Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bí ẩn Tà Kơn - Thành cổ chốn rừng hoang

Thiên Trúc - Hoàng Minh - 10:50, 06/11/2023

Tồn tại giữa mênh mông rừng già, thành cổ Tà Kơn hội tụ những nét đẹp nguyên sơ, hùng vĩ mà thiên nhiên ban tặng cho xã vùng cao Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định).

Vẻ đẹp tuyệt mỹ của thành Tà Kơn mà thiên nhiên ban tặng cho đại ngàn Vĩnh Thạnh (Bình Định).
Vẻ đẹp tuyệt mỹ của thành Tà Kơn mà thiên nhiên ban tặng cho đại ngàn Vĩnh Thạnh (Bình Định).

“Dấu tích” kỳ bí của đại ngàn

Theo già làng Đinh Chương (ở làng K8, xã Vĩnh Sơn), Tà Kơn trong ngôn ngữ Ba Na có nghĩa là “chồng lên nhau”, ý muốn nói đến những hòn đá được xếp chồng lên nhau một cách rất lạ. Quá trình xây thành, giữ thành Tà Kơn được kể lại bằng Hơ Mon (hát kể sử thi Ba Na) đắm màu huyền thoại. Một truyền thuyết cho rằng Tà Kơn xưa kia vốn là nhà của 3 anh em, gồm 2 vị vua Trum, Trăm và nàng công chúa xinh đẹp, thông minh tên Bia Tơni.

Một truyền thuyết khác về nguồn gốc của thành Tà Kơn gắn liền với nàng Hơ Bia xinh đẹp. Thần núi muốn cưới Hơ Bia làm vợ. Nhưng thần có khuôn mặt bằng đá, dưới cằm có yếm như yếm bò cái trông rất xấu xí nên Hơ Bia không hài lòng, yêu cầu nếu thần vượt qua được ba cuộc thử tài của nàng thì sẽ chấp nhận lời cầu hôn. Thần núi đều vượt qua tất cả những lần thử tài nên hai người thành vợ chồng, cùng nhau xây dựng thành Tà Kơn.

Bên cạnh truyền thuyết của người Ba Na, có ý kiến cho rằng thành Tà Kơn do anh em nhà Tây Sơn xây dựng nên. Khi 3 anh em nhà Tây Sơn chiêu binh mãi mã, người Ba Na hưởng ứng rất mạnh mẽ và họ đã cùng nhau dựng nên thành Tà Kơn làm cứ điểm bí mật…

Xưa, thành Tà Kơn là nơi cư trú và đã chứng kiến những trận chiến oai hùng chống lại các thế lực bên ngoài của dân làng. Thời kỳ lịch sử hiện đại, 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, khu vực thành Tà Kơn từng là hậu cứ của du kích và quân chủ lực huyện cho đến năm 1975. Vì những ý nghĩa và giá trị đặc biệt quan trọng, thành Tà Kơn được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng di tích vào ngày 25/12/2013.

Cũng theo già làng Đinh Chương, thành Tà Kơn là dãy núi đá được hình thành do quá trình phun trào của núi lửa vào thời kỳ Đệ tứ kỷ cách nay hàng triệu năm, quá trình nâng lên của bề mặt trái đất, đã tạo nên những cột đá có dáng hình học xếp liền kề nhau thành một bức tường dài 500 - 600m, cao 30 - 40m. Do bức tường đá chạy thành một vệt dài theo sườn núi giữa núi rừng núi đại ngàn hùng vĩ của Vĩnh Sơn nên ngày xưa gọi là thành, con người đã thổi vào những khối đá kỳ vĩ này sinh khí. Một sức sống nhân văn, một văn hóa cự thạch để đề cao tinh thần bất khuất chống xâm lược.

Tác giả giữa thành cổ Tà Kơn.
Tác giả giữa thành cổ Tà Kơn.

Phát triển tiềm năng du lịch vùng cao

Theo chân anh Đinh Khánh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn, chúng tôi tìm đến thành Tà Kơn.

Để đến được thành Tà Kơn là không dễ, do nó nằm trên núi cao gần 1.000m so với mặt nước biển, lại phải lặn lội vào tận rừng sâu. Đường đến thành Tà Kơn là một lối mòn nhỏ, luồn lách trong những cánh rừng nguyên sinh thâm u, huyền bí. Có những đoạn bị cây rừng che kín phía trên khiến người ta có cảm giác như đang đi trong hang động nằm dưới đất sâu. Càng men vào rừng sâu, ánh sáng mặt trời tắt dần do lá cây âm u rậm rạp. Núi cao, mây thấp, núi đá, rừng cây càng khiến không gian như thu hẹp lại, con đường bê tông vừa nhỏ vừa đầy những ổ gà chạy ngoằn ngoèo giữa hai bên là cây rừng phủ kín.

Ấn tượng đầu tiên hiện ra trước mắt là bức tường thành cao gần 20m, dài hàng trăm mét gồm những phiến đá to bằng mặt bàn, có hình lục lăng, hình trụ chữ nhật... xếp chồng lên nhau theo một hàng thẳng đứng. Gần tường thành có những tảng đá to riêng lẻ xếp chồng lên nhau như những cây cột khổng lồ. Có một đoạn thành bị sập, đá đổ xuống ngổn ngang trên mặt đất. Ngay đầu tường thành có một hang đá sâu thẳm, tối om.

Nghỉ một lát, đứng ở nơi dừng chân, chỉ vào vách núi, anh Khánh bảo đó là thành Tà Kơn. Nhìn xuống, tôi chỉ thấy một phần của bức tường thành với những phiến đá phẳng, to bằng mặt bàn cỡ đại nằm chồng lên lên nhau thẳng tăm tắp như có ai xếp lên.

Thành Tà Kơn có mặt giữa đại ngàn Vĩnh Sơn. Từ nơi đặt tấm bia di tích, đôi chân chúng tôi bước xuống những bậc tam cấp được xây dựng kiên cố, rộng khoảng 2m, hai bên có 2 sợi dây to làm tay vịn, dẫn xuống tận chân thành. Đứng dưới chân thành, ngước mắt nhìn lên, bức tường thành kỳ vĩ hiện ra trước mắt chúng tôi với những phiến đá xếp lên nhau sừng sững với thời gian.

Theo anh Đinh Khánh, việc thành Tà Kơn được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng di tích đã góp phần quan trọng trong việc nối kết chuỗi du lịch lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên tuyến hành lang dọc Quốc lộ 19 từ hệ thống tháp Chăm Quy Nhơn, Tuy Phước, Bảo tàng Quang Trung, khu du lịch sinh thái Hầm Hô, Bảo sơn Thiên ấn và lên thủy điện Định Bình, Vĩnh Sơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ rừng đầu nguồn xung yếu.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh Bùi Tấn Thành cho biết: “Đường vào thành Tà Kơn giờ đã được bê tông hóa, rất thuận lợi cho du khách đến tham quan, đây là lợi thế để Vĩnh Thạnh phát triển du lịch sinh thái. Ngoài điểm nhấn là thành Tà Kơn ở làng K8, Vĩnh Thạnh còn có vườn cam Nguyễn Huệ ở làng K2 xã Vĩnh Sơn; động Hang Dơi, suối Tà Má, công trình thủy điện Vĩnh Sơn, hồ chứa nước Định Bình… mỗi nơi có vẻ đẹp hoang sơ riêng. Ngoài ra, Vĩnh Thạnh còn có những lễ hội, những bài hát Hơ Mon, nhạc cụ dân tộc, làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm, có vườn hoa anh đào và những vườn rau ôn đới. Đó là những “món ăn” tinh thần độc đáo của núi rừng mà người miền xuôi không có…”.

Triển khai Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tôc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã mang đến những cơ hội mới để Vĩnh Thạnh bảo tồn, phục dựng văn hóa truyền thống; khai thác tiềm năng văn hóa, phát triển du lịch tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội sáng 23/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong khi thế giới hạ dự báo tăng trưởng, đặc biệt là thực hiện 3 đột phá chiến lược, triển khai bộ tứ trụ cột, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chuyển đổi trạng thái phục vụ người dân và doanh nghiệp, cắt giảm tối đa thủ tục, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xây dựng quy hoạch, tiêu chuẩn, điều kiện để người dân, doanh nghiệp cứ thế làm những gì pháp luật không cấm.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị ngập sâu, giao thông tê liệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở

Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị ngập sâu, giao thông tê liệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở

Tin tức - Minh Nhật - 16:49, 23/05/2025
Từ đêm 22/5, mưa bắt đầu xuất hiện tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và kéo dài đến sáng 23/5. Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường ở Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái ngập sâu, nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét ở các khu vực vùng núi.
Mê đắm Trà Nhiêu

Mê đắm Trà Nhiêu

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 16:43, 23/05/2025
Được xây dựng thành Làng du lịch sinh thái cộng đồng hơn 15 năm trước, Trà Nhiêu đã trải qua không ít chông chênh nhưng cũng gặt hái được những "trái ngọt" đầu mùa. Giờ đây, Trà Nhiêu ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước nhờ vẻ đẹp thiên nhiên mộc mạc và sự hiền hòa, mến khách của người dân nơi đây.
Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Giải trí - Anh Trúc - 12:00, 23/05/2025
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quyết định tước bỏ danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021 với Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Tin tức - N.Tâm - 11:58, 23/05/2025
Sáng 23/5, tại TP. Cần Thơ, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc nhằm thống nhất các nội dung trong Đề án hợp nhất 3 đơn vị. Tham dự buổi làm việc có: Ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ; ông Lâm Hoàng Mẫu - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng; ông Trần Thanh Liêm - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang. Cùng dự Hội nghị còn có lãnh đạo Văn phòng, chuyên viên thuộc 3 đơn vị.
Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Tin tức - Ngọc Thu - 11:54, 23/05/2025
Sáng 23/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia được tìm kiếm, quy tập trong mùa khô 2024 - 2025.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái Xá lợi Đức Phật được miễn phí cáp treo

Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái Xá lợi Đức Phật được miễn phí cáp treo

Tin tức - Anh Trúc - 11:50, 23/05/2025
Du khách chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở Cung Trúc Lâm Yên Tử sẽ được tặng vé cáp treo tại khu di tích Ngọa Vân Yên Tử.
Quảng Ninh: Họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Quảng Ninh: Họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Mỹ Dung - 11:47, 23/05/2025
Sáng 23/5, tại Tp. Uông Bí (Quảng Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức Họp báo thông tin về sự kiện tôn trí, chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích danh thắng Yên Tử.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Media - BDT - 11:45, 23/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi

Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi

Media - BDT - 11:36, 23/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 23/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa. Thánh đường Hồi giáo Al-Noor Hà Nội. Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Chính sách Dân tộc - Trọng Bảo - 11:27, 23/05/2025
Ngày 23/5, tại thị trấn Bắc Hà, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719); đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đại biểu các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Bảo Yên.