Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ cúng sức khỏe cho voi của người Mnông

Lê Hường - 21:50, 27/04/2023

Voi là niềm tự hào của gia đình, dòng tộc và cả cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Vì thế, hằng năm chủ voi đều tổ chức Lễ cúng sức khỏe, cầu xin Yang ban cho voi, chủ voi, nài voi và dân làng sức khỏe.

Những con voi nhà ở buôn Lê, thị trấn Liên Sơn được nài voi điều khiển đến nơi thực hiện lễ cúng sức khỏe
Những con voi nhà ở buôn Lê, thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk được nài voi điều khiển đến nơi thực hiện lễ cúng sức khỏe

Cùng với văn hóa cồng chiêng đặc sắc, thì voi là một biểu tượng đặc trưng riêng có của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Sức mạnh của voi là hiện thân của sức mạnh đoàn kết cộng đồng, buôn làng. 

Thầy cúng Y Sớ Ênuôl ở thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk chia sẻ: Voi sau khi được thuần dưỡng bởi những dũng sỹ săn voi, các chú voi sẽ nuôi như người bạn lớn trong mỗi gia đình người Mnông ở Đắk Lắk. Đồng bào Mnông quan niệm, con voi là hiện thân của sự may mắn, thịnh vượng của buôn làng. Trong sinh hoạt hằng ngày, voi là người bạn, người thân trong gia đình, voi giúp đỡ, thay thế con người gánh vác những phần việc nặng nhọc. 

Trong những ngày hộị, voi cũng là niềm tự hào của cả cộng đồng, dân tộc. Bởi vậy, nên đồng bào Mnông rất coi trọng việc cúng sức khỏe cho voi. Lễ cúng sức khỏe gắn liền với cuộc đời mỗi con voi.

Lễ cúng sức khỏe cho voi thường được tổ chức vào đầu năm, để cầu mong năm mới voi luôn mạnh khỏe, giúp đỡ gia chủ; đồng thời nhắc nhở mọi người quan tâm chăm sóc, bảo vệ voi. Những buôn còn nhiều voi, dân làng thường tập trung làm lễ cúng chung cho tất cả voi trong buôn. Đây là nghi lễ mang đậm yếu tố văn hóa, tâm linh của người Mnông. 

Voi tập trung trước sân chuẩn bị thực hiện nghi lễ cúng sức khỏe
Voi tập trung trước sân chuẩn bị thực hiện nghi lễ cúng sức khỏe

Vừa qua, UBND huyện Lắk đã tổ chức phục dụng Lễ cúng sức khỏe cho 11 con nhà, tại buôn Lê, thị trấn Liên Sơn. Theo phong tục, thầy cúng sức khỏe cho voi, phải là thầy cúng giỏi, có uy tín và am hiểu tập tục của buôn làng. Lễ cúng sức khỏe cho voi lần này, thầy cúng được mời là ông Y Sớ Ênuôl cùng đoàn nghệ nhân buôn Lê.

Trước khi thực hiện lễ cúng, gia chủ đã chuẩn bị lễ vật tươm tất, tùy điều kiện gia chủ có thể làm trâu, heo hoặc gà, song dù lễ lớn hay nhỏ bắt buộc phải có ít nhất là 3 chén xôi, tiết lợn, đầu heo và một số lễ vật khác.

Đến giờ hành lễ, 11 con con tập trung trước sân nhà ông Y Chal Je, buôn Lê, một trong những chủ voi. Sau khi các chú voi thực hiện hành động chào khách, thể hiện sự thân thiện, gần gũi của voi với con người; từng con voi tiến vào nơi tổ chức lễ cúng, nài voi sẽ thắp 1 ngọn nến trắng vào đầu móc điều khiển voi, rồi voi mới tiến lên thực hiện nghi lễ cúng.

Thầy cúng đọc lời khấn gọi Yang về chứng giám: “Yang voi, Yang đất, Yang trời, Yang núi hãy về đây chứng giám nghi lễ cúng sức khỏe cho voi, mong Yang cho voi nhiều sức khỏe để gánh vác công việc cho buôn làng….”.

Sau nghi thức cúng sức khỏe, thầy cúng đặt đầu heo, gạo, bôi tiết, tưới nước lên đầu voi, chân trước và chân sau của voi, tặng 2 vòng đồng cho mỗi chú voi. Thầy cúng vừa làm, vừa đọc lời khấn cầu mong cho voi luôn được khỏe mạnh, giúp đỡ chủ nhà và buôn làng trong những công việc quan trọng.

 Cúng sức khỏe cho voi xong, thầy cúng lấy 1 phần thức ăn trong lễ vật cúng cho nài voi và khấn cầu, mong cho các nài voi có sức khỏe để chăm sóc thật tốt cho voi và dặn dò các nài voi, hãy chăm sóc, bảo vệ đàn voi, vì voi là một thành viên trong gia đình.

Thực hiện xong các nghi thức, thầy cúng mời họ hàng, bà con buôn làng thưởng thức rượu cần trong tiếng chiêng Knah ngân vang. 

Voi thực hiện động tác chào khách thể hiện sự thân thiện, gần gũi của voi với con người
Voi thực hiện động tác chào khách thể hiện sự thân thiện, gần gũi của voi với con người

Ông Nguyên Anh Tú, Phó chủ tịch UBND huyện Lắk  khẳng định: Chính quyền huyện Lắk đã và đang quyết liệt thực hiện bản ghi nhớ hợp tác về xây dựng mô hình du lịch thân thiện với voi giữa UBND tỉnh Đắk Lắk với Tổ chức Động vật châu Á (AAF), xóa bỏ các hình thức du lịch cưỡi voi, các hoạt động ảnh hưởng đến sức khỏe của voi hướng tới hình ảnh du lịch thân thiện với voi. 

Tổ chức phục dựng cúng sức khỏe cho voi, chính là một hình thức tuyên truyền thiết thực tới du khách trong và ngoài nước về nét đẹp nhân văn, tình cảm gắn bó của voi và người dân trong cuộc sống thường ngày. Du khách đến với xứ sở voi của Đắk Lắk sẽ thấy những điều thú vị đáng tìm hiểu xoay quanh vòng đời của mỗi con voi, cũng như các nghi lễ liên quan đến voi.

Một số hình ảnh tại Lễ cúng sức khỏe cho voi

Gia chủ chuẩn bị rượu cần, lễ vật để thực hiện cúng sức khỏe cho voi
Gia chủ chuẩn bị rượu cần, lễ vật để thực hiện cúng sức khỏe cho voi
Thầy cúng và mọi người dân chuẩn bị lễ vật chuẩn bị cúng sức khỏe cho voi
Thầy cúng và mọi người dân chuẩn bị lễ vật cúng sức khỏe cho voi
Thầy cúng khấn xin các vị thần ban sức khỏe cho voi
Thầy cúng khấn xin các vị thần ban sức khỏe cho voi
Thầy cúng vốc nắm gạo để trên đầu voi
Thầy cúng vốc nắm gạo để trên đầu voi
Thầy cúng bôi tiết lên đầu voi
Thầy cúng bôi tiết lên đầu voi
Thầy cúng đưa nài voi rượu cần
Thầy cúng đưa nài voi rượu cần
Thầy cúng cầm trên tay 2 chiếc vòng đồng tặng tặng cho mỗi chú voi
Thầy cúng cầm trên tay 2 chiếc vòng đồng tặng tặng cho mỗi chú voi


Thầy cúng đưa lễ vật cúng và khấn cho nài voi sức khỏe để chăm sóc voi
Thầy cúng đưa lễ vật cúng và khấn cho nài voi sức khỏe để chăm sóc voi
Nài voi uống rượu cần thầy cúng đưa để nhận may mắn từ các vị thần
Nài voi uống rượu cần thầy cúng đưa để nhận may mắn từ các vị thần

Theo số liệu thống kê, hiện nay quần thể voi nhà tại Đắk Lắk chỉ còn 36 con voi, trong đó huyện Buôn Đôn còn 21 con, huyện Lắk còn 14 con và huyện Krông Ana 1 con.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân, Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tại Làng văn hóa các dân tộc thiếu sổ (ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, thành phố Huế) diễn ra với sự tham gia đông đảo của đồng bào dân tộc thiểu số, du khách trong và ngoài huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, sản phẩm đặc trưng của huyện A Lưới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.
Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc màu 54 - Hoàng Trung - Minh Ngọc - 19:29, 01/04/2025
Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân, Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tại Làng văn hóa các dân tộc thiếu sổ (ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, thành phố Huế) diễn ra với sự tham gia đông đảo của đồng bào dân tộc thiểu số, du khách trong và ngoài huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, sản phẩm đặc trưng của huyện A Lưới.
Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 19:25, 01/04/2025
Quảng Ninh hiện có hơn 40.000 tín đồ công giáo, 16 giáo xứ, 38 giáo họ. Thực hiện phương châm “Kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo luôn phát huy tốt vai trò trong hầu hết các phong trào tại địa phương nơi cư trú. Nhiều mô hình, sáng kiến, cách làm hay được các giáo xứ, họ đạo đề ra, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, nhiệm vụ của địa phương, phù hợp với tâm tư, tình cảm, nếp sống đạo của người công giáo.
Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 19:21, 01/04/2025
Nhân dịp kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025, ngày 1/4, Đoàn công tác Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban làm Trưởng đoàn đến thăm chúc mừng Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh và Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Ninh Thuận. Cùng đi có bà Trần Thị Minh Thu, Trưởng Phòng Tín ngưỡng và Tôn giáo khác; bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận.