Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tây Ninh: Đồng bào người DTTS nghiêm túc thực hiện giãn cách xã hội

PV - 08:45, 30/09/2021

Đến nay, đã hơn 1 tuần toàn tỉnh Tây Ninh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đa phần người dân các địa phương thực hiện nghiêm, trong đó có vùng đồng bào DTTS. Tại ấp Hội Thanh, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, đồng bào dân tộc Chăm, từ người lớn, trẻ em đều đeo khẩu trang khi ra ngoài, việc qua lại giữa các gia đình hạn chế rất nhiều so với trước đây.

Ông Abdol Roman đi tuyên truyền đến người dân
Ông Abdol Roman đi tuyên truyền đến người dân

Chồng bà Thị May Na hiện đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nhưng bà chỉ có thể ở nhà, thăm hỏi qua điện thoại. Vợ chồng chị Ro Phi Ná chuyên sống bằng nghề làm thuê, mấy ngày qua cũng chỉ ở nhà. Con trai anh chị làm công nhân vừa nhận quyết định cách ly tại nhà. Chị Ná nói: “Tôi cũng không lo lắng lắm, vì đã mua đủ gạo dùng. Chỉ lo khoản tiền góp sắp tới thôi”. Mấy hôm nay, gia đình chị Phi Ná cũng dần quen với việc ở nhà, hạn chế qua lại nhà hàng xóm và thường xuyên đeo khẩu trang.

Ông Mu Sa - Cả chùa Hồi giáo tại ấp Hội Thanh cho biết, lễ Eid al-Adha - một trong những ngày lễ quan trọng của người Hồi giáo năm nay lễ diễn ra vào thời điểm giãn cách xã hội, nên không tổ chức tập trung như mọi năm, mà chỉ ít người đại diện làm lễ cho đúng tập tục. Việc làm lễ mỗi ngày của người dân cũng hạn chế, mọi người chuyển sang làm lễ tại nhà.

Là người trực tiếp tham gia các hoạt động tuyên truyền tại ấp, ông Abdol Roman, Tổ trưởng tổ 7 ấp Hội Thanh cho biết: “Từ khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, người dân trong tổ thực hiện tốt. Tôi cũng thường xuyên tuyên truyền với bà con những quy định mới trong công tác phòng dịch, để bà con thực hiện nghiêm, bảo đảm an toàn”.

Ông Abdol Roman trao quyết định cách ly cho người dân là công nhân khu công nghiệp trong vùng dịch
Ông Abdol Roman trao quyết định cách ly cho người dân là công nhân khu công nghiệp trong vùng dịch

Ông Abdol Roman cho biết thêm, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch, nên không thể tổ chức lễ Eid al-Adha, người dân trong cộng đồng đều thông hiểu. “Tôi mong muốn dịch bệnh sớm được kiểm soát, để cuộc sống trở lại bình thường”, ông Abdol Roman nói.

Ông Nguyễn Văn Nhi - Trưởng ấp Hội Thanh cho biết, cộng đồng người Chăm tại ấp hiện có 75 hộ. Cộng đồng người Chăm rất nghiêm túc trong việc chấp hành các quy định về phòng chống dịch, nên rất thuận lợi cho việc tuyên truyền Chỉ thị 16/CT-TTg về giãn cách xã hội.

Theo bà Quách Thị Tình - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hội, khi Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ chính thức thực hiện, xã đã dừng các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, các dịch vụ, kinh doanh không thiết yếu. Xã chỉ đạo các đoàn thể tăng cường tuyên truyền đến tận các ấp; thành lập đoàn giám sát, kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên tại các chợ, cơ sở kinh doanh. Riêng trong vùng đồng bào DTTS, thông qua những Người có uy tín để tuyên truyền kịp thời, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân. Bà con luôn có ý thức chấp hành các quy định công tác phòng, chống dịch, hạn chế ra khỏi nhà.

Bà Thị May Na, nghiêm túc đeo khẩu trang trong sinh hoạt thường ngày
Bà Thị May Na, nghiêm túc đeo khẩu trang trong sinh hoạt thường ngày

Tại ấp Thạnh Đông, xã Thạnh Tân, TP. Tây Ninh có 209 hộ người dân tôc Khmer đang sinh sống trong cộng đồng. Theo ông Phạm Hoàng Thành Nam, Bí thư kiêm Trưởng ấp cho biết, sau đợt giãn cách vào tháng 4/2020, đến nay trong cộng đồng người Khmer cũng đã hiểu và quen, hiện họ luôn chấp hành tốt khi có những chỉ đạo mới.

Theo lời ông Nam, đồng bào Khmer tại ấp chủ yếu sống bằng nghề nông, nên khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 cũng có những khó khăn. Tuy nhiên, người dân luôn chủ động liên hệ với Trưởng ấp khi có thắc mắc, không rõ. “Chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu, tuy thực hiện giãn cách nhưng một số việc vẫn được phép làm, một số mặt hàng được phép kinh doanh khi bảo đảm đúng 5K. Trong lao động nông nghiệp, chúng tôi khuyến khích người dân lao động tại địa phương, hạn chế ra các khu vực ngoài xã”, ông Nam cho biết.

 Bà Quách Thị Tình, Phó chủ tịch UBND xã Tân Hội trao đổi công tác tại khu đồng bào người Chăm tại ấp Hội Thanh
Bà Quách Thị Tình, Phó chủ tịch UBND xã Tân Hội trao đổi công tác tại khu đồng bào người Chăm tại ấp Hội Thanh

Dù có những khó khăn nhưng công tác bảo đảm an sinh xã hội được ấp và xã bảo đảm tốt, giúp người dân an tâm. Ông Nam cho biết: “Sắp tới chúng tôi sẽ đến tận nhà trao 100 suất quà cho những hộ gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn. Và việc này được thực hiện thường xuyên trong thời gian qua, tạo được niềm tin trong người dân, tinh thần sẻ chia được lan toả trong cộng đồng, người khá chủ động giúp người khó”.

Thực hiện quy định về giãn cách xã hội, anh Danh Sa Cuôn, ngụ ấp Thạnh Đông mấy ngày nay không đi làm thuê nữa, anh thường ở nhà, chỉ đi ra ngoài cắt cỏ nuôi bò. Anh nói: “Khi có yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội, tôi ở nhà không đi gặp gỡ nhiều người nữa. Đã qua mấy ngày thực hiện quy định này, tôi vẫn thoải mái và cảm thấy an toàn hơn”.

Theo ông Ngô Thành Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Tân, việc triển khai thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn được người dân đồng lòng thực hiện tốt. Công tác tuyên truyền được tăng cường nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong thực hiện phòng, chống dịch. Trong đó, có việc quan tâm bảo đảm tuyên truyền hiệu quả và chăm lo cho người dân trong khu vực đồng bào DTTS./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập từ chính sách hỗ trợ người lao động DTTS

Sóc Trăng: Tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập từ chính sách hỗ trợ người lao động DTTS

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS miền núi là một trong những nội dung thuộc "Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719)". Xác định vai trò quan trọng của nội dung này, thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp để đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Sau hơn ba giờ đồng hồ vừa cuốc bộ, vừa leo trèo, vừa "bò" qua những triền đất lở trơn nhẫy bởi trời mưa, cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy xóm Khuôn Vình nằm tít trên “đỉnh trời” ở độ cao hơn 1400m so với mực nước biển. Xóm mấy chục nóc nhà, nằm rải rác trên mấy đỉnh núi xa mờ, mái thâm đen, vách liêu xiêu vì thời gian. Hai thầy cô giáo lên dạy chữ cho bọn trẻ con, khổ quá thành quen, điều trăn trở lớn nhất là làm thế nào để các học sinh dân tộc Mông, Dao, Giáy ở đây sẽ trưởng thành, ra khỏi thôn bản tiếp tục trau dồi kiến thức rồi quay lại giúp bản làng của mình đỡ khổ, đỡ nghèo.
Chuyện về người La Hủ nơi cuối trời Tây bắc: Những triệu phú người La Hủ tuổi đôi mươi (Bài 2)

Chuyện về người La Hủ nơi cuối trời Tây bắc: Những triệu phú người La Hủ tuổi đôi mươi (Bài 2)

Nhờ các chính sách đầu tư của Đảng và nhà nước, sự quan tâm của chính quyền địa phương, hỗ trợ về cây con giống, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, từ cuộc sống nghèo khó, nay đời sống đồng bào La Hủ đã có những đổi thay. Trên những bản làng của đồng bào La Hủ đã có những triệu phú trẻ chỉ mới ở tuổi đôi mươi.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Kiến tạo giá trị mới cho thổ cẩm (Bài 2)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Kiến tạo giá trị mới cho thổ cẩm (Bài 2)

Những năm gần đây, nhiều hoạt động tôn vinh thổ cẩm được các tỉnh khu vực Tây Nguyên tổ chức. Điều đó không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc nét đẹp thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh, mà còn tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm, đưa thổ cẩm vươn xa.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Tận dụng nguồn lực thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Tận dụng nguồn lực thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 10:29, 08/12/2023
Trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), bên cạnh việc thực hiện hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước, tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực thực hiện hiệu quả nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đồng bào DTTS, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân, góp phần đạt được mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để giữ gìn và trao truyền: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng tầm di sản Then (Bài cuối)

Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để giữ gìn và trao truyền: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng tầm di sản Then (Bài cuối)

Thời gian qua, các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, nhiều giá trị văn hóa các dân tộc đã được bảo tồn, phát huy và nâng tầm, trong đó có di sản Then của người Tày, Nùng, Thái. Ghi nhận từ Lạng Sơn
Hà Nội: Những dấu hiệu bất thường trong việc cấp hàng loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Dương Nội?

Hà Nội: Những dấu hiệu bất thường trong việc cấp hàng loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Dương Nội?

Pháp luật - Nhóm PVĐT - 08:27, 08/12/2023
Với diện tích xấp xỉ 200 ha đất, Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Dương Nội, là một trong những dự án đầu tư xây dựng trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo bạn đọc của Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh và theo xác minh của phóng viên thì việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (GCN) tại Khu đô thị mới Dương Nội có nhiều dấu hiện bất thường, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, để đảm bảo quyền lợi của hàng nghìn hộ dân đang sinh sống tại nơi này.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng Giáng sinh năm 2023 tại giáo phận Bắc Ninh và Lạng Sơn. Bắt đối tượng tự xưng "Đại đức Thích Tâm Phúc" về tội lừa đảo và làm giả giấy tờ. Dịch giả của sách lễ bằng tiếng Cơ Ho. Cùng các tin tức thời sự khác.
Bắc Kạn: Tăng cường truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Bắc Kạn: Tăng cường truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Bất bình đẳng giới vẫn đang gây trở ngại đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Để hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới, trong những năm qua các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Kạn đã tập trung tuyên truyền, vận động đến người dân, nhằm nâng cao ý thức, dần dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.
Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả ở Đăk Lăk

Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả ở Đăk Lăk

Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có thể nói là một giải pháp hữu hiệu để ngành văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS trong giai đoạn mới một cách hiệu quả. Tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời triển khai các nội dung của Dự án và đạt những kết quả tích cực bước đầu. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại xoay quanh vấn đề này.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông để giảm nghèo về thông tin

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông để giảm nghèo về thông tin

Công tác Dân tộc - Mai Hương - Việt Hà - 07:39, 08/12/2023
Huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) xác định việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số, sẽ là giải pháp tích cực trong việc giảm nghèo về thông tin, giảm nghèo đa chiều. Từ đó khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Kiên Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS học nghề và kết nối việc làm

Kiên Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS học nghề và kết nối việc làm

Trong những năm gần đây, chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS được các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện ngày càng hiệu quả. Đây là một trong những giải pháp bền vững trong công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới và cũng là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Giữ hồn quê ở vùng đất mới

Giữ hồn quê ở vùng đất mới

Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, theo phong trào làm kinh tế mới, nhiều hộ đồng bào Tày, Nùng rời vùng núi Tây Bắc di dời đến các địa phương trong cả nước để xây dựng cuộc sống mới, trong đó có xã Ea Ly, huyện Sông Hinh (Phú Yên).