Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Khai quật đợt 2 tại phế tích Đại Hữu

T.Nhân - 18:20, 12/05/2024

Sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cho phép, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Khảo cổ học đã tổ chức khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu, thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Phế tích Đại Hữu tại thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Phế tích Đại Hữu tại thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Theo đó, thời gian khai quật từ ngày 9/5 - 10/7/2024, trên diện tích 300 m2. Chủ trì khai quật là ông Phạm Văn Triệu - Viện Khảo cổ học.

Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật khảo cổ, Bảo tàng tỉnh Bình Định, Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.

Sau khi kết thúc đợt khai quật khảo cổ, Bảo tàng tỉnh Bình Định và Viện Khảo cổ học phải có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khai quật khảo cổ trong thời gian chậm nhất 1 tháng và báo cáo khoa học trong thời gian chậm nhất 1 năm, gửi về Bộ VHTT&DL. Trước khi công bố kết quả của đợt khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép trao đổi, thống nhất với Cục Di sản văn hóa.

Một số hiện vật được phát hiện tại phế tích Đại Hữu từ đợt khai quật năm 2023
Một số hiện vật được phát hiện tại phế tích Đại Hữu từ đợt khai quật năm 2023

Được biết, vào giữa năm 2023, Bộ VHTT&DL có Quyết định số 1023/QĐ-BVHTTDL cấp phép cho Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật khảo cổ phế tích tháp Đại Hữu, với diện tích khai quật 200 m2 từ ngày 25/4 - 15/6/2023. Quá trình khai quật phát hiện được số lượng 102 hiện vật đá với nhiều loại hình và kích thước khác nhau. Về chất liệu đá có 3 loại, là đá cát kết, đá hoa cương và đá ong. Trong đó, những hiện vật có trang trí được tạc trên đá cát kết bao gồm: Bệ thờ, bia ký, phù điêu trang trí hình người, phù điêu trang trí hình động vật, phù điêu trang trí hình cánh sen…

Tại buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ phế tích tháp Đại Hữu năm ngoái, Ts. Phạm Văn Triệu - Phó trưởng Phòng Khảo cổ học lịch sử (Viện Khảo cổ học Việt Nam) thông tin: Phế tích tháp Chăm Đại Hữu xuất hiện hố thiêng, đây được xem là kiến trúc trung tâm của ngôi tháp, nằm sâu dưới nền gạch kiến trúc tháp và là nơi diễn ra những nghi thức đầu tiên trước khi tiến hành xây dựng ngôi tháp, cho nên đây được xem là nơi linh thiêng nhất. 

Qua kiến trúc xuất lộ trong hố khai quật cho thấy, tường phía Bắc và phía Nam đều có độ dày là 3m, khoảng cách hai tường là 3,8m. Trong kiến trúc Champa, các tháp thường có bình đồ hình vuông, từ đó có thể suy ra rằng mỗi cạnh của tường tháp tại phế tích tháp Đại Hữu là 9,8m.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Lập Tổ công tác đặc biệt, mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả

Thủ tướng: Lập Tổ công tác đặc biệt, mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập Tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Xã vùng cao Tâm Thắng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số

Xã vùng cao Tâm Thắng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số

Trang địa phương - Lê Hường - 18:39, 14/05/2025
Ngày 14/5, UBND huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ công bố Quyết định xã Tâm Thắng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số năm 2024.
Hà Giang: Chương trình MTQG 1719 đạt được nhiều kết quả quan trọng trong giai đoạn I

Hà Giang: Chương trình MTQG 1719 đạt được nhiều kết quả quan trọng trong giai đoạn I

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 18:37, 14/05/2025
Ngày 14/5, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II, từ năm 2026 - 2030, trên địa bàn tỉnh.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Khi trí thức Dao nhập thế, giúp đời (Bài 4)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Khi trí thức Dao nhập thế, giúp đời (Bài 4)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 18:30, 14/05/2025
Xa xưa, nếu việc học chữ Nôm Dao gần như là trách nhiệm của nam giới, thì tri thức y dược dân tộc lại là không gian học tập chung của người Dao. Ở đó, mọi giới, mọi lứa tuổi đều chung tay góp sức. Để từ đó, một kho tàng tri thức y thuật được liệt vào hàng đồ sộ bậc nhất ra đời, không chỉ là niềm tự hào của đồng bào mà còn là một kho tàng vô giá để ngành Y học Quốc gia tìm tòi và khám phá.
Lông gà cũng thành “vàng nâu” cho đất

Lông gà cũng thành “vàng nâu” cho đất

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 18:17, 14/05/2025
Từ phế phẩm tưởng chừng bỏ đi tại các lò mổ, chàng trai trẻ Nguyễn Hà Thiên (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã mày mò thử nghiệm thành công biến lông gà thành phân hữu cơ dạng viên nén hoặc bột – sản phẩm không chỉ thân thiện với môi trường trong sản xuất nông nghiệp mà còn mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho gia gia đình anh cùng nhiều lao động tại địa phương.
Hương Tích tự trên đỉnh non Hồng

Hương Tích tự trên đỉnh non Hồng

Phóng sự - An Yên - 18:14, 14/05/2025
Mãi cho đến nay, trên dãy núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vẫn còn vang vọng truyền thuyết một nàng công chúa tu hành đắc đạo, hóa thành Phật bà nghìn tay nghìn mắt, phổ độ chúng sinh. Câu chuyện huyền bí trên đỉnh non ngàn bảng lảng mây bay, càng làm cho điểm dừng chân chiêm bái ở chùa Hương Tích thu hút đông đảo du khách và phật tử gần xa.
Phát hiện loài thực vật quý hiếm ở Sơn La

Phát hiện loài thực vật quý hiếm ở Sơn La

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Phát hiện loài thực vật quý hiếm ở Sơn La. Chùa Quán Sứ, Hà Nội. Nghệ nhân “chữa bệnh” cho chiêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc - (Bài cuối)

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc - (Bài cuối)

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 18:10, 14/05/2025
Với việc tập trung nguồn lực lớn để giải quyết những điểm nghẽn phát triển kinh tế -xã hội vùng DTTS, Chương trình MTQG 1719 không chỉ đưa ra lời hứa mà đã hiện thực hóa cam kết của Đảng và Nhà nước trong việc “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Khi người dân tận mắt thấy sự thay đổi cụ thể trong cuộc sống thường ngày, điều đó tạo nên niềm tin thực chất, một niềm tin không xuất phát từ tuyên truyền, mà từ trải nghiệm và kiểm chứng của chính họ.
Giữ rừng như giữ vàng - Lời thề từ Chư Yanh Sin

Giữ rừng như giữ vàng - Lời thề từ Chư Yanh Sin

Môi trường sống - Xuân Hòa - 18:05, 14/05/2025
Ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin - vùng lõi sinh học quan trọng bậc nhất của tỉnh Đắk Lắk - công tác giữ rừng được thực hiện bằng cả trái tim và đôi tay của đồng bào Ê Đê, Mnông, Tày…
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang kiểm tra, chỉ đạo kiện toàn các điều kiện thành lập Đặc khu Kiên Hải

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang kiểm tra, chỉ đạo kiện toàn các điều kiện thành lập Đặc khu Kiên Hải

Trang địa phương - Phương Vũ - Tiến Vinh - 17:58, 14/05/2025
Trong 2 ngày 13 và 14/5, nằm trong kế hoạch công tác tại vùng biển Tây Nam, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang do ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang làm Trưởng đoàn, đã đến khảo sát, kiểm tra và làm việc với các xã An Sơn, Nam Du, Lại Sơn và Hòn Tre thuộc huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Đây là địa bàn thành lập đặc khu theo định hướng sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính của tỉnh.
Đầu tư trên 320 tỷ đồng xây dựng Khu lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Đầu tư trên 320 tỷ đồng xây dựng Khu lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Tin tức - Anh Trúc - 15:57, 14/05/2025
Khu lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc rộng hơn 3,6ha, tọa lạc tại phường Phú Cường (Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), được xây dựng gần chùa Hội Khánh, nơi cụ từng gắn bó trong giai đoạn 1923 - 1926.
Mong Tập đoàn Hoa Điện hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng xanh

Mong Tập đoàn Hoa Điện hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng xanh

Thời sự - PV - 15:55, 14/05/2025
Sáng 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Bành Cương Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty hữu hạn Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hoa Điện Trung Quốc (CHEC).