Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, nhu cầu thanh niên DTTS vay vốn phát triển kinh tế, tìm kiếm cơ hội để khởi nghiệp, lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp rất lớn. Theo đó, Tỉnh Đoàn Lai Châu cùng với các tổ chức chính trị-xã hội khác đã tích cực triển khai thực hiện ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Lai Châu, giúp đoàn viên, thanh niên có điều kiện vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất.
Toàn tỉnh Lai Châu hiện có 1.072 Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, thông qua thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín đã góp phần tạo điều kiện để họ phát huy tốt vai trò của mình trong phát triển kinh tế -xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh quốc phòng tại địa phương. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu.
Thời điểm này, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Lai Châu đang khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ III năm 2019. Đại hội là dịp để nhìn nhận, đánh giá những kết quả đạt được trong công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu; đồng thời đề ra các mục tiêu phát triển cho giai đoạn mới.
Trong những năm qua, cùng với các giải pháp nhằm củng cố hệ thống chính trị cơ sở, thúc đẩy phát triển kinh tế nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc, chủ trương đưa cán bộ Biên phòng về trực tiếp tham gia vào cấp ủy ở các xã vùng sâu, vùng xa, xã biên giới trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang mang lại nhiều kết quả tích cực.
Sau khi giao cho các bộ, ngành liên quan tiến hành bán đấu giá áo và trái bóng của đội tuyển U23 Việt Nam tặng (sau thành công với vị trí Á quân giải U23 châu Á năm 2018), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dành toàn bộ số tiền thu được tặng cho người nghèo trong cả nước để làm nhà. Tại huyện Sìn Hồ (Lai Châu) nhờ quà tặng của Thủ tướng 20 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách đã có nhà ở mới.
Trên dọc dải biên cương thuộc địa bàn 8 xã biên giới của huyện Phong Thổ (Lai Châu), bàn chân của những người lính thuộc Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 356 (gọi tắt là Đoàn 356) đã in dấu ở tất cả những địa bàn xa xôi, hẻo lánh nhất. Vừa thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, vừa làm nhiệm vụ phát triển kinh tế, Đoàn 356 đã có nhiều đóng góp trong việc nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Với lợi thế cảnh quan được thiên nhiên ban tặng, bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu đang dần trở thành một điểm đến hấp dẫn khách du lịch của tỉnh Lai Châu. Nắm bắt lợi thế đó, anh Vàng A Chỉnh đã tiên phong mang du lịch cộng đồng homestay về với bản Sin Suối Hồ.
Chiều 19/3, tại bản Đông Phong, xã Thèn Sin, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cơ quan chức năng huyện Tam Đường phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Lai Châu tổ chức tiêu huỷ 117 con lợn được xác định nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Để khống chế dịch lây lan ra diện rộng, tỉnh Lai Châu đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ và quyết liệt.
Đây là quan điểm chỉ đạo của bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương tại buổi làm việc với tỉnh Lai Châu về kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác dân tộc và Chỉ thị số 45-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VII) về một số công tác ở vùng dân tộc Mông. Tham gia buổi làm việc có bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT; lãnh đạo Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ...
Muốn giúp được đồng bào DTTS ở vùng ĐBKK phát triển kinh tế; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì phải biết nghe và nói tiếng nói của đồng bào. Đó chính là phương châm của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ka Lăng, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lai Châu thực hiện trong nhiều năm qua.
Trong chuyến công tác từ ngày 4-7/3, sau khi kiểm tra thực tế tại cơ sở, Đoàn Công tác của UBDT do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông làm Trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh Lai Châu, Lào Cai nắm bắt về tình hình công tác dân tộc; đặc biệt là kết quả thực hiện Đề án củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc Mông trong hệ thống chính trị cơ sở các xã địa bàn trong yếu vùng Tây Bắc giai đoạn 2014-2018 (gọi tắt là Đề án).
Nhằm nắm bắt thông tin, đánh giá kết quả 5 năm triển khai thực Đề án củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc Mông trong hệ thống chính trị cơ sở các xã địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc giai đoạn 2014-2018 (gọi tắt là Đề án), chiều 4/3, Đoàn Công tác Ủy ban Dân tộc do ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Là một trong 4 dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu, thời gian trước đây, đồng bào La Hủ chủ yếu sống du canh, du cư, đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của các cấp, các ngành; trong đó, có lực lượng Bộ đội Biên phòng... đến thời điểm này, dù còn có những khó khăn nhất định, nhưng đồng bào dân tộc La Hủ đã ổn canh, ổn cư, tập trung phát triển kinh tế để từng bước thoát nghèo.
Nậm Xe là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Phong Thổ (Lai Châu), đa số các hộ nghèo trên địa bàn thiếu nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất. Với thực tế đó, trong những năm qua, thông qua Chương trình 135, các hộ nghèo, hộ khó khăn đã nhận được các nguồn hỗ trợ để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo.
Ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi, việc uống quá nhiều rượu đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống kinh tế-xã hội cũng như an ninh trật tự thôn bản. Ở xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, đồng bào dân tộc Mông đã quyết tâm bỏ rượu bằng cách vận động nhau không uống rượu, bia, xây dựng bản văn hóa, bản không rượu, bia. Nhờ đó, các vấn đề về bạo lực gia đình, an ninh trật tự, gây rối trật tự công cộng..., tại địa phương lâu nay gần như không xảy ra.
Từ năm 2016, tổ chức Aide et Action (viết tắt là tổ chức AEA) đã phối hợp với tổ chức CISDOMA thực hiện Dự án “Tăng cường chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ em DTTS tại Lai Châu”. Dự án tập trung chủ yếu vào dạy song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ, qua đó, đã giúp các em nhỏ hiểu và nắm được bài giải tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục tại những vùng khó khăn và giúp các em nhỏ có hứng thú đến lớp đến trường hơn.
Mường Tè là huyện khó khăn bậc nhất của tỉnh Lai Châu, ít ai nghĩ có ngày sẽ có khách đến đây du lịch khám phá. Ấy nhưng thời gian gần đây, Mường Tè lại trở thành điểm ưa thích của những “phượt thủ” đam mê khám phá những cung đường uốn lượn, thấp thoáng bên những sườn núi là những thửa ruộng bậc thang vào mùa đổ nước…
Lai Châu là một trong những điểm nóng về tình hình buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy. Chính vì vậy, những năm qua, chính quyền địa phương đã tích cực xây dựng mô hình “xã không ma túy”, góp phần bảo vệ bình yên các bản làng.
Với khả năng thêu thùa, may vá, chị Lỳ Gió Nu, dân tộc Hà Nhì, ở bản Pắc Ma, xã Ka Lăng (Mường Tè, Lai Châu) đã tự tạo việc làm cho mình với thu nhập ổn định. Không những vậy, qua bàn tay khéo léo của chị, những bộ váy áo truyền thống của người Hà Nhì được lưu truyền, quảng bá rộng rãi.
Lai Châu có 385km đường thủy nội địa, thuộc 3 tuyến sông chính là sông Đà, Nậm Mu và sông Nậm Na. Mặc dù chưa có tuyến vận tải hành khách, song số lượng phương tiện, hoạt động đi lại của nhân dân gia tăng nhanh chóng. Để đảm bảo an toàn giao thông cũng như giữ gìn an ninh trật tự, thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông đã vào cuộc tích cực.