Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hơn 60% học sinh DTTS không đủ điều kiện học online: Bài toán nan giải của Đăk Lăk trong năm học mới

Lê Hường - 16:48, 26/09/2021

Nhiều buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, việc đầu tư thiết bị điện tử, điện thoại thông minh, máy tính… để cho con học trực tuyến vô cùng khó. Vì vậy, ngành Giáo dục Đắk Lắk đang nỗ lực triển khai các phương án dạy học phù hợp với học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS chưa thể trang bị phương tiện học online.

Giáo viên xã vùng sâu Ea M’đroh tặng sách vở và kiểm tra bài cho học sinh nghèo
Giáo viên xã vùng sâu Ea M’đroh tặng sách vở và kiểm tra bài cho học sinh nghèo

Hơn 60% học sinh tiểu học không có điều kiện học trực tuyến

Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch, ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk không tổ chức cho học sinh học tập trung tại trường, mà triển khai việc dạy và học bằng các hình thức khác, trong đó dạy học trực tuyến được lựa chọn là giải pháo tối ưu. Tuy nhiên, với địa bàn đặc thù có tỷ lệ đồng bào DTTS cao, điều kiện kinh tế khó khăn, thì cách dạy học này lại trở thành việc khó.

Trường THCS Ngô Mây, xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) có trên 95% học sinh là người DTTS, đời sống còn nhiều khó khăn, không có đủ điều kiện và thiết bị cho con học tập. Trước thềm năm học mới, nhà trường khảo sát 174 học sinh về việc học trực tuyến. Kết quả cho thấy, chỉ khoảng 30% học sinh có thể mượn điện thoại thông minh của bố mẹ để học.

Gia đình bà H’Roa Kbuôr, xã Ea M’Đroh, huyện Cư M'gar có 4 người con đang học tiểu học và THCS. Khi nghe tin các con học trực tuyến qua điện thoại, máy tính, gia đình rất lo lắng. Hai vợ chồng làm nông, gồng gánh lo cho cả 4 đứa con được đi học đẩy đủ đã khó, phải mua điện thoại cho con học thì không thể làm được.

Thầy Đinh Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Mây, xã Ea M’droh chia sẻ: "Nhận thấy việc học trực tuyến nhiều khó khăn, Nhà trường đã có phương án hướng dẫn các em học tập qua truyền hình, xây dựng đề cương hướng dẫn các em học tập tại nhà, thành lập tổ giao bài. 

Riêng đối với các em không có điện thoại, sẽ tính đến giải pháp giáo viên đến tận nhà giao bài, hướng dẫn học. Trường phối hợp với chính quyền địa phương, ban tự quản các thôn, buôn giao bài, hướng dẫn các em học tập làm sao để đạt hiệu quả cao nhất".

Xã Ea M’đroh có 1 trường THCS, 2 trường tiểu học với hơn 1.000 học sinh. Không thể tổ chức học trực tiếp 100%, các trường đã chọn phương án giao bài cho học sinh để bảo đảm việc học không bị gián đoạn. Bài tập được gửi đến các em học sinh thông qua phụ huynh, tình nguyện viên, giáo viên tại địa phương…

Tương tự, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, xã Cư K’bang, huyện Ea Súp có 99% học sinh DTTS. Qua khảo sát sơ bộ, tại trường chỉ có 10% các em có điện thoại kết nối Internet.

Cô Đàm Thị Lâm, Phó Hiệu trưởng phụ trách trường cho biết: "Ở đây đời sống người dân còn khó khăn, phụ huynh đi làm nương rẫy từ sáng sớm đến tối mới về, rất khó triển khai phương án học trực tuyến. Đối với học sinh khối lớp 1, năm học đầu tiên, các em rất cần được cô giáo cầm tay chỉ bày từng nét bút, đặc biệt là học sinh DTTS".

Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk, toàn tỉnh có đến hơn 60% học sinh tiểu học không có đủ điều kiện học trực tuyến, trong đó chủ yếu học sinh DTTS.

Giáo viên đến tận nhà giao bài cho học sinh
Giáo viên đến tận nhà giao bài cho học sinh

Chọn phương pháp dạy học phù hợp 

Không chỉ thiếu thiết bị phục vụ học trực tuyến, mà đường truyền Internet cũng rất hạn chế. Ở các địa phương vùng sâu, vùng xa đường truyền Internet có dây chưa kéo đến, chủ yếu kết nối bằng 3G, 4G nhưng địa hình cách trở tín hiệu kết nối yếu, nên việc học trực tuyến càng lắm gian nan.

Huyện Buôn Đôn hiện có 12 trường mầm non, 15 trường tiểu học và 8 trường THCS, với tổng số 15.080 học sinh, trong đó, học sinh DTTS gần 8.000 em. Với đặc thù huyện biên giới, địa bàn cách trở, điều kiện kinh tế khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, việc học trực tuyến càng thêm khó. 

Theo thống kê, toàn huyện chỉ có khoảng 42% học sinh THCS và 30% học sinh tiểu học tham gia học trực tuyến. Phòng Giáo dục huyện Buôn Đôn sớm chỉ đạo các trường căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế tại các địa phương để xây dựng kế hoạch, lựa chọn những giải pháp cụ thể, sát thực tế đáp ứng tốt nhất nhu cầu dạy và học.

Để tháo gỡ khó khăn trong việc dạy và học do ảnh hưởng dịch Covid-19, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk yêu cầu, các trường phân loại đối tượng, tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện của từng học sinh.

Đối với học sinh không có máy tính, điện thoại, tivi, nhà trường chỉ đạo giáo viên biên soạn bài dạy, câu hỏi kiểm tra, hướng dẫn học tập để in sao, chuyển giao cho học sinh học tập; có kế hoạch theo dõi, đánh giá, nắm bắt tình hình học tập của học sinh để có những điều chỉnh kịp thời.

 Riêng học sinh tiểu học, các thầy, cô giáo tăng cường tổ chức giao bài cho học sinh bằng hình thức phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tự học tại nhà. Cuối mỗi tuần học, đánh giá việc thực hiện các hình thức dạy học để có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời. Tuyệt đối không chạy theo tiến độ chương trình, thời gian làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và gây khó khăn cho học sinh, gia đình học sinh trong việc tiếp cận các hình thức dạy học.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Niềm vui từ những ngôi trường mới ở huyện biên giới Ia H'Drai

Niềm vui từ những ngôi trường mới ở huyện biên giới Ia H'Drai

Giờ đây, thầy cô giáo và học sinh ở huyện biên giới còn nhiều khó khăn Ia H’Drai (Kon Tum) không còn phải dạy học và ăn ở trong những căn nhà tạm, thay vào đó là những phòng học, phòng ở mới khang trang với đầy đủ trang thiết bị được đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Khánh Hòa: Nhân dân các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững

Khánh Hòa: Nhân dân các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững

Ngày 11/10, tại TP. Nha Trang đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề “Nhân dân các dân tộc tỉnh Khánh Hòa bình đẳng, đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển”. Dự và chỉ đạo Đại hội có Uỷ viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân.
Những cầu nối Ý Đảng với lòng dân ở Ninh Thuận

Những cầu nối Ý Đảng với lòng dân ở Ninh Thuận

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 11 phút trước
Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có124 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng uy tín và sự ảnh hưởng của mình, những năm qua, những Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận đã thực sự là cầu nối Ý Đảng với lòng dân. Họ góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng và vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc.
Niềm vui từ những ngôi trường mới ở huyện biên giới Ia H'Drai

Niềm vui từ những ngôi trường mới ở huyện biên giới Ia H'Drai

Giáo dục - Ngọc Chí - 28 phút trước
Giờ đây, thầy cô giáo và học sinh ở huyện biên giới còn nhiều khó khăn Ia H’Drai (Kon Tum) không còn phải dạy học và ăn ở trong những căn nhà tạm, thay vào đó là những phòng học, phòng ở mới khang trang với đầy đủ trang thiết bị được đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Tuyên Quang: Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Tuyên Quang: Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Kinh tế - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 11/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp với UBND huyện Yên Sơn và Công ty Cổ phần R.Y.B, tổ chức lễ xuất hàng là các sản phẩm OCOP sang thị trường Vương Quốc Anh đợt 1 năm 2024. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang có sản phẩm nông sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 được tổ chức tại thành phố Kon Tum

Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 được tổ chức tại thành phố Kon Tum

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tiếp nối thành công năm 2023, với chủ đề “Dòng sông ánh sáng”, Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 (Vietnam Dance Week 2024) - sự kiện thường niên lớn nhất trong năm của ngành Múa, sẽ diễn ra tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, vào ngày 13/10.
Tôn vinh giá trị di sản dân ca Quan họ

Tôn vinh giá trị di sản dân ca Quan họ

Tin tức - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Trong 2 ngày (10 - 11/10/2024) tại tỉnh Bắc Giang, diễn ra Liên hoan dân ca Quan họ tỉnh Bắc Giang lần thứ VIII năm 2024. Tham dự Liên hoan có 300 diễn viên, nghệ nhân, nhạc công thuộc 10 đội nghệ thuật của 10 huyện, thị xã, thành phố và Hội Văn hóa quan họ trên địa bàn tỉnh.
Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ghe ngo trong đời sống của đồng bào Khmer

Ghe ngo trong đời sống của đồng bào Khmer

Du lịch - Thạch Đờ Ni - 1 giờ trước
Trong đời sống của đồng bào Khmer Nam Bộ luôn gắn liền với văn hóa lễ hội; trong đó ghe ngo là sản phẩm văn hóa, tinh thần, có giá trị to lớn đối với đồng bào. Chiếc ghe ngo gắn liền với văn hóa Khmer Nam Bộ, đua ghe ngo cũng vì thế chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa tâm linh.
Lâm Đồng chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Lâm Đồng chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực, chủ động triển khai các hoạt động trong Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Từ đó, khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào DTTS.
“Hạt giống đỏ” ở bản làng La Hủ

“Hạt giống đỏ” ở bản làng La Hủ

Công tác Dân tộc - Tào Văn Đạt - 2 giờ trước
Ẩn mình dưới những tán rừng tại khu vực biên giới tỉnh Lai Châu là bản làng của người La Hủ. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, bản làng của bà con La Hủ nơi đây đã có những nét đổi thay, đời sống của đồng bào đã được cải thiện. Kết quả này là nhờ có những người con của bản làng được ví là những “hạt giống đỏ” ở vùng đất biên giới này.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam là

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam là "ngôi sao của ASEAN"

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 11/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan tại Vientiane, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres.
Bảo tồn, truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Khmer tại Tây Ninh

Bảo tồn, truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Khmer tại Tây Ninh

Tin tức - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Vụ Văn hoá dân tộc (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) vừa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh tổ chức Lớp tập huấn, truyền dạy về bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian (dân ca, dân vũ, dân nhạc) trong đồng bào Khmer.