Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Ngọc Ánh - 14:25, 26/04/2024

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.

Một nhà sưu tầm trẻ ở Hà Nội cúng tiến sách, chén son vào đền thờ Đại tộc họ Trần ( cụ Trần Thị Tần thân mẫu Nguyễn Du) ở Từ Sơn, Bắc Ninh
Một nhà sưu tầm trẻ ở Hà Nội cúng tiến sách, chén son vào đền thờ Đại tộc họ Trần ( cụ Trần Thị Tần thân mẫu Nguyễn Du) ở Từ Sơn, Bắc Ninh

Trong bài viết “Sưu tầm cổ vật tư nhân ở Việt Nam - Hai thập niên nhìn lại”, ông Phạm Quốc Quân, Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam nhận xét, năm 2000 với sự ra đời của Hội Sưu tầm - Nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long - Hà Nội và sau đó là các hội ở Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Ninh, Ninh Bình và TP. Hồ Chí Minh đã thực sự biến hoạt động sưu tầm cổ vật tư nhân ở Việt Nam trở thành một “cánh tay nối dài” của ngành di sản văn hóa nước nhà.

Theo ông Quân, “cánh tay nối dài” ấy đã tích cực tham gia với bảo tàng Trung ương và địa phương, tổ chức nhiều cuộc trưng bày lớn, có ý nghĩa, nhân những ngày kỷ niệm của dân tộc, sự kiện quan trọng của địa phương. Ở đó, toát lên một tinh thần hợp tác tự nguyện công - tư theo định hướng xã hội hóa của Đảng và Nhà nước, để có một kết quả đón nhận hồ hởi của toàn xã hội, tạo sinh khí mới cho hoạt động trưng bày bảo tàng.

Không chỉ hợp tác trưng bày, sưu tầm tư nhân, dưới sự điều dẫn của Hội, đã tổ chức nhiều cuộc trưng bày độc lập, với những ý tưởng và ngôn ngữ riêng của người chơi, đem đến nhiều sắc màu cho người thưởng lãm, đồng thời giới thiệu nhiều cổ vật có giá trị, mà nhiều khi, trong bảo tàng Nhà nước còn thiếu vắng. Dẫu chưa phổ biến, nhưng đã có biệt lệ, cổ vật tư nhân tham gia với cổ vật bảo tàng Nhà nước tại TP Hồ Chí Minh, đưa sưu tầm ra nước ngoài trưng bày, qua gợi ý của đối tác, chứng tỏ sự độc, hiếm của cổ vật này đối với phòng trưng bày, đối với nhu cầu thưởng lãm của cộng đồng nước họ và của du khách nước ngoài…

Nhà sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên Võ Minh Luân trong
Nhà sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên Võ Minh Luân và bộ sưu tập chóe cổ của anh tại tư gia ở TP. Buôn Ma Thuột

Đơn cử như tại tỉnh Đắk Lắk, những nhà sưu tầm đam mê cổ vật trên địa bàn tỉnh đã tề tựu lại với nhau tạo thành Nhóm cổ vật Đắk Lắk để cùng giao lưu, học hỏi, chiêm nghiệm và khám phá những tác phẩm nghệ thuật cổ xưa. Hiện nay, nhóm có khoảng 20 thành viên, cứ mỗi sáng Chủ Nhật hằng tuần, họ lại gặp nhau tại ngôi nhà số 10 đường Hải Triều (TP. Buôn Ma Thuột) để sinh hoạt. Hầu hết những thành viên trong nhóm đều có thâm niên sưu tập cổ vật, hiện vật, đồ xưa trong nhiều năm. Hiện tại, họ đang lưu giữ hàng nghìn hiện vật có giá trị cao; không chỉ nhiều về số lượng mà còn đa dạng về thể loại từ chum, ché, đồ đồng, gốm... Trong đó, có những cổ vật gốm Việt rất quý hiếm như: gốm Lý Trần (thế kỷ 11- 14), gốm Chu Đậu Hải Dương (thế kỷ 14 - 15), gốm Quảng Đức, gốm Châu Ổ ở miền Trung (thế kỷ 17 - 19); đồ xưa như những kỷ vật chiến tranh: mũ cối, mũ tai bèo, áo trấn thủ, bình toong, máy chiếu phim, máy đánh chữ, radio, đèn bão…

Nhà sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên Võ Minh Luân (TP. Buôn Ma Thuột), một trong những người sáng lập Nhóm cổ vật Đắk Lắk cho biết, hoạt động chính của nhóm là sưu tầm, nghiên cứu, trao đổi cổ vật, hiện vật các loại ở nhiều thời kỳ khác nhau. Ngoài ra, những nhà sưu tập còn hỗ trợ, tư vấn cho nhau để tránh mua nhầm hàng giả.

Không gian Ngôi Nhà Chóe Đại Ngàn của Nhà sưu tập đồ cổ Võ Minh Luân (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) được lấp đầy bởi nhiều hiện vật cổ mang giá trị văn hoá cao
Không gian Ngôi Nhà Chóe Đại Ngàn của Nhà sưu tập đồ cổ Võ Minh Luân (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) được lấp đầy bởi nhiều hiện vật cổ mang giá trị văn hoá cao - Ảnh tư liệu

Hay như tại Quảng Bình có CLB UNESCO Nghiên cứu, sưu tầm cổ vật tỉnh ra đời từ năm 2014, đến nay đã có 25 hội viên với gần 10 nghìn hiện vật cổ được sưu tầm, lưu giữ. Hiện vật cổ ở Quảng Bình chủ yếu là các sản phẩm gốm sứ đời nhà Nguyễn, các đồ đồng của nền văn hóa Đông Sơn... Những họa tiết trên bề mặt gốm sứ dù đã phủ màu thời gian nhưng vẫn thể hiện độ tinh xảo của đôi bàn tay, tính thẩm mỹ của cha ông thuở trước.

Ông Phan Đức Hòa, Chủ nhiệm CLB UNESCO Nghiên cứu, sưu tầm cổ vật tỉnh Quảng Bình cho biết, những người tham gia vào CLB với điều kiện phải có được một số “vốn” kha khá cổ vật và có tình yêu thực sự với cổ vật, với những giá trị xưa cũ của cha ông để lại. Vì chỉ như vậy họ mới biết nâng niu, trân trọng những giá trị cũ kỹ, mới không bán đi những cổ vật khi có người đến hỏi mua với giá cao...

Gia nhập vào "sân chơi" của các nhà sưu tầm cổ vật và qua thực tế tìm hiểu hoạt động sưu tầm, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật cho thấy, theo Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và các văn bản hướng dẫn thì Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Việc kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Để thẩm định đúng giá trị của một món cổ vật đòi hỏi người chơi phải có kiến thức về lịch sử, cảm quan nhạy bén. - Ảnh tư liệu
Để thẩm định đúng giá trị của một món cổ vật đòi hỏi người chơi phải có kiến thức về lịch sử, cảm quan nhạy bén. - Ảnh tư liệu

Trên cơ sở này, từ nhiều năm trước, nhiều Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương đã phát thông tin rộng rãi tới giới sưu tập, khuyến khích đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật với cơ quan quản lý. Đăng ký hiện vật đồng nghĩa với việc được Nhà nước bảo hộ, được hỗ trợ về bảo quản. Thế nhưng, không nhiều nhà sưu tập, chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật mặn mà với chủ trương này.

Lý do, theo nhiều người trong giới chơi cổ ngoạn là sự e ngại khó khăn sẽ gặp phải trong việc chứng minh nguồn gốc hợp pháp của món đồ mà họ sở hữu. Bởi đồ cổ phải là món đồ có giá trị cả về mặt lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ lẫn giá trị lớn về mặt kinh tế, có niên đại ít nhất 100 năm. Trải qua chiến tranh, bao dâu bể của cuộc đời, việc chứng minh nguồn gốc hợp pháp cho nhiều hiện vật là chuyện không dễ, thậm chí là không tưởng.

Một lý do quan trọng khác, là Luật Di sản văn hóa quy định, các di vật, cổ vật, bảo vật có nguồn gốc trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đều thuộc sở hữu của Nhà nước. Nếu chiếu theo quy định này, sẽ có rất nhiều hiện vật đang lưu hành có nguồn gốc từ đây. Điều này khiến nhiều nhà sưu tập, chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật e ngại khi đăng ký với cơ quan quản lý bởi nếu đăng ký, không khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”.

Học sinh một trường tiểu học ở TP. Hồ Chí Minh tham quan, học tập tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Ảnh:
Học sinh một trường tiểu học ở TP. Hồ Chí Minh tham quan, học tập, tìm hiểu các cổ vật tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Ảnh: tư liệu

Năm 2001, khi Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) chính thức được ban hành đã đem đến một hơi thở, sức sống mới, làm đổi thay nhiều khía cạnh trong lĩnh vực di sản văn hóa nước ta. Trong đó phải nói tới đội ngũ những người yêu thích cổ ngoạn, họ được công nhận quyền sở hữu tư nhân, điều vốn chưa bao giờ được thừa nhận trong các văn bản pháp quy của Nhà nước, kể từ thời phong kiến cho đến năm 2001.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Quốc Quân, Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam nhận định, sau 20 năm Luật Di sản văn hóa đi vào đời sống cộng đồng, tư duy, nhận thức của xã hội đã có những thay đổi. Vì vậy, cần nhìn nhận thực tế một số vấn đề để sự sửa đổi, bổ sung một lần nữa đối với bộ luật này được hoàn thiện hơn.

Cụ thể đó là việc cần giải quyết những hạn chế như việc đăng ký cổ vật dường như còn là việc làm dở dang của hầu hết các địa phương, do sự thiếu mặn mà của những nhà sưu tầm khi họ coi đó như một sự siết chặt quản lý của Nhà nước. Việc chưa đăng ký hoặc đăng ký dở dang khiến cho việc quản lý cổ vật còn bị buông lỏng.

Trong khi đó, thị trường cổ vật thật, giả lẫn lộn cũng là một mảng tối trên bức tranh sưu tầm cổ vật tư nhân ở nước ta, cần thiết phải được giải quyết bằng sự tinh thông nhận biết của người có chuyên môn cũng như sự răn đe nghiêm trị của pháp luật với những hành vi vi phạm làm giả cổ vật. Có như vậy, chủ trương của Nhà nước, mong muốn xã hội hóa lĩnh vực này mới trở nên thiết thực và hiệu quả hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An.
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Tin tức - An Yên - 2 giờ trước
Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tin tức - Tào Đạt - 8 giờ trước
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Ngày 22/11, tại Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Xã hội - Văn Hoa - Hương Diệp - 8 giờ trước
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3, đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 8 giờ trước
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 - 28/11/2024).
“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

Thời sự - Lê Hường - 8 giờ trước
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), diễn ra tối 22/11. Tham dự Lễ kỷ niệm có Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh bạn, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 8 giờ trước
Sáng 23/11, tại Trung Tâm văn hóa tỉnh Bạc Liêu, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đại hội vinh dự đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.