Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những “điểm tựa” nơi phên giậu quốc gia

Hà Minh Hưng - Thanh Hương - 15:48, 22/09/2021

Từ bao năm nay, các bản làng ở huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu) vẫn có các già làng, trưởng bản, Người có uy tín luôn sát cánh cùng Bộ đội biên phòng (BĐBP) trong công tác vận động, tuyên truyền bảo vệ an ninh biên giới tới bà con dân bản. Họ được người dân nơi đây ví như cây gỗ lớn trong rừng già, là nhịp trống hiệu triệu mọi người cùng hòa vang trong bài ca đại đoàn kết.

Ông Thàng Phí Xè (người ngồi giữa) trao đổi với chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Ủ (Ảnh TL)
Ông Thàng Phí Xè (người ngồi giữa) trao đổi tình hình thôn bản với chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Ủ (Ảnh TL)

Giữ vững biên cương

Nhiều năm qua, ông Thàng Phí Xè (dân tộc La Hủ) là già bản Pa Ủ, xã Pa Ủ (huyện Mường Tè) là một điển hình tiêu biểu trong phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự thôn, bản khu vực biên giới”. Tại lán nương, chúng tôi được ông thiết đãi bát chè xanh pha sẵn, thứ quà mà người dân nơi đây luôn mang bên mình khi đi nương, hay mỗi lần ra biên thăm mốc.

Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy", nhưng đôi mắt và trí lực của già bản Xè còn tinh anh lắm. Chỉ một vị trí hốc đá, gốc cây, khe suối khu vực giáp biên thay đổi cũng khó có thể qua được mắt ông. Bởi trong mỗi chuyến lên biên giới kiểm tra cột mốc, ông quan sát kỹ càng và ghi chép cẩn thận từng chi tiết, vị trí.

Ông nhớ lại những năm 70 của thế kỷ trước, khi ấy ông đang giữ trọng trách Chủ tịch UBND xã Pa Ủ, hiếm khi ông vắng trong những chuyến tuần tra cùng các chiến sĩ. Vốn am hiểu tiếng địa phương, già bản Thàng Phí Xè cùng BĐBP giảng giải, tuyên truyền pháp lệnh biên giới cho người dân, từ đó bà con đã hiểu ra nên không vi phạm nữa.

Nhấp ngụm nước chè, ông nói trong niềm vui: “Hơn 20 năm gắn bó với đường biên mốc giới. Có những điểm cao, hiểm trở như mốc 37, ngày trước mỗi lần thăm mốc cả đi lẫn về mất cả tuần. Trước mốc giới đơn giản lắm, chỉ là con suối, gốc cây, tảng đá, nhưng phải là người thường xuyên đi lại, hay quan sát mới nắm được. Nay chứng kiến cột mốc được chỉnh trang, tôn tạo to đẹp, đường lên mốc bây giờ cũng dễ đi hơn vì có các chiến sĩ biên phòng làm đường phát quang, giờ thì già yên cái bụng rồi. Sau mình yếu không đi thăm mốc được nữa thì con cháu và bà con dân bản sẽ thay mình”.

Già bản Lý Xạ Pu (áo đen đứng giữa) bản Pa Ủ, xã Pa Ủ, Mường Tè luôn sát cánh cùng các chiến sĩ BĐBP Đồn Pa Ủ trong công tác dân vận vùng biên.
Già bản Lý Xạ Pu (áo đen đứng giữa) luôn sát cánh cùng các chiến sĩ BĐBP Đồn Pa Ủ trong công tác dân vận vùng biên.

Tạm biệt già Thàng Phí Xè, chúng tôi ngược núi lên Nhú Ma thăm một người mà bà con nơi đây quen gọi là “bố”. Ông là Lý Xạ Pu, Bí thư Chi bộ bản Nhú Ma (xã Pa Ủ). Mỗi khi nhắc lại câu chuyện cách đây hơn 10 năm người La Hủ theo BĐBP về lập bản mới, “bố Pu” không giấu được cảm xúc, ông chia sẻ: “Ngày đầu dời hốc núi, bìa rừng về lập bản, ai cũng lo bởi bà con La Hủ đã quen với cuốc sống du canh du cư từ bao đời. Nhưng khi về nơi ở mới có nhà kiên cố, con em được học cái chữ ngay tại bản, mùa giáp hạt thì được Nhà nước hỗ trợ gạo, không phải lo vào rừng đào củ sắn, củ mài”.

Tuy nhiên, để giữ chân bà con, bài toán khó nhất là tìm ra được công việc lâu dài, tạo nguồn thu nhập chính ngay trên mảnh đất của mình. Già bản Lý Xạ Pu chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương ưu tiên đầu tư, hỗ trợ mọi nguồn lực giúp đồng bào La Hủ xóa đói, giảm nghèo. Hằng ngày, “bố Pu” cùng các chiến sĩ trực tiếp “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn bà con làm quen với những mô hình chăn nuôi, trồng trọt mới. Cuộc sống của người dân đang ngày càng ổn định với mô hình nuôi bò tập trung, trồng riềng, sa nhân và mô hình lúa nước hai vụ.

“Giờ thì Nhú Ma khác xưa rồi! Để có một bản Nhú Ma như hôm nay, người La Hủ luôn nhớ ơn BĐBP, nhớ ơn “bố Pu” không quản ngày đêm đến từng lán nói chuyện cho bà con ưng cái bụng, tỏ cái đầu về chuyện lập bản, xây dựng cuộc sống mới, xóa bỏ tập tục du canh du cư…”, Trưởng bản Nhú Ma Vàng Phí Mư tâm sự.

Năm 2018, già bản Lý Xạ Pu đại diện cho các già làng tiêu biểu của Lai Châu về Hà Nội dự Hội nghị biểu dương tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc thiểu số khu vực biên giới. Ông cũng vinh dự được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam trao tặng biểu trưng “Điểm tựa của bản làng năm 2018”. 

Đồng lòng trên miền đất mới

Nếu như các già bản Thàng Phí Xè, Lý Xạ Pu được ví như những “điểm tựa” của bà con La Hủ, xã Pa Ủ trong việc giữ vững an ninh trật tự xây dựng đời sống mới, thì già bản Hù Cố Xuân như cây gỗ lớn trong rừng già của người Si La xã Can Hồ (Mường Tè).

Mỗi khi cóp dịp nhắc lại chuyện người Si La vượt sông Đà lên nơi ở mới, già bản Hù Cố Xuân ngỡ như một giấc mơ dài.

Năm 2013, bà con người Mông, Hà Nhì đã ổn cư trên vùng đất mới theo Chương trình Tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu, nhưng người Si La của hai bản là Seo Hai và Sì Thau Chải vẫn chưa chịu dời bản. Đã có nhiều cuộc họp bàn, nhiều đoàn cán bộ các cấp về tuyên truyền nhưng người dân còn e ngại. Bởi bao đời nay, người Si la có phong tục kiêng chuyển nhà qua sông qua suối. Bằng uy tín và trách nhiệm của mình, hằng ngày bà Xuân đến từng nhà nói chuyện, tuyên truyền để bà con hiểu những chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước. Với uy tín và tài thuyết phục, bà được người dân Si La ưng cái bụng. Và tháng 11/2014, 62 hộ, 420 nhân khẩu người Si La bên kia sông Đà đã dời chuyển an toàn đến vùng tái định cư. Những mái nhà chênh vênh bên sườn núi, nay được thay thế những nếp nhà xây khang trang có mái tôn vững chãi.

Sinh ra và lớn tại bản Seo Hai, xã Can Hồ, từ nhỏ bà Hù Cố Xuân đã chứng kiến cảnh khó khăn thiệt thòi của đồng bào mình. Bởi đồng bào Si La từ lâu sống tách biệt bên kia sông Đà, đường giao thông duy nhất là trông cậy vào những người đàn ông vạm vỡ bơi bè mảng. Phụ nữ thì cả đời không ra khỏi bản. Cuộc sống quẩn quanh với đói nghèo bủa vây.

May mắn hơn chúng bạn Hù Cố Xuân được học cái chữ của những thầy cô dưới xuôi tình nguyện lên vùng khó công tác, chăm chỉ học tập sau này bà trở thành cô giáo về dạy chữ cho bản làng mình. Nghỉ hưu, bà tham gia nhiều vị trí công tác xã hội, hết Chủ tịch Hội Phụ nữ, rồi Chủ tịch Hội người cao tuổi xã, ở vai trò nào bà cũng được bà con quý mến. Mỗi khi có dịp quây quần, bà con Si La vẫn nhắc chuyện vào những năm 80, nạn hút thuốc phiện còn phổ biến, có thời chỉ thấy phụ nữ Si La đi nương vào rừng, còn đàn ông chỉ tối ngày say sưa với cơm đen, bàn đèn. Nhiều đêm suy nghĩ, trao đổi với chị em trong bản… Và hàng đêm người ta thấy bà Xuân vác cuốc, soi đèn cùng với lực lượng biên phòng, các ban ngành lên nương nhổ triệt phá cây thuốc phiện. Ban ngày bà đánh trống, khua chiêng tập trung mọi người để nói chuyện về tác hại thuốc phiện, đồng thời trực tiếp khuyên giải những gia đình có người mắc nghiện phải bỏ, phải cai. Cuộc chiến đấu với nạn nghiện hút và phong trào phá bỏ cây anh túc thành công được người dân đồng tình ủng hộ.

Sau khi ổn cư để vơi đi nỗi nhớ bản cũ, già bản Xuân tập hợp mọi người lại cùng diễn xướng những vũ điệu, dân ca truyền thống. Bà đã cải biên chuyển thể thành bài hát điệu múa cho phù hợp với cuộc sống mới như: Hát ru đêm trăng, Múa mừng ngày mùa, Hát mừng Đảng mừng xuân, Múa mừng bản mới, dựa trên lời vũ điệu dân ca cổ. Cứ đều đặn vào các buổi tối mọi người lại quây quần ở nhà văn hóa dưới ánh điện sáng xem đội văn nghệ bà Xuân biểu diễn. Không chỉ dày công truyền dạy dân ca Si La cho lớp trẻ; cùng với các thành viên Bảo tàng văn hóa - Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lai Châu, bà tham gia nghiên cứu, biên soạn, xuất bản nhiều công trình văn hóa có giá trị về người Si La ở Lai Châu. Tháng 3/2019, bà vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Ưu tú".

Tôi đã đã từng băn khoăn tại sao địa hình rộng, hiểm trở như Lai Châu mà lực lượng biên phòng thì “mỏng” làm thế nào để các anh hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sau này tôi đã hiểu trên dặm dài biên ải xa xôi ấy, các anh không chỉ đơn tuyến một mình…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở ngay trong năm nay

Thủ tướng: Đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở ngay trong năm nay

Thời sự - PV - 20:45, 25/03/2025
Chiều 25/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về các dự thảo đề án quan trọng chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Sơn La: Huy động hơn 14 tỷ đồng tại Lễ phát động gửi tiết kiệm vì người nghèo

Sơn La: Huy động hơn 14 tỷ đồng tại Lễ phát động gửi tiết kiệm vì người nghèo

Giảm nghèo bền vững - Minh Nhật - 18:10, 25/03/2025
Ngày 25/3, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ phát động tuần lễ gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo năm 2025.
Món ăn - bài thuốc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh sởi

Món ăn - bài thuốc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh sởi

Sức khỏe - Minh Nhật - 17:46, 25/03/2025
Hiện nay, bệnh sởi đang có diễn biến phức tạp trên thế giới. Tại Việt Nam, bệnh cũng có chiều hướng tăng. Theo các chuyên gia, thời tiết hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Khi mắc bệnh, ngoài việc tuân thủ theo các phương pháp điều trị của y học hiện đại, y học cổ truyền, có nhiều món ăn - bài thuốc giúp phòng và trị bệnh.
Vụ 28 học sinh và giáo viên Trường Marie Curie Bình Dương nhập viện cấp cứu sau cơm trưa: Phụ huynh không đồng tình với kết luận của Đoàn kiểm tra

Vụ 28 học sinh và giáo viên Trường Marie Curie Bình Dương nhập viện cấp cứu sau cơm trưa: Phụ huynh không đồng tình với kết luận của Đoàn kiểm tra

Tin tức - Duy Chí - 17:37, 25/03/2025
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển đăng thông tin “Ăn cơm trưa, 28 học sinh và giáo viên Trường Marie Curie Bình Dương nhập viện cấp cứu”. Nhiều phụ huynh có con em nhập viện cấp cứu đã liên hệ phóng viên bày tỏ, không đồng tình về nhà trường và kết luận của Đoàn kiểm tra vì có nhiều nghi vấn, thiếu khoa học.
Quảng Ngãi: Người dân góp tiền mở đường làm du lịch

Quảng Ngãi: Người dân góp tiền mở đường làm du lịch

Du lịch - Đinh Quang - Xuân Thịnh - 17:30, 25/03/2025
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển đăng loạt bài về các di tích lịch sử, văn hóa quanh vùng cửa biển Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi, nhiều du khách đã tìm về khám phá, thưởng ngoạn vùng biển đẹp này. Để tạo điều kiện cho du khách tham quan, chính quyền từ thôn, xã đến thành phố đã vận động người dân góp tiền mở đường đi lại, sau đó sẽ đầu tư bê tông hóa đường dẫn về các di tích.
Ngôi làng giữa miền ban trắng đẹp như cổ tích ở Điện Biên

Ngôi làng giữa miền ban trắng đẹp như cổ tích ở Điện Biên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 24/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Tạm ngừng trình đề án sáp nhập huyện, xã theo tiêu chí cũ. Tạo điều kiện để đồng bào Khmer đón Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây đoàn kết, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Ngôi làng giữa miền ban trắng đẹp như cổ tích ở Điện Biên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Dương đồng loạt khởi công công trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Bình Dương đồng loạt khởi công công trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Duy Chí - 17:26, 25/03/2025
Qua rà soát, toàn tỉnh Bình Dương hiện có 455 căn nhà/9 huyện, thị, thành phố cần xây mới và sửa chữa. Theo đó, ngày 25/3, 9 huyện, thị, thành phố đã đồng loạt khởi công công trình xoá nhà tạm, xây dựng nhà kiên cố cho các hộ gia đình khó khăn về nhà ở. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương đã triển khai các đoàn công tác đến các địa phương tham dự Lễ khởi công.
Khánh Hòa: Chủ tịch tỉnh đối thoại với thanh niên về vấn đề việc làm và chuyển đổi số

Khánh Hòa: Chủ tịch tỉnh đối thoại với thanh niên về vấn đề việc làm và chuyển đổi số

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 17:23, 25/03/2025
Ngày 25/3, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với thanh niên năm 2025. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương và đông đảo đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh.
Bà Chu Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang:

Bà Chu Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang: "Không vì lý do sáp nhập mà ngắt quãng, chậm tiến độ công việc..."

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 17:00, 25/03/2025
Sau khi thành lập, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang đã bắt tay ngay vào công việc, bảo đảm vận hành thông suốt, liên tục ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, không vì lý do sáp nhập mà ngắt quãng, chậm tiến độ công việc. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Chu Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang xung quanh vấn đề này.
Dự án 3 Chương trình MTQG 1719 tạo tiền đề phát triển chăn nuôi đại gia súc

Dự án 3 Chương trình MTQG 1719 tạo tiền đề phát triển chăn nuôi đại gia súc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 16:54, 25/03/2025
Thực hiện Nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk xây dựng các tổ nuôi bò, dê sinh sản tạo sinh kế giúp nhiều hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao thu nhập.
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt: Điểm du lịch tâm linh trên bán đảo Sơn Trà

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt: Điểm du lịch tâm linh trên bán đảo Sơn Trà

Du lịch - Nguyễn Thế Lượng - 16:49, 25/03/2025
Với không gian thanh tịnh, xanh mát, khoáng đạt và kiến trúc độc đáo, ngôi chùa Linh Ứng Bãi Bụt đã và đang trở thành địa điểm vãn cảnh tâm linh nổi tiếng của du khách mọi miền.