Từ loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, trải qua bao biến thiên thời cuộc, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh vẫn khẳng định được sức sống trường tồn trong đời sống đương đại. Để rồi hôm nay, Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2023 không chỉ là nhằm hướng tới 10 năm loại hình nghệ thuật này được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; mà còn là nơi gặp gỡ, giao thoa, gắn kết, lan tỏa và quảng bá tinh hoa của loại hình nghệ thuật này trong đời sống đương đại.
Đã từ lâu, xã vùng cao Tà Chải (Bắc Hà, Lào Cai) được biết đến là địa phương giàu bản sắc văn hóa, nổi bật nhất là văn hóa Tày, với làn điệu Xòe truyền thống. Đây chính là cơ sở để xã Tà Chải giữ gìn, bảo vệ và phát huy gắn với phát triển dịch vụ - du lịch, mở ra cơ hội xóa nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nghề làm gốm Hương Canh, Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) đã hình thành hơn 300 năm trước với những sản phẩm nổi tiếng là chum, vại, ấm chén... Trải bao thăng trầm, có giai đoạn làng gốm Hương Canh tưởng như đi vào quên lãng. Những năm gần đây, lớp trẻ ở Hương Canh đã khôi phục và thổi luồng gió mới bằng những sản sẩm được tạo hình, phá cách trên chất liệu sành gốm cổ truyền…
Nhà sàn là một sản phẩm văn hóa đặc sắc, giữ vị trí quan trọng trong đời sống vật chất, tinh thần đồng bào các DTTS. Với đồng Thái, trong bối cảnh giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, vùng miền diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, thì việc bảo tồn, gìn giữ các nếp nhà sàn truyền thống chính là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Trong các nghi lễ, lễ hội của đồng bào các DTTS tại Tây Nguyên, cây nêu chính là biểu tượng tâm linh kết nối giữa trời - đất, con người và thần linh. Tuy nhiên, mỗi dân tộc có hình thức thể hiện cây nêu mang ý nghĩa riêng.
Người Gia Rai ở Gia Lai có một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú, phản ánh sinh động đời sống hiện thực cũng như hoạt động tâm linh. Nổi bật là kho tàng nhạc khí dân gian, tiêu biểu là cồng chiêng - một trong những nhạc cụ cấu thành nên Không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tỉnh Hải Dương đang xây dựng hồ sơ đề nghị đưa nghệ thuật tuồng tại xã Thạch Lỗi (Cẩm Giàng) và Thống Kênh (Gia Lộc) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Người Mnông ở tỉnh Đắk Nông có cả một kho tàng dân ca vô cùng phong phú được giữ gìn, lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Trong đó, nhiều di sản đã được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia về loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian. Những năm qua, tỉnh Đắk Nông đang triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa này.
Chiều 25/6, Ban quản lý Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông cho biết, Đoàn chuyên gia tái thẩm định Công viên địa chất toàn cầu UNESCO sẽ tiến hành thẩm định thực địa tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông từ ngày 26 - 30/6/2023.
Chiều 22/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND huyện Cư M’gar tổ chức Khai mạc Lớp diễn xướng truyền dạy kỹ năng cơ bản về lời nói vần (Klei Duê) của người Ê Đê tại xã Cuôr Đăng. Tham dự có Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại; đại diện lãnh đạo địa phương; các nghệ nhân đứng lớp truyền dạy và các học viên.
Trong cộng đồng các DTTS ở vùng cao Lai Châu, các Nghệ nhân dân gian chính là những người nắm giữ di sản của dân tộc mình. Họ có đóng góp rất quan trọng trong việc bảo tồn, lưu giữ, truyền dạy các giá trị văn hóa dân tộc cho thế hệ hôm nay.
Nhiều di tích lịch sử, văn hóa của Quảng Ngãi hiện đang chịu chung thực trạng đáng buồn là bị xâm hại và xuống cấp nghiêm trọng do thời gian tàn phá. Tuy nhiên, địa phương vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để trùng tu, bảo vệ.
Ngày 15/6, Tại làng Dệt Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đã diễn ra hội thi dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp. Đây là một trong những hoạt động chào mừng lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Tại làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) có nhiều nghệ nhân người Chăm làm gốm thủ công rất giỏi. Trong số đó có nghệ nhân Đàng Thị Hoa từng đoạt giải Nhất tại Hội thi Bàn tay vàng do HTX Gốm Chăm Bàu Trúc tổ chức.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa công bố Quyết định số 1404/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận 4 loại hình nghệ thuật của tỉnh Điện Biên vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Quyết định số 1400/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 1/6/2023 đã đưa Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 2/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Khai mạc lớp truyền dạy kỹ năng đánh chiêng Arap và dân vũ của dân tộc Gia Rai cho 25 học viên tại xã Ea Sol, huyện Ea H’leo. Đây là chương trình thuộc Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, do Trung tâm Hợp tác Quốc tế tỉnh Jeollabuk (JBCIA, Hàn Quốc) tài trợ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố các quyết định ghi danh di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trong thời gian diễn ra Tuần Du lịch Ninh Bình 2023 (27/5 - 4/6), tại đền Thái Vi (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) diễn ra trưng bày giới thiệu về dấu tích văn hóa thời Trần. Hoạt động này góp phần cung cấp cho Nhân dân, du khách những hiểu biết cơ bản về lịch sử văn hóa nhà Trần trong Di sản Tràng An.
Già làng Y Kông (98 tuổi) là Người có uy tín được người dân trong thôn Tống Coói (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kính trọng. Ông cũng là một trong những nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, đặc biệt là kỹ thuật chế tác những chiếc trống, nhạc cụ của người Cơ Tu.