Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nguy cơ biến mất di vật, cổ vật của đồng bào DTTS

PV - 10:18, 25/01/2019

Mục tiêu Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương liên quan là đến năm 2020 hoàn thành việc kiểm kê, tiến tới sưu tầm, bảo quản và trưng bày các di vật, cổ vật điển hình của đồng bào các DTTS. Nhưng đến thời điểm này, chưa nói đến công tác sưu tầm, bảo quản hay trưng bày mà ngay cả việc kiểm kê di vật, cổ vật điển hình vẫn gần như dẫm chân tại chỗ.

Bài 2: Đừng “ôm cây đợi thỏ”

Vốn cổ vẫn đang lưu lạc

Ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 2493/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các DTTS Việt Nam, giai đoạn 2017-2020” (gọi tắt là Đề án). Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là đến năm 2020 phải hoàn thành việc lập tổng danh mục di sản văn hóa truyền thống điển hình các DTTS ở Việt Nam đang tồn tại trong cộng đồng các dân tộc.

Theo nội dung Đề án đã được phê duyệt thì các bộ, ngành liên quan và 53 tỉnh, thành phố (trừ 10 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng) sẽ tiến hành kiểm kê di sản truyền thống theo 3 nhóm đối tượng, gồm: di vật, cổ vật; di tích; di sản văn hóa phi vật thể. Từ kết quả của việc kiểm kê sẽ thực hiện bảo quản, trưng bày nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống điển hình của các DTTS Việt Nam (trong đó có các di vật, cổ vật) một cách lâu dài, bền vững.

Đề án được phê duyệt đến nay đã hơn 2 năm, nhưng công tác kiểm kê di vật, cổ vật trong cộng đồng các DTTS vẫn chưa có nhiều tiến triển. Như kỳ báo trước đã phản ánh, đến thời điểm này, ngay cả việc có bao nhiêu di vật, cổ vật của đồng bào các DTTS đã rời khỏi buôn làng, thôn bản cũng chưa kiểm đếm được chứ chưa nói tới việc lập được danh mục di vật, cổ vật truyền thống của cộng đồng các dân tộc.

Đề án bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được triển khai từ năm 2005 nhưng đến nay vẫn còn nhiều trăn trở. Đề án bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được triển khai từ năm 2005 nhưng đến nay vẫn còn nhiều trăn trở.

Và một thực tế đang hiện hữu là rất nhiều di vật, cổ vật truyền thống điển hình của các DTTS đang lưu lạc; một số di vật, cổ vật đang do những người có tâm huyết với văn hóa truyền thống giữ gìn, bảo quản; một số lại lưu lạc khắp nơi theo những con đường kinh doanh đồ cổ của giới “thời thượng”.

Đơn cử như trường hợp một đại gia ở TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đang sở hữu hơn 10 nghìn hiện vật, từ những cổ vật đơn sơ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của đồng bào DTTS đến các báu vật quý hiếm của vua chúa ngày xa xưa, được sưu tầm từ khắp mọi miền. Trong bộ sưu tập đồ cổ này, các báu vật quý giá được cho là của vua Chăm còn sót lại như: con dao lệnh, bộ chiêng Arap của hoàng tộc Chăm và một tấm xà rông được cho là báu vật quý giá của giới vua chúa người Chăm. Ngoài ra, ông này có số lượng lớn cồng chiêng Tây Nguyên với 70 chiếc.

Một “tay chơi” khác cũng ở TP. Đà Lạt đang sở hữu hơn 3 nghìn hiện vật của cộng đồng các DTTS Tây Nguyên, được trưng bày đẹp mắt tại nhà riêng. Ông này có bộ trống da voi; những bộ đàn đá, tinh ning, cha pi, tơ rưng; chiếc ché “mẹ bồng con” giá trị tương đương với 11 con trâu; chiếc ghế “vua voi” làm bằng nhiều đốt xương voi kết lại bằng dây rừng và được cài hai răng nanh…

Đừng để mất di sản văn hóa

Phải khẳng định, nhiều di vật, cổ vật truyền thống điển hình của đồng bào các DTTS sẽ biến mất vĩnh viễn nếu không kịp thời thực hiện việc kiểm kê, bảo quản theo nội dung Đề án đã được phê duyệt. Dù biết rằng, việc kiểm kê không thể đòi hỏi ngày một ngày hai là hoàn thành, nhưng nếu cứ “ôm cây đợi thỏ” như hiện nay thì không chỉ di vật, cổ vật mà nhiều di sản truyền thống điển hình khác của đồng bào cũng không còn.

Lấy việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng các DTTS Tây Nguyên làm dẫn chứng. Để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại “Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (được UNESCO công nhận tháng 11/2005), Nhà nước đã có quy định quản lý chặt việc mua bán cồng chiêng, nhất là những bộ cồng chiêng cổ. Cũng từ năm 2005, Đề án bảo tồn, phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Vậy nhưng tình trạng săn lùng cồng chiêng cổ vẫn diễn ra, dù âm thầm nhưng lại rất ráo riết. Để đến nay đưa lại một thực tế, cộng đồng các DTTS ở Tây Nguyên không còn giữ được những bộ cồng chiêng cổ.

Số liệu đưa ra tại Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” tổ chức tại Gia Lai ngày 01/12/2018 cho thấy, toàn Tây Nguyên hiện có hơn 10 nghìn bộ cồng chiêng. Tuy nhiên, đại đa số bộ cồng chiêng ở 5 tỉnh Tây Nguyên hiện nay đều mới hoàn toàn; rất hiếm bộ cồng chiêng có tuổi đời hàng chục năm, chứ đừng nói tới những bộ cồng chiêng hàng trăm năm tuổi trở lên.

Như kỳ báo trước đã nêu vấn đề là, khi những hiện vật cổ không còn thì “dân chơi” chuyển hướng sang săn tìm những hiện vật gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày của đồng bào các DTTS. Những chiếc chiêng, chiếc trống, ché, vòng tay, con dao, chén bát, chày cối giã gạo, cung nỏ… có tuổi đời hàng chục năm cũng được thu mua bằng mọi giá.

Trong khi đó, khoa học kỹ thuật phát triển, đời sống người dân được nâng cao, bà con nơi đây biết sắm sửa nhiều phương tiện nghe nhìn nên những hiện vật này bị bỏ trong góc nhà bụi bặm bám đầy. Đây là môi trường thuận lợi nhất để đưa di vật, cổ vật rời khỏi buôn làng, thôn bản một cách chóng vánh.

Trước thực trạng này, các bộ, ngành, địa phương liên quan cần thực hiện ngay việc kiểm kê, bảo quản, tiến tới trưng bày di vật, cổ vật của cộng đồng các DTTS, không thể cứ “ôm cây đợi thỏ”. Hãy nhìn di sản cồng chiêng làm bài học kinh nghiệm. Đến nay, “tiếng vọng của đại ngàn” cơ bản đã về với các buôn làng. Nhưng vẫn còn trăn trở khi mà chặng đường bảo tồn, phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vẫn còn rất nhiều thách thức.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (Chỉ số hài lòng) và Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bắc Giang tiếp tục xếp thứ 4 cả nước về chỉ số CCHC.
Tin nổi bật trang chủ
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Trang địa phương - Thiên An - 3 phút trước
Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (Chỉ số hài lòng) và Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bắc Giang tiếp tục xếp thứ 4 cả nước về chỉ số CCHC.
Sáng tạo truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia ở vùng đồng bào dân tộc miền núi Quảng Bình

Sáng tạo truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia ở vùng đồng bào dân tộc miền núi Quảng Bình

Xã hội - Thùy Linh - 5 phút trước
Minh Hóa là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Bình, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Cuộc sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn vất vả, một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế khó phát triển là do tình trạng lạm dụng rượu bia trong vùng đồng bào vẫn còn xảy ra thường xuyên. Việc uống rượu bia quá đà để lại nhiều hệ lụy. Để thay đổi nhận thức và hành vi của bà con, thời gian qua huyện Minh Hóa đã tăng cường vận động bà con hạn chế rượu bia, truyền thông Luật Phòng chống tác hại của rượu bia tới đông đảo Nhân dân.
Kiên Giang: “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây 2024 đã trao 34 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Khmer

Kiên Giang: “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây 2024 đã trao 34 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Khmer

Trang địa phương - Như Tâm - 12 phút trước
Ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các hoạt động Tết Quân - Dân tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 cho biết, Ban Chỉ đạo vừa tổng kết các hoạt động “Tết Quân - Dân” năm 2024 mừng Chôl Chnăm Thmây; đồng thời công bố “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây 2025 sẽ được tổ chức tại xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng.
An Giang: Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương với nhiều việc làm thiết thực giúp đồng bào vùng biên giới

An Giang: Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương với nhiều việc làm thiết thực giúp đồng bào vùng biên giới

Trang địa phương - Tuấn Kiệt - Minh Triết - 14 phút trước
Ngày 17/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng (ĐBP) Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2027. Đây là đơn vị được chọn làm điểm Đại hội cấp cơ sở của BĐBP tỉnh. Đây cũng là Chi đoàn có các hoạt động thiết thực , giúp đồng bào vùng biên giới hiệu quả. Đại tá Lê Hoàng Việt - Phó Chính ủy BĐBP tỉnh tham dự và chỉ đạo Đại hội
Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Ngày 4/4/2024, Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết: Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần chấn chỉnh tình trạng kinh doanh không tuân thủ pháp luật ở xưởng thu mua keo thôn Tú. Nội dung bài viết nêu rõ: Trong quá trình hoạt động, cơ sở thu mua gỗ keo tại thôn Tú, xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngoài việc gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và không khí, còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khiến cho người dân tại địa phương lo lắng có ý kiến đến các cấp.
Tin trong ngày - 17/4/2024

Tin trong ngày - 17/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch. Bến Tre tổ chức 165 điểm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân. Nghệ nhân Lý Liền Siểu - Người gìn giữ “báu vật” của người Dao. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đón khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5/2024

Bình Định: Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đón khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5/2024

Du lịch - T.Nhân - 1 giờ trước
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, hứa hẹn sẽ có rất nhiều du khách chọn “Thiên đường biển” Quy Nhơn – Bình Định là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ này. UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón du khách.
Mèo Vạc (Hà Giang): Tập trung khắc phục hậu quả gió lốc

Mèo Vạc (Hà Giang): Tập trung khắc phục hậu quả gió lốc

Tin tức - Văn Hoa - Minh Đức - 1 giờ trước
Đêm 17/4, trên địa bàn huyện Mèo Vạc (Hà Giang) xuất hiện mưa to kéo dài kèm gió lốc mạnh trên diện rộng gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Hiện, huyện Mèo Vạc đang tập trung cao độ cho công tác khắc phục hậu quả, sớm để Nhân dân ổn định cuộc sống.
Nhân dân Đắk Lắk gói bánh chưng, giã bánh giày dâng lên các Vua Hùng

Nhân dân Đắk Lắk gói bánh chưng, giã bánh giày dâng lên các Vua Hùng

Tin tức - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 18/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024.
Quảng Nam: Mưa đá lớn tại huyện miền núi Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa đá lớn tại huyện miền núi Nam Trà My

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo lãnh đạo huyện Nam Trà My (Quảng Nam) vào chiều 18/4, xuất hiện trận mưa đá lớn, kèm theo gió giật nguy hiểm trên địa bàn một số xã như Trà Mai, Trà Linh...
Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín là những hạt nhân quan trọng trong bảo tồn văn hóa

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín là những hạt nhân quan trọng trong bảo tồn văn hóa

Tin tức - Tào Đạt - Văn Hoa - 1 giờ trước
Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Trịnh Thị Thủy, tại Hội nghị Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, diễn ra vào chiều 18/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).