi cũng liên tục có văn bản xin cấp trên quan tâm, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện", ông Lực nói

Được biết, năm 2009 UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận phê duyệt dự án xây cầu cho huyện Cẩm Thủy; giao sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, song đến nay dự án vẫn chưa được triển khai.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Công tác Dân tộc - PV - 5 giờ trước
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Media - BDT - 10 giờ trước
Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Đồng bào Chứt ở Quảng Bình

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Vươn lên làm giàu, nuôi con thành tài (Bài 3)

Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng chục năm nay, các xã vùng đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình cũng được Nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực nhằm phát triển toàn diện, nhờ đó đến nay đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Điện lưới quốc gia; sóng điện thoại, mạng internet… cũng đã “về bản” để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Đáng phấn khởi, trong những bản làng, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương đồng bào Chứt vươn lên làm giàu, nuôi con ăn học thành tài.
Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Tính đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt 34 đề án, cho phép khai thác thử nghiệm một số sản phẩm, điểm du lịch mới trên địa bàn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách, đặc biệt là một số mô hình du lịch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Mỡ lợn là phần thịt mỡ của con lợn, được sử dụng theo cách rán lên để lấy mỡ hoặc để nguyên trên miếng thịt rồi chế biến. Trước đây người tiêu dùng không phân biệt dầu ăn hay mỡ lợn, nhiều quan niệm cho rằng ăn mỡ lợn không tốt và chuyển sang dùng dầu thực vật hoàn toàn, điều này là không đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc sử dụng mỡ đúng cách sẽ mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang địa phương - Xuân Hải - 14 giờ trước
Trong những năm qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao.
Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 14 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2023/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Theo Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh. Tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, mô hình trồng cây dược liệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: Ba Na, Chăm, H’rê sinh sống ở 6 huyện miền núi. Trong thời gian qua, Bình Định đã triển khai Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 ở một số địa phương, nhưng để thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS thì cần triển khai đồng bộ các chính sách trong thời gian tới.
Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Ánh Hà Hương - 14 giờ trước
Nhiều năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhờ đó đã tạo ra diện mạo mới cho vùng cao, miền núi của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang đến “luồng gió mới” để vùng đồng bào DTTS chuyển mình đổi thay toàn diện.