UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh là Bảo vật quốc gia.
Chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2023), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành xưa, phố cũ”.
Để khơi dậy và phát huy giá trị văn hóa truyền thống từ chiếc áo bà ba, tượng trưng cho vùng đất và con người Nam bộ, trong chuỗi các hoạt động của Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023, sáng 29/9, tại Công viên tượng bờ kè Xà No, Phường 1, TP Vị Thanh, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức khai mạc triển lãm tranh áo bà ba với chủ đề “Chiếc áo bà ba xưa và nay”. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 29/10/2023.
Liên quan đến vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng tại thành phố du lịch nổi tiếng - Hội An, tỉnh Quảng Nam, đã có gần 150 du khách phải nhập viện, điều trị, trong đó có 30 khách nước ngoài. Chủ cơ sở sản xuất bánh mì Phượng đã có thư xin lỗi gửi đến khách hàng. Từ vụ việc đáng tiếc này cho thấy, không đơn thuần là việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn là vấn đề bảo vệ, giữ vững thương hiệu du lịch mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã và đang dày công xây dựng.
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Chung kết cấp vùng khu vực miền Trung, cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp" năm 2023 tại Tp. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên). Trong đó, Dự án “Làng văn hóa du lịch Gia Rai xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh” của chị H’Uyên Niê (thôn Ia Lốk, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã xuất sắc giành giải Nhất.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2005. Đến nay, cùng với các tỉnh Tây Nguyên, những Nghệ nhân Ưu tú dân gian trên khắp các buôn làng tỉnh Gia Lai không chỉ nỗ lực bảo tồn mà còn đưa cồng chiêng Tây Nguyên ra thế giới.
Trong kho tàng nghệ thuật của các DTTS ở Việt Nam, dân ca, dân vũ là loại hình diễn xướng dân gian và gắn liền với đời sống tinh thần của dân tộc. Đối với tỉnh Hòa Bình, việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các DTTS gắn với phát triển du lịch luôn được các cấp chính quyền tỉnh Hòa Bình quan tâm, đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -văn hóa - xã hội một cách bền vững.
Lễ hội Trà Shan tuyết "Tinh hoa giữa ngàn mây" huyện Văn Chấn lần thứ Nhất năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 22/9 đến hết ngày 28/9/2023, tại Sân vận động Trung tâm huyện. Đây là sự kiện văn hóa, du lịch quan trọng của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc sản trà Shan tuyết đến du khách trong và ngoài tỉnh. Cùng với đó, là các hoạt động văn hóa, thể thao các DTTS huyện Văn Chấn.
Một chợ phiên đậm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc, một cao nguyên Suối Thầu hoang sơ và hấp dẫn, những ngôi nhà tường trình chất chứa bao giọt mồ hôi mặn chát ngày vợ cùng chồng cõng đá, nhào đất… Chúng tôi đã không hẹn mà gặp ở Xín Mần (Hà Giang) những hình ảnh như thế và còn hơn thế.
Hoành Sơn Quan vốn là một địa danh lịch sử nổi tiếng, thế nhưng bây giờ di tích này đang xuống cấp, nằm hiu hắt trên con đường thiên lý Bắc - Nam. Hoành Sơn Quan đang chờ một cái “bắt tay lịch sử” của hai địa phương để đổi thay “thân phận” bị bỏ rơi của mình.
Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng có 8 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 5 di sản của đồng bào Khmer là Lễ hội đua ghe ngo, nghệ thuật trình diễn sân khấu Dù kê, nghệ thuật trình diễn dân gian múa Rom vong, nghệ thuật trình diễn nhạc Ngũ âm, nghệ thuật sân khấu Rô băm. Những loại hình nghệ thuật này đang được các nghệ nhân tâm huyết nỗ lực gìn giữ, truyền dạy, phát huy để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân và phát triển du lịch.
Tháng Bảy Âm lịch được coi là mùa Vu lan (báo hiếu) của một số dân tộc như: Kinh, Tày, Nùng… Đối với người Raglay không quan niệm báo hiếu vào tháng Bảy Âm lịch mà trong cuộc đời của mình, con cái có thể chọn thời gian nào hợp lý để làm Lễ Báo hiếu cho cha mẹ. Nếu chẳng may khi chưa làm Lễ Báo hiếu mà cha mẹ đã qua đời thì người Raglay vẫn phải làm Lễ Báo hiếu để gửi quà cho cha mẹ đang ở thế giới bên kia.
Ngày 30/8, tại Tp. Hạ Long, Sở Công Thương Quảng Ninh tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm thương hiệu giữa tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Sáng 25/8, tại Hà Nội, Craft Link tổ chức trình diễn nghệ thuật thêu truyền thống của người Mông ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), ngày 21/8, tại Tp. Pleiku, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 20 nghệ nhân trẻ người Ba Na đến từ các huyện Kông Chro, Kbang, Đak Pơ, Chư Sê, Mang Yang, Chư Păh và thị xã An Khê.
Công tác bảo tồn, tôn tạo các giá trị của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn là một nội dung trọng tâm được thảo luận kỹ tại Hội nghị tổng kết Công tác xây dựng và phát triển Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (giai đoạn 2018 - 2022), được tổ chức vào chiều 16/8.
“Em ơi buồn làm chi/Anh đưa em về sông Đuống/Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ”... Đó là những câu thơ trong bài "Bên kia sông Đuống" tôi được học ngày xưa mà đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ. Cũng từ những câu thơ ấy, tôi đem lòng yêu mến vùng đất Kinh Bắc và ước ao một lần được đến với nơi này, ngắm dòng sông Đuống êm trôi, ngắm nhìn những bãi mía, nương dâu, những mái chùa nhuốm màu thời gian ngủ yên dưới bóng cây đa già cổ thụ.
Người Chăm là một trong những tộc người sớm có chữ viết ở Việt Nam. Chữ viết của người Chăm được viết trên những chất liệu khác nhau như đá, gỗ, kim loại, vải và giấy. Theo thời gian, những văn bản viết tay bị hư hỏng bởi tác động của môi trường, mối mọt và côn trùng gây hại. Đặc biệt là những thư tịch viết trên chất liệu giấy.
Bên cạnh việc mở lớp truyền dạy sử thi của người Ê Đê cho thiếu nhi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk còn tổ chức ghi âm, ghi hình diễn xướng sử thi của người Ê Đê để làm tư liệu lưu trữ.
Hoa văn, họa tiết trang trí trên nhà rông, nhà mồ, trang phục, gùi và các dụng cụ khác của dân tộc ở Tây Nguyên là một quá trình sáng tạo không ngừng, mang tính thẩm mỹ cao, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo được nhiều người ngưỡng mộ, hấp dẫn du khách khi đến với vùng đất bazan này.