Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nguy cơ biến mất di vật, cổ vật của đồng bào DTTS

PV - 15:02, 23/01/2019

Di vật, cổ vật của cộng đồng các DTTS là một trong 3 nhóm cần bảo tồn theo Đề án “Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các DTTS Việt Nam, giai đoạn 2017-2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mặc dù được xác định là cấp thiết bảo tồn, nhưng trên thực tế, kho tàng di vật, cổ vật của đồng bào DTTS đang đứng trước nguy cơ mai một ngày càng nghiêm trọng.

Bài 1: Buôn làng mất dần vốn cổ

Di vật hay cổ vật đều là những hiện vật có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, gắn bó mật thiết với đời sống của cộng đồng các DTTS. Nhưng hiện nay, di vật, cổ vật của đồng bào các DTTS đang mất dần.

Sau cổ vật, di vật cũng dần biến mất

Tây Nguyên là vùng đất có nền văn hóa truyền thống đa dạng của cộng đồng các DTTS, đặc biệt là những giá trị văn hóa đặc sắc được kết tinh trong những hiện vật. Đó là cồng chiêng, ché cổ, trống da voi, bộ ngà voi, cang tai, bộ trang phục thổ cẩm, nhẫn bạc... có từ hàng trăm năm. Nhưng trong một thời gian dài, các buôn làng Tây Nguyên lâm vào tình trạng “chảy máu” cổ vật khi những tay buôn đồ cổ ráo riết săn lùng, “hồn cốt của đại ngàn” dần rời xa các buôn làng Tây Nguyên.

Bảo vệ vốn cổ văn hóa nhằm phát huy di sản văn hóa các DTTS Việt Nam. Bảo vệ vốn cổ văn hóa nhằm phát huy di sản văn hóa các DTTS Việt Nam.

Hiện nay, Tây Nguyên không còn “nóng” tình trạng mua bán cổ vật. Có ý kiến cho rằng, đó là nhờ sự vào cuộc của cơ quan chức năng và quyết tâm giữ gìn của chính quyền địa phương.

Nhưng cũng có ý kiến lại nói, sở dĩ không còn “nóng” nữa bởi cổ vật của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên còn đâu nữa mà săn lùng. Rất nhiều cổ vật có từ hàng trăm năm của đồng bào đã rơi vào tay giới “thời thượng”, mê đồ cổ.

Ý kiến này có lẽ là xác đáng bởi gần đây, những tay chơi “thời thượng” bắt đầu sục tìm bất kể vật dụng gì liên quan đến đời sống cổ xưa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên. Đó là thuyền độc mộc, cung, ná, giáo, mác, ly, chén thờ cúng… có tuổi đời vài chục năm trở lên.

Đó chưa phải là cổ vật, nhưng lại là những di vật gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc. Do đồng bào chưa ý thức được phải giữ gìn di vật của gia đình, dòng họ, lại không thể từ chối trước sức hút của đồng tiền nên đã để di vật quý rời khỏi buôn làng.

Đơn cử như trường hợp ông Y Phai, dân tộc M’nông, ở buôn M’rơng, xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk). Quê ông vốn ở xã Krông Nô (huyện Lăk, Đăk Lăk) lên buôn M’rơng lập nghiệp, lấy vợ. Khi về quê mới, ông được mẹ đẻ dày công dệt tặng cho chiếc áo “chiến binh” truyền thống bằng sợi vỏ cây làm “của hồi môn”. Chiếc áo đã theo gia đình ông hơn bốn chục năm, nhưng vừa rồi đã bán cho một nhà thiết kế thời trang ở TP. Hồ Chí Minh để bổ sung vào bộ sưu tập thổ cẩm còn khuyết thiếu.

Tương tự, ở nhiều địa phương khác cũng vậy, nhiều gia đình sẵn sàng bán đi cái gì đáng giá khi có người gạ gẫm, hỏi mua. Bà H’Ploát Buôn Krông, ở buôn Ky, phường Thành Nhất (TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk); hay ông Y Kin HD’her, ở buôn N’Drếk, xã Ea Huar (huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk) đã không một chút đắn đo để cho người ta chở đi bộ chày cối giã gạo, cuộn thang dây làm bằng mây rừng có tuổi thọ bằng một đời người, chỉ với khoản tiền trên dưới một triệu đồng. Hỏi họ vì sao phải bán đi, thì được trả lời: Có dùng vào việc gì đâu mà để lại, nó lăn lóc trong góc bếp, xó nhà…

“Dân chơi” ráo riết săn lùng

Đến nay, chưa ai thống kê được có bao nhiêu cổ vật của các dân tộc ở Tây Nguyên rời khỏi buôn làng (trừ cồng chiêng). Với dân chơi cổ vật, vài triệu đồng đến cả vài trăm triệu đồng để có được một món hàng ưng ý chẳng đáng là gì, họ sẵn sàng chi không tiếc tay.

Những người sưu tập đồ cổ của đồng bào các DTTS đều có những mục đích khác nhau. Người thì vì tâm huyết giữ gìn vốn cổ; người thì để thỏa mãn niềm đam mê văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Như gia đình bà Ngô Thị Kim Cúc, ở phường Tự An (TP. TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) hiện đang sở hữu gần 3.000 hiện vật là chiêng, chóe, trống, vật dụng sinh hoạt và đồ trang sức bằng đá, kim loại của nhiều tộc người. Những đồ cổ này được bà mua lại từ các buôn làng Tây Nguyên trong hơn 30 năm làm công tác bảo tàng.

Bà Cúc cho hay, vì thấy tiếc và không nỡ nhìn vốn văn hóa của bà con “chảy máu” nên bà gom góp tiền mua về. Đã không ít lần bà Cúc đề nghị với các sở, ngành liên quan tạo điều kiện để đưa bộ sưu tập này ra giới thiệu trước công chúng tại một địa điểm nào đó thích hợp, góp phần vào việc bảo tồn, bảo tàng giá trị văn hóa của các cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Đăk Lăk.

Hay như anh Nguyễn Văn Hưng, ở xã Ia Kly (huyện Chư Prông, Gia Lai) đang sở hữu kho cổ vật rất quý giá. Trong đó có những cổ vật thuộc loại rất quý trong nghiên cứu khảo cổ bởi chúng có niên đại từ hậu kỳ đá mới đến giai đoạn sơ kỳ đồ đồng thau (cách đây 4.000-3.000 năm).

Bên cạnh những người có tâm huyết giữ gìn với sự trân trọng văn hóa truyền thống, thì cũng có người săn lùng để buôn bán, trao đổi. Có không ít đại gia đồ cổ là những người kinh doanh đưa cổ vật, di vật của đồng bào DTTS chu du bốn biển nhằm mục đích kiếm lời. Theo tìm hiểu, các báu vật của đồng bào các DTTS được giới sưu tầm đồ cổ mua để bán ra thị trường, với giá gấp hàng chục đến hàng trăm lần, một số có giá trị cả tỷ đồng. Hàng ngàn đồ cổ nằm trong các viện bảo tàng hiện nay, đa số có giá trị thấp hơn các cổ vật mà giới đồ cổ sở hữu.

Trước thực tế đó, việc cần làm ngay là phải bảo vệ để bảo tồn nhưng di vật, cổ vật của đồng bào DTTS. Tuy nhiên, “việc cần làm ngay” này dường như chỉ có một số cá nhân tâm huyết đang ngày đêm “vác tù và”, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chuyên môn cũng như chính quyền địa phương. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh vấn đề này trong số báo tiếp theo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T. Bảo - L. Hường- N. Tâm - 21 phút trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 2 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 7 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 7 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 7 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 7 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.