Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những con vật thiêng trong tâm thức các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên

Bùi Quang Vinh - Th. Phong - 12:25, 05/11/2023

Sống trong môi trường rừng núi tự nhiên hàng nghìn đời nay, các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên có những tập quán ứng xử đặc biệt với các loài động vật hoang dã và chim thú rừng, vật nuôi, trở thành tâm thức văn hóa, hình thành các phong tục lưu truyền trong cộng đồng.

Từ xa xưa, đồng bào Tây Nguyên có tập quán thuần dưỡng voi rừng để phục vụ đời sống lao động, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. (Ảnh: Nguyễn Sơn Tùng)
Từ xa xưa, đồng bào Tây Nguyên có tập quán thuần dưỡng voi rừng để phục vụ đời sống lao động, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. (Ảnh: Nguyễn Sơn Tùng)

Từ xa xưa, các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên thường có thói quen thuần dưỡng các động vật hoang dã như voi, ngựa… để cưỡi, thồ hàng, phục vụ đời sống lao động, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Những tộc người hay buôn làng nào có nhiều voi, ngựa được xem là nơi giàu có và quyền uy.

Mãi đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, việc săn bắt voi rừng vẫn còn thịnh hành ở các dân tộc Mnông, Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk) với những gru (thợ săn voi) được vinh danh là Khunjunod - Vua săn voi. Bấy giờ ở Buôn Đôn (Đắk Lắk) và Nhơn Hòa (Gia Lai) vẫn còn nhiều người nuôi dưỡng voi với số lượng lên đến hàng trăm con, có gia đình sở hữu vài ba con voi.

Con voi ở người Tây Nguyên là biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh vật chất và tinh thần của buôn làng, là niềm tự hào của cả gia đình và bộ tộc.
Những con voi nhà ở Tây Nguyên là biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh vật chất và tinh thần của buôn làng, là niềm tự hào của cả gia đình và dòng họ. (Ảnh Nguyễn Sơn Tùng)

Người Ê Đê nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung rất quý trọng con voi, xem nó như một thành viên trong gia đình và cộng đồng. Con voi đối với đồng bào Tây Nguyên là biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh vật chất và tinh thần của buôn làng, là niềm tự hào của cả gia đình và dòng tộc. Do vậy, một con voi trưởng thành được thuần dưỡng có giá trị rất cao, có thể trao đổi hàng chục con trâu hoặc nhiều bộ chiêng, ché quý. Voi được các thành viên ở buôn làng nuôi dưỡng khá chu đáo và thân thiết. Khi còn sống, người ta làm lễ cầu sức khỏe cho voi khá hoành tráng. Khi voi qua đời, đồng bào làm ma cho voi rất long trọng theo phong tục như các thành viên trong buôn làng.

Người M'nông ở huyện Lắk (Đắk Lắk) tổ chức lễ cúng sức khỏe cho voi. Ảnh: TL
Người M'nông ở huyện Lắk (Đắk Lắk) tổ chức lễ cúng sức khỏe cho voi. Ảnh: TL

Trong khoảng 30 năm trở lại đây, do nhiều yếu tố tác động nên quần thể voi Tây Nguyên ngày càng bị suy giảm. Số lượng voi nuôi dưỡng ở các buôn làng Tây Nguyên vơi dần theo tháng năm. Để bảo tồn đàn voi nhà, những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ chủ voi, hỗ trợ voi sinh sản, chuyển đổi các mô hình ảnh hưởng đến sức khỏe của voi sang mô hình thân thiện với voi. Qua đó nhằm bảo tồn, chăm sóc, bảo đảm phúc lợi, kéo dài tuổi thọ đàn voi nhà.

Bên cạnh voi thì con trâu cũng là vật nuôi phổ biến trong các gia đình đồng bào Tây Nguyên. Đồng bào Tây Nguyên nuôi trâu như một linh vật để hiến tế trong các lễ hội quan trọng hằng năm của cộng đồng và các dòng họ. Trong các lễ hội Pơthi (lễ bỏ mả), lễ mừng nhà rông mới, các lễ hội liên quan đến vòng đời hay lễ hội nông nghiệp…, đồng bào thường dùng con trâu để hiến tế thần linh (gọi là ăn trâu) với những nghi thức thiêng liêng và có sự chuẩn bị công phu.

Con trâu là vật hiến tế thần linh trong các lễ hội của đồng bào Tây Nguyên (Ảnh TL)
Con trâu là vật hiến tế thần linh trong các lễ hội của đồng bào Tây Nguyên (Ảnh TL)

Xuyên suốt trong các cuộc lễ hội ở buôn làng Tây Nguyên, con trâu là linh vật quan trọng, trở thành tâm điểm để mọi thành viên trong cộng đồng quan tâm. Nó là con vật trung gian trong lễ tế để kết nối giữa con người, cộng đồng với các đấng thần linh, là sự tín chấp với các đấng siêu nhiên nhằm cầu cho sự may mắn, ấm no, sức khỏe của các thành viên trong buôn làng.

Con trâu sau khi được hiến tế thần linh, dân làng sẽ sử dụng thịt trâu để chế biến thành thức ăn đãi tất cả các thành viên trong cộng đồng và quan khách. Phần đầu trâu được treo nơi trang trọng trong nhà rông của làng; sừng trâu được chế tác thành nhạc cụ (bộ hơi) hay sử dụng làm tù và hoặc làm vật đựng nước chế vào ché rượu cần khi uống; da trâu được bọc trống sử dụng cùng bộ chiêng trong các lễ hội.

Sừng trâu được đồng bào Tây Nguyên chế tác thành nhạc cụ tù và. (Ảnh Nguyễn Sơn Tùng)
Sừng trâu được đồng bào Tây Nguyên chế tác thành nhạc cụ tù và. (Ảnh Nguyễn Sơn Tùng)

Vì con trâu là biểu tượng tâm linh của các dân tộc ở Tây Nguyên nên ở mái nhà rông người Giẻ Triêng sử dụng biểu tượng cặp sừng trâu cong vút, uy nghi. Người Cơ Tu thường điêu khắc tượng hình đầu trâu trên đầu kèo hay nóc nhà mồ. Và hình ảnh con trâu rất phổ biến trên các bức phù điêu trong nhà rông, nhà làng của các dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, trong các điêu khắc gỗ nhà mồ ở người Ba Na, Gia Rai, người ta còn thấy hình ảnh con khỉ, con chó, con thỏ được dựng quanh nhà mồ cùng với hình tượng con người ở nhiều tư thế khác nhau. Còn trên nóc nhà làng (nhà gươl), cổng làng, nhà mồ của người Cơ Tu (vùng cao Quảng Nam) thường khắc họa trang trọng hình ảnh con chim triing. Theo Tiến sĩ Trần Tấn Vịnh thì người Cơ Tu khắc họa hình chim triing-sứ giả của Thần Lúa, hướng dẫn dân làng tìm vùng đất mới canh tác và lập làng. Chim triing là vật thể hiện cho cái đẹp và thiêng liêng của ngôi nhà làng truyền thống người Cơ Tu.

Triển khai Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tôc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã mang đến những cơ hội mới để các địa phương bảo tồn, phục dựng văn hóa truyền thống; khai thác tiềm năng văn hóa, phát triển du lịch tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 10 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.