Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ việc hỗ trợ hộ nghèo theo nhu cầu

Thúy Hồng - 09:52, 07/08/2020

Chủ động tiến hành rà soát danh sách các hộ nghèo, lựa chọn, bình xét dân chủ để phân bổ, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thiết bị máy móc hỗ trợ sản xuất theo nhu cầu của người dân… là cách làm mang lại hiệu quả tích cực khi triển khai thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất từ Chương trình 135 trên địa bàn huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Thông qua nguồn hỗ trợ, bà con những vùng khó khăn trên địa bàn có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, từng bước ổn định đời sống.

Người dân xã Sà Dề Phìn phát triển mô hình trồng lê mang lại giá trị kinh tế cao.
Người dân xã Sà Dề Phìn phát triển mô hình trồng lê mang lại giá trị kinh tế cao.

Noong Hẻo là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Hơn 10 năm trước, khi địa phương này bị cơn lốc và ma túy càn quét, cuộc sống của người dân tiêu điều, xơ xác. Nhưng những năm gần đây, nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc như: Xây dựng cơ bản, hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương trình 135… kinh tế - xã hội đã từng bước phát triển, đời sống người dân đang thay đổi từng ngày.

Minh chứng như gia đình bà Lò Thị Khi, ở bản Ta Đanh. Nhờ được cán bộ huyện hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê và được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, bà Khi đã mạnh dạn đầu tư mua dê để chăn nuôi. Ban đầu bà được hỗ trợ vay vốn mua 6 con dê, đến nay đàn dê đã tăng lên 15 con. Với giá dao động 110 - 130 nghìn đồng/kg hơi, mỗi con dê sau khi bán, bà cũng thu về trên 3 triệu đồng.

Bà Khi cho biết, nhờ được hỗ trợ vay vốn ưu đãi, tập huấn kỹ thuật nuôi dê nên đời sống kinh tế gia đình bà đã ổn định, bà đã chủ động đăng ký ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình 135, nhiều công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng cung cấp nước cho sản xuất, giúp bà con trong xã sản xuất lúa nước được 2 vụ. Bên cạnh đó, Chương trình còn hỗ trợ nhiều giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, sản lượng cao phù hợp với điều kiện sản xuất, nhu cầu của người dân, nhờ đó cuộc sống người dân ngày càng no ấm hơn.

Còn đối với xã Nậm Cha, cũng là xã ĐBKK của huyện Sìn Hồ, hằng năm, xã được phân bổ nguồn vốn 200 - 300 triệu đồng để thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất. Triển khai hỗ trợ người dân, chính quyền xã đã tiến hành triển khai họp bản, lấy ý kiến bà con trước khi thống nhất đối tượng và phương án hỗ trợ sao cho đúng nhu cầu để phát triển kinh tế. Với cách làm dân chủ, công tâm, minh bạch, chính quyền xã đã nhận được sự đồng thuận của người dân. Từ nguồn hỗ trợ, bà con rất phấn khởi làm ăn, nhiều hộ đã mua các loại giống lúa có năng suất cao về cấy, từ đó kinh tế khá hơn, giúp 20 - 25 hộ thoát nghèo mỗi năm.

Có thể nhận thấy Chương trình 135 đã và đang tạo điều kiện thay đổi diện mạo nông thôn vùng khó của huyện Sìn Hồ. Theo thống kê của Phòng Dân tộc Sìn Hồ, trong giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn huyện có 21 xã, thị trấn với tổng số 177 bản ĐBKK được triển khai Chương trình 135. Riêng đối với Dự án hỗ trợ sản xuất, từ năm 2016 đến nay, huyện được phân bổ 12,783 tỷ đồng. Theo đó, các loại máy móc hỗ trợ sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi đều bảo đảm chất lượng, phù hợp với nhu cầu của người dân… Qua đó, giúp huyện giảm tỷ lệ hộ nghèo 3 - 4%/năm.

Nói về hiệu quả thực hiện Dự án hỗ trợ sản xuất từ nguồn vốn Chương trình 135 trên địa bàn, ông Giàng A Páo, Trưởng Phòng Dân tộc huyện cho biết: Để thực hiện Chương trình, hằng năm huyện đều chỉ đạo các xã phải tiến hành rà soát danh sách các hộ nghèo. Danh sách này được công khai đến từng hộ, sau đó các thôn bản tiến hành bình xét dân chủ, công khai và chính quyền địa phương sẽ có phương án hỗ trợ cụ thể. Các hạng mục công trình được xây dựng trên địa bàn xã, bản đều có sự tham gia của người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã, ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 63 tỉnh thành, hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến để tất cả vì sự phát triển chung, đồng thời điều quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ, giải quyết các công việc, vấn đề của người dân và doanh nghiệp, gần dân, sát dân, bám dân, bám cơ sở.
Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.
Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Thời sự - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những năm qua, báo chí luôn đồng hành cùng quá trình triển khai thực hiện các chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, kịp thời tuyên truyền những mô hình hay, cách làm hiệu quả và phát hiện những vấn đề bất cập, phản ánh kịp thời để các cấp chính quyền vào cuộc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào DTTS. Minh chứng tại tỉnh Kon Tum đã cho thấy điều đó.
Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Trần Đình Quang - 1 giờ trước
Hơn 30 năm làm báo, tôi từng đảm nhận nhiều vai trò: phóng viên phát thanh, truyền hình, biên tập viên, quay phim, đạo diễn và phụ trách Phòng Biên tập Phát thanh – Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi. Dù ở vị trí nào, tôi luôn tâm niệm viết báo không chỉ để thông tin mà còn để đồng hành cùng đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển du lịch. Sau khi nghỉ hưu, tôi tiếp tục gắn bó với nghề trong vai trò cộng tác viên Báo Dân tộc và Phát triển, bền bỉ theo đuổi hành trình viết báo vì cộng đồng.
Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; trong đó có việc đầu tư nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), sau hơn 4 năm triển khai đã có hàng nghìn hộ dân khu vực nông thôn, vùng DTTS đã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Xã hội - Hòa Bình - 1 giờ trước
Không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kỳ nghỉ hè là lúc để các em học sinh khám phá thêm nhiều điều mới lạ, trau rồi thêm các kỹ năng sống. Vì vậy, các cấp, ngành tỉnh Gia Lai tích cực triển khai nhiều chương trình thiết thực, với quyết tâm mang đến cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khó khăn, vùng DTTS có môi trường sống an toàn, lành mạnh và công bằng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Phong trào “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh triển khai đã góp phần làm đẹp cảnh quan chùa, lan tỏa lối sống từ bi, bác ái và xây dựng nếp sống văn minh. Từ chốn thiền môn, Phật giáo đang đồng hành cùng cộng đồng trong hành trình dựng xây quê hương giàu đẹp, nghĩa tình.
Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hàng loạt địa phương trên cả nước đã công bố điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Đây là kỳ thi quan trọng, đánh dấu năm đầu tiên tuyển sinh theo Chương trình GDPT 2018.
Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Giữa lòng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - nơi sinh ra người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ có một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiếm có: Hầm Hô. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi bật trên bản đồ du lịch Bình Định mà còn là nơi kết tụ của lịch sử, truyền thuyết và hào khí dân tộc. Từ vẻ đẹp của sông nước đá núi đến những câu chuyện tình yêu, nghĩa khí lẫm liệt của thời Tây Sơn hiển hách, Hầm Hô hiện lên như một sử thi vừa tráng lệ vừa nên thơ.
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp sức tỉnh Gia Lai giải quyết một số nhu cầu cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh, trong đó có nội dung hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Theo đó, gần 3.000 hộ nghèo được hiện thực hoá giấc mơ an cư, là nền tảng để người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.