Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khắc phục những bất cập trong dạy và học trực tuyến

Lê Vũ – Trần Linh - 17:46, 05/03/2021

Thời gian qua, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các bậc học trên địa bàn toàn quốc đều đã điều chỉnh phương thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Tuy nhiên, việc dạy và học này còn tồn tại một số bất cập, cần điều chỉnh kịp thời, bởi chúng ta không nên xem nhẹ và cho rằng, dạy học online là một giải pháp tình thế, mà có thể là kênh dạy và học trong tương lai nếu dịch bệnh kéo dài, hay gặp lý do nào khác.

Học Online là một trong những giải pháp của ngành giáo dục trong thời gian qua trước tình hình dịch bệnh phức tạp. (Ảnh ST)
Học Online là một trong những giải pháp của ngành giáo dục trong thời gian qua trước tình hình dịch bệnh phức tạp. (Ảnh ST)

Chưa thực sự hiệu quả

Ngay từ khi có thông báo triển khai học trực tuyến, chị Nguyễn Thị Thu Trang (TP. Hải Phòng) đã chủ động tìm hiểu, làm quen với chương trình, cũng như cả phần mềm học (Office 365) để có thể hướng dẫn con gái đang học lớp 5 học tốt hơn. Tuy nhiên chị Trang phải thừa nhận là, phòng học rất mất trật tự và không hiệu quả: “Tiết học bắt đầu lúc 7h30 mà 15 phút sau mới kết nối vào được phòng học. Quá trình học gián đoạn thường xuyên khi người vào người ra liên tục do mất kết nối. Các bạn học sinh tắt camera, tắt micro làm việc riêng... Vậy nên, phần nhiều là cô giáo chỉ cho các em tập trung ôn bài, giao bài tập.”

Tương tự, anh Trần Khoa (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) cho biết, trong thời gian học trực tuyến, thỉnh thoảng thấy con trai làm việc riêng, nhưng giáo viên không kiểm soát được. Bên cạnh đó, đường truyền Internet tín hiệu không được tốt, làm gián đoạn tiết học.

 “Tôi thấy khi học trực tuyến tại nhà chưa thực sự hiệu quả. Như con nhà tôi, lịch học bắt đầu từ 7h sáng tới 10h, nhiều lúc vào kiểm tra thì thấy laptop để trên bàn, còn con mình thì đang nằm trên giường ngủ”, anh Trần Khoa chia sẻ.

Đối với giáo viên, dạy trực tuyến như thế nào cho hiệu quả vẫn còn là một việc khó, nhất là làm sao để bảo đảm được yếu tố sư phạm trong giảng dạy. Cô Phạm Nữ Thủy Hằng, giáo viên dạy môn Ngữ Văn- Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Khi đứng trên bục giảng, mình có thần thái hơn, mình có thể chủ động quan sát ánh mắt của các em, nắm bắt tâm lý và giải đáp thắc mắc của các em ngay trên lớp học . Còn việc dạy Online khiến mình cảm thấy xa cách, mặc dù biết học trò của mình đang nghe mình nói và có thể tương tác với nhau qua những đoạn chat hoặc icon.”

Điều chỉnh thế nào?

Mặc dù tồn tại nhiều hạn chế, song việc tổ chức dạy học trực tuyến là điều cần thiết trong thời gian qua. Để khắc phục những vấn đề tồn tại, Bộ Giáo dục và đào tạo cần ban hành khung pháp lý rõ ràng, cụ thể  để hỗ trợ việc dạy học trực tuyến được thuận lợi. Ví dụ, có những quy định rõ ràng về số tiết dạy, thời gian dạy, cách đánh giá, sổ điểm như thế nào, thậm chí có những gợi ý về việc thu học phí (đối với những trường tư), để không có sự tranh cãi như trong thời gian vừa qua.

Sự đầu tư bài bản, đồng bộ về hệ thống, giáo trình, trang thiết bị công nghệ là rất quan trọng cho việc dạy trực tuyến đạt hiệu quả tốt nhất. (Ảnh ST)
Sự đầu tư bài bản, đồng bộ về hệ thống, giáo trình, trang thiết bị công nghệ là rất quan trọng cho việc dạy trực tuyến đạt hiệu quả tốt nhất. (Ảnh ST)

Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo, cần quan tâm cụ thể đến đặc thù tình hình kinh tế- xã hội của địa phương mình,  qua đó có các kế hoạch, chính sách phù hợp cho việc dạy học trực tuyến. Ví dụ, đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, khu vực nông thôn nghèo, điều kiện, trang thiết bị để phục vụ việc học trực tuyến là rất khó khăn, vì vậy cần có các giải pháp cụ thể cho từng khu vực. 

Bên cạnh đó, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần có các bước triển khai đồng bộ, nghiên cứu ban hành các thống nhất các tài liệu, giải pháp, phần mềm áp dụng trong giảng dạy… Đồng thời, cần chú trọng việc đào tạo, nâng cao năng lực thực tiễn về công nghệ thông tin cho giảo viên, giảng viên.

Cùng với đó, đối với từng trường học, cơ sở giáo dục cần tăng cường cơ sở vật chất, tận dụng tối đa các phương tiện để hỗ trợ cho giáo viên khi dạy học trực tuyến. Nhà trường, các thầy cô giáo, cần phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để trao đổi kế hoạch, thống nhất cách làm, tăng cường sự phối hợp của phụ huynh khi các em học sinh học tập tại nhà. Căn cứ vào đặc thù vùng miền và các điều kiện hiện có, các thầy cô giáo cần chủ động, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy Online cho phù hợp...

Cô Nguyễn Thu Thủy, giáo viên Trường THCS Võ Trường Toản, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Áp lực của giáo viên khi soạn bài giảng Online là rất lớn, mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, nếu biết cách khai thác, thì nội dung bài học sẽ được thể hiện cụ thể, trực quan sinh động hơn như: Slide trình chiếu, Video hình ảnh ... mà đôi khi trên lớp học trực tiếp giáo viên không đủ điều kiện, phương tiện để thể hiện”

Và trên hết, giải pháp căn bản nhất, đó là chúng ta đừng xem nhẹ và cho rằng, dạy học Online là một giải pháp tình thế. Hãy xem đây là một giải pháp thực sự, một kênh dạy và học trong tương lai trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài hay chúng ta tiếp tục gặp phải lý do bất chắc nào khác. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Nhằm giúp học sinh làm quen với quy trình đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, theo kế hoạch, từ ngày 24 - 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 19:24, 23/04/2024
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 cho thấy nắng nóng bao trùm cả nước.
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Như Tâm - 19:20, 23/04/2024
Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 19:13, 23/04/2024
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Thời sự - PV - 16:05, 23/04/2024
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Giáo dục - T.Hợp - 13:30, 23/04/2024
Nhằm giúp học sinh làm quen với quy trình đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, theo kế hoạch, từ ngày 24 - 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:15, 23/04/2024
Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đang thăm chính thức Việt Nam.
Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Thời sự - PV - 11:20, 23/04/2024
Nêu thực tế lái xe chạy đường dài, chạy liên tục mà không dừng dễ căng thẳng, gây ra tai nạn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần phải đầu tư một cách đồng bộ hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 08:01, 23/04/2024
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 07:53, 23/04/2024
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 07:48, 23/04/2024
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.