Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ mừng thọ của người Mnông

Lê Hường - 05:48, 21/11/2023

Mặc dù trong cuộc sống cũng có nhiều thay đổi để hội nhập cùng với sự phát triển của đất nước, nhưng người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk vẫn chú trọng, lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc như lễ cúng lúa mới, lễ mở mắt cho con, lễ cúng nhà mới… Trong đó, lễ mừng thọ của người Mnông là nghi lễ quan trọng, vẫn thường xuyên tổ chức khi trong gia đình có người từ 60 trở lên để thể hiện lòng hiếu kính của con cái đối với cha mẹ.

Lễ mừng thọ của người Mnông tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk
Lễ mừng thọ của người Mnông tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk

Mừng thọ hiếu kính cha mẹ

Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào tháng 8/2022, trở thành một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk. Khi cha mẹ lớn tuổi, con cái sẽ tổ chức Lễ mừng thọ cho cha mẹ, nhằm thể hiện sự biết ơn công lao sinh thành, nuôi dưỡng. Đây là phong tục đẹp của người Mnông nói chung và Mnông ở huyện Lắk nói riêng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh không gian văn hóa các DTTS, trong đó lễ hội truyền thống nói chung, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng thọ của người Mnông nói riêng đối mặt với khó khăn, thách thức nhất định. Nhất là do cuộc sống hiện đại phần nào tác động di sản, người am hiểu về di sản văn hóa dân tộc ngày càng ít, lớp trẻ không mặn mà với văn hóa dân tộc,… khiến cho những nét đẹp văn hóa các DTTS đứng trước nguy cơ mai một hoặc là thể hiện không đúng với bản sắc riêng có của di sản.

Là một người đang nắm giữ di sản nghi lễ mừng thọ của người Mnông, nghệ nhân Y Ơn Liêng ở buôn Đung, xã Đắk Phơi, huyện Lắk rất lo lắng khi con cháu mình đang đánh mất cội nguồn, kho tàng văn hóa mà ông bà để lại. 

Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nghệ nhân tham dự hội thảo
Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nghệ nhân tham dự hội thảo

Nghệ nhân Y Ơn chia sẻ: Ông luôn trăn trở với công việc lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có Lễ mừng thọ trường. Ông bảo, để làm được điều đó, cần có sự chung tay của chính chủ thể di sản. Bên cạnh đó nhà nước, các cấp chính quyền cần có chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời các nghệ nhân và cả những người tâm huyết với bảo tồn văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, phải tích cực sưu tầm, ghi chép lại các bài cúng, trình tự cúng của các nghi lễ.

 Một điều quan trọng nữa, cũng cần có chính sách chăm lo cho nghệ nhân, đặc biệt là quy định cụ thể, rõ ràng và quy trình phong tặng nghệ nhân.Vì thực tế, có rất nhiều người không phải nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân Nhân dân, nhưng họ rất tâm huyết với văn hóa truyền thống, tổ chức nhiều lớp truyền dạy cho thế hệ trẻ nhưng không được hỗ trợ.

Theo phong tục người M’nông, những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên sẽ được tổ chức lễ mừng thọ. Lễ mừng thọ của người M’nông được tổ chức đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa; là dịp để con cháu thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ; thể hiện tình yêu thương, kính trọng người cao tuổi và lòng biết ơn của con cháu dành cho đấng sinh thành.

Thầy cúng Y-Krai Čil, ở ƀuôn Jiê Yuk, xã Dak Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk thường xuyên được các gia đình mời đến làm Lễ Mừng thọ cho người thân trong gia đình, cho biết thêm: “Khi tổ chức lễ mừng thọ, còn cầu mong cho người được cúng có sức khỏe dồi dào, sống vui khỏe với con cháu và làm gương để dạy bảo con cháu trong làm ăn và dặn dò con cháu học hành để có cuộc sống tốt đẹp hơn, cùng nhau xây dựng buôn làng giàu đẹp hơn”.

Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống của người M’nông, là một truyền thống tốt đẹp của cộng đồng cần được bảo tồn, phát huy và lưu truyền. Đặc biệt, năm 2022, “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người M’nông huyện Lắk” đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (theo Quyết định số 1841/QĐ-BVHTTDL, ngày 4/8/2022 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch).

Mới đây, ngày 19/11, trong khuôn khổ Chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng thọ của người Mnông. 

Tại Hội thảo này, các đại biểu là nhà quản lý văn hóa, nhà khoa học, nghệ nhân, già làng người dân tộc Mnông tham dự hội đã thảo luận, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng thọ của người M’nông. Đặc biệt chú trọng giải pháp nhằm khai thác hiệu quả di sản gắn với phát triển du lịch địa phương, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Nghệ nhân Y Ơn Liêng ở buôn Đung, xã Đắk Phơi chia sẻ tại hội thảo
Nghệ nhân Y Ơn Liêng ở buôn Đung, xã Đắk Phơi chia sẻ tại hội thảo

Quan tâm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

Tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc từ các vùng miền về sinh cơ lập nghiệp. Các dân tộc có những nét đẹp văn hóa tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa truyền thống các dân tộc. Song song với việc chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Đắk Lắk rất quan tâm công tác bảo tồn, giữ gìn những đét đẹp văn hóa các dân tộc. Tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm hỗ trợ, phục dựng tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm bảo tồn, giữ gìn nét đẹp văn hóa các DTTS một cách hiệu quả và thiết thực.

Điển hình là các nghị quyết của HĐND tỉnh Đắk Lắk về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng. Hiện thực hóa nghị quyết, đến nay, tỉnh đã cấp 169 bộ chiêng, 723 bộ trang phục truyền thống cho các buôn đồng bào DTTS; tổ chức được 128 lớp truyền dạy đánh chiêng; phục dựng được trên 140 nghi lễ, lễ hội truyền thống gắn với cồng chiêng; tổ chức biểu diễn định kỳ một tháng hai chương trình văn hóa cồng chiêng phục vụ Nhân dân và du khách tại trung tâm văn hóa tỉnh và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa liên quan đến công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

 Với sự quan tâm, hỗ trợ thiết thực như vậy không chỉ làm văn hóa cồng chiêng “sống lại” trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc, mà còn giải quyết dứt điểm nạn chảy máu cồng chiêng.

Thầy cúng làm thực hiện các nghi thức Lê mừng thọ của người Mnông
Thầy cúng thực hiện các nghi thức Lễ mừng thọ của người Mnông

Ông Lại Đức Đại, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết: Tại Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng thọ của người Mnông diễn ra ngày 19/11, các đại biểu tham dự đã thảo luận, trao đổi và đề xuất rất nhiều giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng thọ của người Mnông.

 Đồng thời, các đại biểu bổ sung thêm một số thông tin rất thiết thực và hữu ích liên quan đến nghi thức, nghi lễ của Lễ mừng thọ này. Trong đó, nhiều đại biểu đã có những ý kiến đề xuất khai thác giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng thọ của người Mnông gắn với phát triển du lịch.

Bà Linh Nga Niê Kđăm, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian bày tỏ quan điểm tại hội thảo
Bà Linh Nga Niê Kđăm, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian bày tỏ quan điểm tại hội thảo

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, chuyên gia và các nghệ nhân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại nhấn mạnh: ngành văn hóa sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan nhằm hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu, có những giải pháp phát huy hiệu quả giá trị của di sản văn hóa phi vật thể nói chung và Lễ mừng thọ của người Mnông nói riêng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 11 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.