Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào Jrai ở làng Plei Rbai (Gia Lai): Giữ cồng chiêng như giữ gìn sinh mệnh

PV - 14:18, 27/08/2019

Người dân làng Plei Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (Gia Lai) không chỉ lưu giữ được những bộ chiêng quý, mà nơi đây còn thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền dạy, biểu diễn cồng chiêng, qua đó góp phần lưu giữ và phát huy văn hóa truyền thống.

Đặc sắc cồng chiêng làng

Để tìm hiểu một cách rõ nét về cồng chiêng của làng Plei Rbai, chúng tôi tìm đến nhà già làng Nay Krem, người được đánh giá là am hiểu về cồng chiêng nhất nhì ở làng. Theo già Nay Krem, tại làng Plei Rbai có một số loại chiêng phổ biến là Arap Xoang, Mơ Nhum và chiêng cải tiến. Như chiêng Arap thì được người dân dùng vào những ngày lễ như ma chay, ăn nhà mả. Bộ chiêng này có khoảng 11 chiếc. Chiêng Mơ Nhum thì dùng vào đám cưới, lễ sinh nhật, lễ báo hiếu, cúng thần linh, bộ chiêng này thì có khoảng 7 đến 9 chiếc. Còn chiêng cải tiến thì được người dân làng đánh trong những ngày lễ hội, vui chơi hoặc đi giao lưu với các làng khác.

 Già làng Nay Krem cho biết, loại chiêng có màu vàng hoa cải là loại chiêng rất quý, hiện nay ở nhà già còn giữ được một bộ. Già làng Nay Krem cho biết, loại chiêng có màu vàng hoa cải là loại chiêng rất quý, hiện nay ở nhà già còn giữ được một bộ.

Nhà tôi cũng còn 1 bộ chiêng Arap cổ từ thời ông bà để lại, đến bây giờ cũng không biết bao nhiêu tuổi rồi. Bộ chiêng này chỉ mang ra đánh trong những ngày quan trọng. Thời ông bà mua nó mất rất nhiều tiền, đến bây giờ chiêng Arap này rất quý vì giờ tìm không ra nữa”, già Nay Krem bộc bạch.

Để tìm hiểu về loại chiêng hiện đại, chúng tôi tìm đến nhà ông Ksor Meo (SN 1970, làng Plei Rbai). Mời chúng tôi vào nhà, ông mang bộ chiêng quý từ thời ông bà ra cho chúng tôi chiêm ngưỡng.

“Bộ chiêng này có 30 chiếc, năm 2015 mình đã bỏ tiền ra để thuê người chỉnh chiêng về chỉnh để cải tiến nó thành loại chiêng hiện đại. Loại chiêng này có thể đánh được các bài nhạc thời nay, phù hợp trong những ngày lễ hội tại làng và có thể đi giao lưu với các làng khác”, ông Ksor Meo chia sẻ.

Giữ gìn văn hóa truyền thống

Làng Plei Rbai có 341 hộ, trong đó có 305 hộ người Jrai. Đối với người dân làng Rbai, chiêng không chỉ có mặt trong những ngày hội hè, chiêng còn thay cho tiếng nói của con người với thần linh. Từng tiếng nhạc vang lên là ước muốn, là nguyện vọng của dân làng mong cho một năm mưa thuận gió hòa để người dân làm ăn, phát triển kinh tế.

Già Nay Krem cho biết: “Tiếng chiêng góp mặt trong tất cả những sự kiện quan trọng, lớn nhỏ của làng. Khi con người ta đi về thế giới Atâu, tiếng chiêng là tiếng tiễn đưa, vĩnh biệt của những người ở lại. Vì vậy, tiếng chiêng luôn là một thứ không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người Jrai ở đây”.

Được biết, đã có rất nhiều người tìm đến mua chiêng ở làng Rbai, nhưng đồng bào kiên quyết không bán, dù được trả giá cao. Người dân làng cho biết họ giữ lại cho con cháu trong nhà, để chúng lưu giữ cho các đời sau. Nhiều nhà sợ mất trộm, khi có người lạ hỏi chiêng họ liền nói không có để bảo tồn chiêng quý cho gia đình.

Được biết, cả làng Rbai hiện còn lưu giữ 27 bộ chiêng. Tại làng có khoảng 82 người biết chơi chiêng. Năm 2018, để lưu giữ và phát triển văn hóa truyền thống, làng Rbai đã thành lập được một đội chiêng thanh, thiếu nhi từ 10-18 tuổi, gồm 25 cháu tham gia. Người trực tiếp giảng dạy là những người đánh chiêng hay của làng.

Ông Phạm Văn Phương, Bí thư Đảng ủy xã Ia Piar cho biết: Đồng bào Jrai ở đây tâm niệm rằng, ông bà đã trao truyền lại cồng chiêng thì họ phải có trách nhiệm giữ gìn. Vì vậy, đời sống của người dân nơi đây rất phong phú, điều này không chỉ giúp gắn kết cộng đồng làng mà còn giúp người đồng bào Jrai nơi đây giữ gìn và phát huy được văn hóa cồng chiêng cho các thế hệ sau.

“Năm 2018 chúng tôi đã phối hợp với những người đánh chiêng hay của làng, mở được một lớp chiêng cho thanh, thiếu nhi để đánh các loại chiêng cải tiến với hy vọng giới trẻ có thể kế thừa và duy trì văn hóa cồng chiêng nơi đây”, ông Phương khẳng định đầy tin tưởng.

THÙY DUNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.