Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Hoà Bình: Chú trọng cải cách hành chính, đồng hành với người dân và doanh nghiệp

Phúc Hà - CĐ - 15:27, 01/10/2021

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2021-2026) xác định cải cách hành chính là một trong bốn khâu đột phá chiến lược của tỉnh, hướng đến xây dựng hệ thống chính trị minh bạch, năng động, luôn đồng hành với người dân và doanh nghiệp.

Hoà Bình xác định cải cách hành chính là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược của tỉnh.
Hoà Bình xác định cải cách hành chính là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược của tỉnh.

Cải cách hành chính đồng bộ

Tỉnh ủy Hoà Bình quán triệt tinh thần cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, là nhiệm vụ xuyên suốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị.

Với tinh thần đó, ngay từ đầu năm 2021, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các nội dung CCHC, trọng tâm là: Đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các TTHC; tiếp tục nâng cao nhận thức và hành động thực hiện chủ trương chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp; xây dựng nền hành chính dân chủ, minh bạch, trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Theo đó, các cơ quan hành chính Nhà nước đã duy trì thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Quý I/2021, UBND tỉnh Hoà Bình đã ban hành 16 quyết định công bố 271 thủ tục hành chính; trong đó, công bố mới 182 TTHC, sửa đổi, bổ sung 39 TTHC, bãi bỏ, hủy bỏ 50 TTHC không cần thiết. Văn phòng UBND tỉnh đã thực hiện nhập, đăng tải công khai toàn bộ những nội dung trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. 

Ngoài ra, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh Hoà Bình đã được phê duyệt bản mô tả công việc theo vị trí việc làm. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị bố trí, sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý bảo đảm theo khung năng lực của từng vị trí việc làm. Công tác tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, tiếp nhận, điều động, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.

Đặc biệt, để nâng cao chức trách công vụ, Tỉnh ủy cũng triển khai các giải pháp tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ; tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền, địa phương trong tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân. Tập trung kiểm tra, thanh tra các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm; kiểm tra, thanh tra đột xuất những nội dung được dư luận quan tâm.

Nhiều chuyển biến tích cực

Nỗ lực triển khai khâu đột phá, các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đã tập trung cải tiến lề lối làm việc; thực hiện niêm yết công khai quy trình thủ tục giải quyết công việc tại trụ sở, duy trì hòm thư góp ý, công khai số điện thoại nóng để kịp thời tiếp nhận, giải quyết những phản ánh, kiến nghị và các ý kiến của doanh nghiệp và người dân. Sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ CCHC, nỗ lực xây dựng hệ thống chính trị minh bạch đã đạt được những kết quả tích cực.

Các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đã tập trung cải tiến lề lối làm việc. (Trong ảnh: Người dân xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi đang làm thủ tục hành chính)
Các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đã tập trung cải tiến lề lối làm việc. (Trong ảnh: Người dân xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi đang làm thủ tục hành chính)

Tính đến hết quý I/2021, tỷ lệ TTHC được giải quyết đúng hạn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đạt 99,8%; UBND cấp huyện đạt 99%, UBND cấp xã đạt 99,5%. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan Nhà nước được đẩy mạnh. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được triển khai tại 63 điểm. Hệ thống văn bản điều hành của tỉnh đã kết nối từ tỉnh đến xã để thực hiện việc gửi, nhận văn bản điện tử và kết nối với trục liên thông quốc gia; tỷ lệ văn bản đi được gửi dưới dạng điện tử so với tổng số văn bản đi của tỉnh đạt trên 90%.

Tính liên thông trong giải quyết TTHC được tăng cường, đảm bảo TTHC được giải quyết nhanh gọn, công khai, minh bạch; ngăn chặn, xoá bỏ khâu trung gian; rút ngắn thời gian giải quyết so với quy định, giảm tối đa chi phí thực hiện TTHC. Cán bộ, công chức, viên chức thi hành công vụ với tinh thần “Làm hết việc chứ không làm hết giờ”, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo hiệu quả công việc; do đó, được người dân tin tưởng và đánh giá cao.

Sau 5 năm triển khai khâu đột phá, năm 2018, chỉ số CCHC của tỉnh tăng 9 bậc so với năm 2017, xếp thứ 46/63 tỉnh, thành phố; năm 2019, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh đạt 63,84 điểm, xếp thứ 48; trong đó, điểm tác động CCHC với phát triển kinh tế, xã hội khá cao, đạt trên 3,5 điểm. Hiện nay, công tác CCHC tiếp tục được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. 

Nhiệm kỳ 2020-2025, Tỉnh ủy đề ra mục tiêu phấn đấu mỗi năm cải thiện tối thiểu 3 bậc  để lọt vào Tốp 30 chỉ số năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức và hành động thực hiện chủ trương chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, xây dựng nền hành chính dân chủ, minh bạch, trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại. Đồng thời, thực hiện cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường hơn 80 tỷ đồng

Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường hơn 80 tỷ đồng

Tuyến đường Khe Giang – Thượng Yên Công, là một trong những tuyến giao thông huyết mạch từ trung tâm TP. Uông Bí (Quảng Ninh) và Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Yên Tử. Tuyến đường được đầu tư hơn 80 tỷ đồng, thế nhưng, do có nhiều bất cập trong khâu thiết kế thi công nên chỉ mưa to là sạt, lở gây chia cắt cục bộ, gây hiểm nguy cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực.
Tin nổi bật trang chủ
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Chủ trương hợp lòng dân (Bài 1)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Chủ trương hợp lòng dân (Bài 1)

Tỉnh Kon Tum có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 54% dân số toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án chính sách đầu tư hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS, nhưng với xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn; đặc biệt đồng bào DTTS vẫn còn duy trì phương thức sản xuất và những phong tục lạc hậu, dẫn đến kinh tế - xã hội chậm phát triển, cần có những cách làm, giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn...
Vì sự bình yên cho các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng

Vì sự bình yên cho các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng

Pháp luật - Lê Thạch - 9 giờ trước
Với cách làm sáng tạo, linh hoạt, Đồn Biên phòng Na Ngoi, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ, góp phần gìn giữ sự bình yên các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng.
Những con đường thắm tình quân dân

Những con đường thắm tình quân dân

Pháp luật - Tùng Lâm - 9 giờ trước
Cổng trời Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) khi nắng, khi mưa, nhưng những chiến sĩ Tiểu đoàn BB304, Trung đoàn BB990 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum) vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ hành quân dã ngoại, thực hiện công tác dân vận tại xã Măng Ri, cùng bà con Xơ Đăng “vẽ” nên những con đường hạnh phúc.
Đội tuyển futsal Việt Nam sẵn sàng chinh phục vòng loại châu Á 2024

Đội tuyển futsal Việt Nam sẵn sàng chinh phục vòng loại châu Á 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 10 giờ trước
Sáng nay (4/10), đội tuyển futsal Việt Nam đã lên đường sang Mông Cổ để tham dự Vòng loại giải futsal châu Á 2024. Mục tiêu của đội tuyển Futsal Việt Nam là giành ngôi đầu bảng và tham dự Vòng chung kết diễn ra vào tháng 4 năm 2024.
Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường hơn 80 tỷ đồng

Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường hơn 80 tỷ đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Tuyến đường Khe Giang – Thượng Yên Công, là một trong những tuyến giao thông huyết mạch từ trung tâm TP. Uông Bí (Quảng Ninh) và Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Yên Tử. Tuyến đường được đầu tư hơn 80 tỷ đồng, thế nhưng, do có nhiều bất cập trong khâu thiết kế thi công nên chỉ mưa to là sạt, lở gây chia cắt cục bộ, gây hiểm nguy cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Qua gần 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” đã tạo được sự chuyển biến trên các mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đặc biệt, nhiều mô hình, cách làm hiệu quả được triển khai, nhân rộng, giúp cho đồng bào DTTS đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững đúng như mục tiêu của Cuộc vận động đưa ra.
Dân tộc Lào

Dân tộc Lào

Dân tộc Lào còn có tên gọi là Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn, Phu Thay, Phu Lào. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, nam là 8.991 người, nữ là 8.541 người.
Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

Xã hội - PV - 11 giờ trước
Ngày 29/9/2023 – Xanh SM công bố khách hàng thứ 6 triệu chỉ sau 5 tháng ra mắt thị trường. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục, minh chứng rõ rệt về tiềm năng phát triển cũng như vị thế vượt trội của Xanh SM trong lĩnh vực vận tải hành khách tại Việt Nam.
Khi điện về vùng biên

Khi điện về vùng biên

Chuyên đề - Tiêu Dao - 11 giờ trước
Khi điện lưới quốc gia về tới tận bản làng đã tạo thêm động lực và khát vọng vươn lên xóa đói giảm nghèo cho đồng bào ở các bản làng miền biên viễn thuộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp gấp về tình trạng nhập lậu gia cầm

Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp gấp về tình trạng nhập lậu gia cầm

Tin tức - Thiên An - 13 giờ trước
Chiều 3/10, ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã chủ trì cuộc họp để đôn đốc lực lượng chức năng triển khai việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời tình trạng vận chuyển trái phép gia cầm qua biên giới.
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân - 13 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh là Bảo vật quốc gia.
Bão Koinu có gió mạnh cấp 14, giật cấp 17 đang hướng vào Biển Đông

Bão Koinu có gió mạnh cấp 14, giật cấp 17 đang hướng vào Biển Đông

Môi trường sống - T.Hợp - 13 giờ trước
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, 7 giờ sáng 4/10, cơn bão Koinu cách phía Nam đảo Đài Loan khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.