Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

An Yên - 13:00, 01/05/2024

Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.

 Du khách đã có những khoảnh khắc ý nghĩa giữa rừng hoa mận trắng xóa
Du khách đã có những khoảnh khắc ý nghĩa giữa rừng hoa mận trắng xóa

Kỳ Sơn có gì?

Nhắc đến Kỳ Sơn là muốn nói đến vùng đất xa ngái, nghèo khó bậc nhất cả nước. Tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm hơn 95%, diện tích đất bằng phẳng có thể canh tác và sinh sống chỉ khoảng hơn 1%, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 50%...

Nhưng, Kỳ Sơn không chỉ có vậy. Vùng đất cực tây xứ Nghệ cũng đầy cuốn hút với “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn lộng gió…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn, khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ Mú nơi đây.

Là người bản địa, nhưng chúng tôi đã không ít lần vào vai kẻ lữ thứ để muốn có cái nhìn khách quan, công bằng về vùng đất nghèo thuộc diện 30a này. Và chúng tôi đã không sai lầm.

Bất cứ mùa nào trong năm, Kỳ Sơn vẫn có những điểm “níu chân” hấp dẫn. Ở vùng ngoài còn cái nắng oi ả mùa hè, thì khi đến “cổng trời” Mường Lống, cánh rừng sa mu, pơ mu xanh mướt ở Tây Sơn và Huồi Tụ… thì cái nắng rát gió lào như dịu lại. Những thảm mây bồng bềnh, hư ảo của những ngày thu, ngày đông chính là khoảnh khắc khiến dân phượt mê đắm trên đỉnh Puxailaileng cao hơn 2.700m ở Na Ngoi… 

Còn mùa xuân, Kỳ Sơn đẹp nao lòng. Cả dọc dài biên cương như sáng bừng ánh trắng của hoa mận, ánh hồng ấm áp của đào đương khoe sắc…

Đỉnh Puxailaileng hư ảo trong mây
Đỉnh Puxailaileng hư ảo trong mây

Còn lễ hội ở Kỳ Sơn, rất đậm nét văn hóa DTTS của những cư dân bản địa. Quả thực, sẽ là rất thiếu sót nếu như bỏ lỡ dịp may hòa mình vào bất kỳ một lễ hội nào đó ở vùng đất biên viễn. Miền biên thùy xa lơ xa lắc này có 4 dân tộc cùng sinh sống là Thái, Mông, Khơ mú, Kinh. Mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa riêng biệt, độc đáo. 

Nếu người Thái có lễ hội Khàu Búa Sa, lễ mừng lúa mới… bên ché rượu cần với những điệu lăm vông, khắc luống mời gọi; thì người Mông có lễ hội chọi bò, chọi trâu, ném pao, hát cự xia… cùng trang phục sặc sỡ và tiếng khèn réo rắt gọi bạn tình. Chưa kể, những nếp nhà sa mu của người Mông trầm mặc ở nhiều bản làng còn là đích đến cho những hành trình trải nghiệm khó quên.

Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Viết Hùng chia sẻ: Nét văn hóa của đồng bào các DTTS là hồn cốt, cũng là điểm hấp dẫn, làm nên sự phong phú, đá dạng của một vùng văn hóa, được kết tinh qua lao động sáng tạo từ nhiều thế hệ.

Cũng là lời Chủ tịch Hùng, những đặc đặc trưng của vùng đất, những nét văn hóa đậm đà không thể trộn lẫn của các DTTS nơi đây… chắc chắn sẽ là điểm đến hấp dẫn. Chúng tôi đang kết nối để hình thành những tour du lịch để mong muốn có thêm nhiều người biết về Kỳ Sơn, hiểu hơn về Kỳ Sơn.

Để bản sắc văn hóa “kích cầu” cho du lịch

Đã rất nhiều lần chúng tôi về Kỳ Sơn, mỗi một lần trò chuyện, lãnh đạo huyện Kỳ Sơn đã luôn nhắc nhiều đến việc phải làm sao tận dụng ưu thế của vùng đất để khai thác vào hoạt động du lịch.

Lễ rước tại lễ hội đền Pu Nhạ Thầu
Lễ rước tại lễ hội đền Pu Nhạ Thầu

Ở tầm vĩ mô, địa phương đã có đề án phát triển ngành “công nghiệp không khói” giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó có nội dung quan trọng là gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với du lịch. Để làm được điều này, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xắn tay chỉ việc… vào mục tiêu phát triển du lịch cũng đã được thực hiện mạnh mẽ. 

 "Chúng tôi đang kỳ vọng, hoạt động du lịch sẽ là động lực để bà con từng bước thay đổi nhận thức, suy nghĩ, tập quán làm kinh tế, phát triển văn hóa và xã hội để ổn định cuộc sống", Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Viết Hùng bộc bạch.

Du lịch gắn với bản sắc văn hóa là loại hình không mới. Vấn đề là huyện Kỳ Sơn sẽ thực hiện như thế nào. Theo một số lãnh đạo huyện, trước hết, từ các tiềm năng, lợi thế vùng đất, địa phương có thể kết nối với các công ty, doanh nghiệp để hình thành các tour du lịch hoàn hảo, giúp du khách có đủ những trải nghiệm về cuộc sống nơi vùng đất biên cương. Hai nữa, từ các lễ hội chọi bò, lễ hội hái mận cùng với các điểm du lịch tâm linh như đền thờ Pu Nhạ Thầu, đền thờ cây đa bản Cánh, tháp cổ Yên Hòa…, có thể kêu gọi các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đầu tư hoạt động kinh doanh các điểm vui chơi giải trí.

Quảng cảnh một lễ hội chọi bò
Quang cảnh một lễ hội chọi bò

Song song với việc phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa, Kỳ Sơn đang có những nỗ lực để bảo vệ văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng các DTTS trong huyện. Trước hết, huyện đang tiến hành rà soát, thống kê toàn bộ các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể… để lên kế hoạch bảo tồn, phục dựng; việc bảo tồn văn hóa các DTTS không tách rời cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị xã hội, trường học. 

Bên cạnh đó, là hoạt động bảo tồn, phục dựng bản sắc văn hóa ngay chính trong các trường học. Chẳng thế mà ở huyện này, một số trường đã hình thành câu lạc bộ em yêu du lịch, để mỗi học sinh là những hướng dẫn viên nhí góp phần quảng bá hình ảnh, con người, văn hóa Kỳ Sơn vươn xa.

Đứng ở góc độ toàn cảnh, có thể thấy, đang có quá nhiều khó khăn ảnh hưởng đến công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vào hoạt động du lịch ở Kỳ Sơn. Trở lại câu chuyện ban đầu, Kỳ Sơn là một huyện nghèo, đời sống Nhân dân khó khăn dẫn tới thiếu nguồn lực trong bảo tồn, phục dựng; chưa kể nhận thức, suy nghĩ của một bộ phận người dân, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa và du lịch còn hạn chế.

Xin được chia sẻ lời của Bí thư huyện ủy Kỳ Sơn Vi Hòe về những định hướng sắp tới, thay cho lời kết của bài viết: Văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng, là động lực để phát triển kinh tế xã hội, gìn giữ quốc phòng an ninh. Cả hệ thống chính trị của huyện sẽ cùng vào cuộc trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS; bắt đầu từ việc làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của bà con, của chính quyền các xã về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của bản sắc văn hóa cũng như trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo tồn.

"Kỳ Sơn còn nhiều việc phải làm để mỗi người dân là chủ thể chính trong việc gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đưa bản sắc trở về gần hơn cuộc sống thường ngày của bà con, thì khi ấy mục tiêu gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn mới có hiệu quả”, Bí thư huyện ủy Kỳ Sơn Vi Hòe nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 4 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 4 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.
Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Xã hội - Toàn Thắng - 4 giờ trước
Tiến sĩ Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam nhận định, phân loại rác thải sinh hoạt sẽ mang lại lợi ích lâu dài nhưng sẽ là vấn đề khó khăn trước mắt ngay ở cả thành thị lẫn nông thôn...