Nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa cộng đồng người Hà Nhì ở các xã, bản trên biên giới Tây Bắc, huyện Mường Nhé (Điện Biên) đã tổ chức “Lễ hội văn hóa Tết cổ truyền dân tộc Hà Nhì” cho người dân 4 xã: Leng Su Sìn, Chung Chải, Sín Thầu và Sen Thượng.
Từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên lập nghiệp, đồng bào dân tộc Mông ở Đăk R'Măng, huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk Nông mang theo những nét đẹp văn hóa độc đáo, trong đó, việc duy trì chợ phiên đã tạo ấn tượng rất riêng về bản sắc của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Bắc trên mảnh đất Tây Nguyên...
Then là một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Nghi lễ Then do các thầy Then thực hiện trong các lễ cấp sắc, giải hạn, cầu phúc, tang ma… Hiện nay việc bảo tồn, phát huy giá trị của Then trong đời sống hiện đại đang có nhiều khởi sắc.
Cộng đồng người Dao có số dân đứng thứ 9 trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, với nhiều nét văn hóa truyền thống vẫn được duy trì cho đến ngày nay như: trang phục, tiếng nói và tinh thần cố kết cộng đồng. Từ bản sắc văn hóa đặc trưng, Ban đại diện nhóm “Người Dao Việt Nam- Gắn kết từ bản sắc” đã được lập nên nhằm kết nối cộng đồng người Dao trên khắp mọi miền đất nước.
Các tỉnh, thành phố trên cả nước đang chuẩn bị cơ sở vật chất và sẵn sàng cho việc tổ chức an toàn cho các hoạt động lễ hội, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, phấn khởi cho người dân, đồng thời đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Nếu đến Ia Pa, tỉnh Gia Lai vào tầm 5 năm trước, du khách sẽ chỉ được xem đánh chiêng vào những dịp lễ hội hay có sự kiện đặc biệt diễn ra. Nhưng giờ đây, âm thanh của chiêng đang dần vang vọng khắp các buôn, xã trên địa bàn huyện Ia Pa. Hàng nghìn người biết đánh chiêng, hàng trăm bộ cồng chiêng được lưu giữ… Kết quả đó chính là sự nỗ lực bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa cồng chiêng của cộng đồng và chính quyền ở Ia Pa.
Sắc màu 54 -
Thu Lan - Lương Hằng -
09:36, 17/12/2020 “Âm vang đại ngàn” là chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần II năm 2020” vừa diễn ra tại Hà Nội. Chương trình do Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam tổ chức dàn dựng và trình diễn. Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Huỳnh Tú được giao nhiệm vụ đạo diễn; chỉ huy dàn nhạc là nghệ sĩ Đinh Văn Đức, dân tộc Mường đến từ Nhà hát Ca múa nhạc Sơn La.
Trong số các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thì đồng bào Chăm có trên 84.800 người, chiếm 12% dân số toàn tỉnh. Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận có nét văn hóa sắc thái rất đặc trưng, mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, trong những năm qua, các giá trị văn hóa của đồng bào Chăm có nguy cơ bị mai một, rất cần được bảo tồn bài bản.
Về miền cực Tây vào thời điểm này, được dự Tết cổ truyền Hồ Sự Chà, du khách sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa phong phú, đa dạng, mang đậm sắc thái đặc trưng của dân tộc Hà Nhì.
Hội diễn nghệ thuật quần chúng các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ III, năm 2020 với chủ đề: “Sắc màu văn hóa các dân tộc Lai Châu” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu tổ chức trong 2 ngày (11-12/12) đã thành công tốt đẹp.
“Ngày Văn hóa Lai Châu tại Hà Nội” tại Hà Nội năm 2020 do UBND tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra trong ba ngày (từ ngày 18 đến 20/12 tới), với chủ đề “Rực rỡ sắc màu Lai Châu.”
Dịp cuối năm, chúng tôi ngược ngàn lên với mảnh đất Pa Tần xa xôi của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên để chung vui tết cổ truyền Hoa mào gà (Mền loóng phạt ái) với đồng bào dân tộc Cống. Tết này, với bà con nơi đây thật đủ đầy, ý nghĩa hơn khi mùa màng bội thu, hạ tầng cơ sở được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, mở ra nhiều cơ hội để người Cống xây dựng cuộc sống ấm no hơn.
Ở miền Tây tỉnh Quảng Ngãi, hiếm thấy gia đình nào say mê bảo tồn, truyền dạy bản sắc văn hóa cổ truyền của dân tộc như gia đình Nghệ nhân Hồ Ngọc An, dân tộc Cor ở thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng.
Từ ngày 11 đến 13/12, không gian hồ Hoàn Kiếm trở thành không gian văn hóa đậm đặc chất dân gian khi Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại.
Bon Pi nao, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông là một trong những địa phương đang lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào M' Nông như, văn hóa cồng chiêng, văn hóa rượu cần, văn hóa lễ hội và những nghi lễ liên quan đến hoạt động nông nghiệp… Trong đó, Lễ hội mừng mùa được đồng bào nơi đây gìn giữ và được tổ chức với quy mô lớn...
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) luôn được nhắc đến là địa phương có nhiều lễ hội đặc sắc của đồng bào các DTTS. Tận dụng thế mạnh này, những năm qua, chính quyền địa phương đã thực hiện tốt việc quảng bá hình ảnh về văn hoá, vùng đất và con người đến người dân trong nước và bạn bè quốc tế. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua du lịch và nâng cao ý thức trách nhiệm của Nhân trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trên địa bàn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa quyết định tạm dừng tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ II tại tỉnh Thanh Hóa năm 2020.
Tối 7/12, tại Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải thưởng cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật với chủ đề “Tự hào một dải biên cương” do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức.
Theo đánh giá của Phòng Văn hóa Thông tin (VH&TT) huyện Vân Canh (Bình Định), hiện nay số lượng nhạc cụ truyền thống, cũng như người biết chế tác, chỉnh sửa và sử dụng nhạc cụ truyền thống ngày càng ít. Ngoài ra, một số ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát...; hay như kiến trúc dân gian nhà rông, nhà sàn; các nghi thức, nghi lễ cưới, mừng lúa mới... cũng dần mai một. Trước thực trạng này, thời gian qua các nhà quản lý văn hóa, các cấp ủy, chính quyền cơ sở huyện Vân Canh đang tập trung cho công tác kiểm kê, sưu tầm và phục dựng các di sản văn hóa trên địa bàn, đặc biệt là các làng dân tộc Ba na, Chăm ...
Bao đời nay, đồng bào các DTTS miền Tây xứ Nghệ luôn xem cồng chiêng là báu vật, biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Giữ hồn cồng chiêng cũng chính là gìn giữ sợi dây " thanh âm huyền bí" trong các nghi lễ, lễ hội...