Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chiêng cổ - "Của để dành" cho thế hệ sau

Thùy Dung - 17:16, 17/11/2021

Đối với người Gia Rai ở xã Ia Krai (huyện Ia Grai), những bộ chiêng cổ được xem như vật quý trong nhà và là “của để dành” cho con cái. Dù được trả giá rất cao, có chiếc chiếc lên tới hàng trăm triệu đồng, nhưng người dân nhất quyết không bán.

Gia đình ông Ksor Trơn giữ gìn bộ chiêng quý của gia đình như báu vật
Gia đình ông Ksor Trơn giữ gìn bộ chiêng quý của gia đình như báu vật

Theo chân chị Ksor Liên, Cán bộ văn hóa-thông tin xã Ia Kra và bà Puih Phyim- Người có uy tín ở làng Dọch Tung, chúng tôi tìm về nhà ông Ksor Trơn, một tay chơi chiêng lão luyện của làng và cũng là một trong số những người còn giữ được cồng chiêng cổ. Thấy chúng tôi ghé thăm và ngỏ lời muốn tìm hiểu về cồng chiêng, ông cười sảng khoái rồi vào trong căn phòng nhỏ mang chiêng ra cho chúng tôi chiêm ngưỡng.

Phủi lớp bụi còn vương trên từng chiếc chiêng, ông chia sẻ: “Bộ chiêng này là do mình mua được vào năm 1989, do một vài người dân ở xã biên giới Ia O mang vào làng bán. Thời ấy, trâu bò còn có giá trị cao, mình bán cả trâu, bò và lúa trong kho để mua bộ chiêng này với giá 150 triệu đồng. Số tiền ấy rất lớn nhưng vì mình mê chiêng quá và mong muốn có "của để dành" cho con cái sau này nên nhất quyết mua cho bằng được”.

“Thời xưa, đối với đồng bào dân tộc vùng này, chiêng là một tài sản rất quý báu không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần. Chiêng còn thể hiện cho sự sung túc của một gia đình, của buôn làng. Làng nào càng nhiều chiêng thì chứng tỏ càng giàu có. Tuy nhiên, vì chiến tranh mà chiêng bị lưu lạc đi nhiều và cũng vì đói nghèo mà người dân bán dần nên đến bây giờ những nhà còn giữ được chiêng rất ít”, ông Trơn chia sẻ.

Đối diện nhà ông Trơn là nhà bà Ksor Tăm, gia đình bà Tăm cũng là một trong những hộ còn giữ được chiêng quý của vùng này. Bộ chiêng có giá trị lên tới hơn 500 triệu đồng. Bà Ksor Tăm chia sẻ: Bộ chiêng này là do cha mình để lại cho. Ngày trước, cha là người đi buôn chiêng khắp vùng này, vì vậy, ông biết và hiểu rõ về chiêng nên mới tìm mua được bộ chiêng quý. Bộ chiêng này đã gắn bó với gia đình chúng tôi hàng chục năm trời rồi, quý lắm.”

Bà Puih Phyim, Người có uy tín ở làng Dọch Tung cho biết: “Tính sơ sơ trong làng còn 6, 7 hộ giữ được cồng chiêng cổ. Có bộ chiêng lên tới hơn 500 triệu đồng”.

Đi qua bao mùa lúa rẫy, ông Ksor Trơn không còn được khỏe như trước. Căn nhà của ông Ksor Trơn nằm nép mình ở giữa làng Dọch Tung (xã Ia Krai, huyện Ia Krai), trong căn nhà nhỏ đơn sơ không có gì giá trị ngoài chiếc ti vi và bộ chiêng cổ. Tôi thử hỏi về chuyện bán chiêng, ông Ksor Trơn kiên quyết: “Có đói nghèo mình cũng không bán chiêng. Với mình, bộ chiêng này là vô giá. Nhiều người đến hỏi mua lắm, họ đưa giá rất cao và dành nhiều giờ thuyết phục mình nhưng mình không đồng ý. Ngày xưa, mình phải đổi 1 gia tài mới có được bộ chiêng này nên bây giờ dù có khó khăn thế nào mình cũng không bán”.

Ông Ksor Trơn và bộ chiêng quý của gia đình
Ông Ksor Trơn và bộ chiêng quý của gia đình

“Số tiền ấy mình có thể xây nhà, mua thêm đất để làm hay cho con cái thêm ít vốn làm ăn. Nhưng nếu bán đi rồi sau này mình có muốn cũng không tìm mua được nữa. Không tìm đâu ra được bộ chiêng quý này, mình để dành cho con cái sau này, để chúng nó còn biết cồng chiêng là gì”, ông Trơn chia sẻ.

Cũng như ông Ksor Trơn, bà Ksor Tăm cũng lắc đầu khi được hỏi về việc bán chiêng cổ: “Cồng chiêng như một phần máu mủ đối với người trong gia đình mình. Nên dù có ai ngả giá cao thì mình cũng không bán, quyết giữ lời hứa với cha trước lúc lâm chung rằng sẽ giữ gìn cồng chiêng cho con cái và truyền lại cho nhiều thế hệ sau.”

Nhằm lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa của cồng chiêng, những người già làng như bà Puih Phyim, ông Ksor Trơn và những người già trong làng đều miệt mài tìm cách giữ gìn và truyền lại cho con cháu và thế hệ trẻ trong làng. “Cồng chiêng thì còn giữ được, nhưng tình yêu văn hóa truyền thống thì cần phải nuôi dưỡng. Thế hệ trẻ trong làng ít người mặn mà với cồng chiêng, vì vậy chúng tôi phải thường xuyên tuyên truyền và đứng lên dạy miễn phí nếu có ai muốn học đánh chiêng”, ông Ksor Trơn chia sẻ.

Tiếp lời ông Ksor Trơn, bà Puih Phyim cho biết: “Việc giữ gìn cồng chiêng và lưu giữ phát huy các giá trị văn hóa, cồng chiêng là trách nhiệm cộng đồng làng. Thời gian qua, để giúp người dân thêm yêu văn hóa dân tộc, đặc biệt là cồng chiêng, múa xoang những người đứng đầu thôn, làng như chúng tôi cũng thường xuyên tuyên truyền người làng cùng nhau học đánh chiêng, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa do xã, huyện tổ chức. Vận động những nhà còn cồng chiêng tiếp tục gìn giữ trong gia đình để giữ gìn truyền thống ông bà để lại.

Chị Ksor Liên, cán bộ văn hóa xã Ia Krai cho biết: Hiện nay người dân trên toàn xã còn giữ được khoảng 91 bộ chiêng, trong đó có rất nhiều bộ chiêng có giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng đã được truyền lại qua nhiều thế hệ trong gia đình. Để người dân giữ gìn cồng chiêng, xã cũng đã tuyên truyền người dân không nên bán chiêng để giữ gìn văn hóa dân tộc. Đồng thời, tổ chức các hội thi cồng chiêng, đưa các đội tham gia vào các sự kiện lễ hội, giao lưu cồng chiêng với người dân xã khác để người dân thêm yêu văn hóa dân tộc mình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 9 phút trước
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.