Ẩm thực -
Lam Anh (t/h) -
11:01, 03/03/2022 Loại hoa đắng ngắt bị nhiều người bỏ đi lại có thể trở thành món nộm lạ miệng dưới bàn tay chế biến của đồng bào người Thái. Nộm hoa đu đủ hội tụ đủ các hương vị bùi, béo, thơm lừng là một trong những món ăn đặc sản của vùng Tây Bắc, mà các món ăn khác khó bề sánh được.
Du lịch -
Lam Anh (t/h) -
09:39, 25/02/2022 Nằm ở độ cao gần 900m so với mực nước biển, có diện tích lưu vực rộng 2.400 ha, hồ Pá Khoang được ví như một “Vịnh Hạ Long” của Tây Bắc, là viên ngọc bích, điểm nhấn quan trọng trong du lịch sinh thái của tỉnh Điện Biên.
Ẩm thực -
Mộc Nhi -
16:09, 10/02/2022 Canh Bon da trâu là món ăn truyền thống độc đáo được người Thái Tây Bắc lưu truyền trong văn hóa ẩm thực của dân tộc.
Khi những cơn mưa Xuân lất phất bay, con gà rừng cũng ngủ sớm hơn thường lệ. Trên những cánh rừng già, lá khô đã trút hết. Những chồi non bắt đầu nhú ra, xanh óng ả. Điểm xuyết trong bức tranh Xuân, những sắc màu của hoa đào, hoa mận nở rộ trên những sườn đồi. Người Thái ở xứ Nghệ lại rộn ràng chuẩn bị chào đón năm mới với một ước vọng về cuộc sống ấm no.
Nhà sàn là kiến trúc nhà ở mang bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái, Mường ở Thanh Hóa. Những năm gần đây, chủ trương gìn giữ những nếp nhà sàn truyền thống gắn với làm du lịch cộng đồng của chính quyền, đang được nhiều hộ đồng bào Mường ở huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) hưởng ứng thực hiện.
Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải loạt bài "Hình ảnh cô gái mặc “váy hoa” trong bức Panorama tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ" đã thu hút được sự quan tâm của bạn đọc, đặc biệt nhất là cộng đồng người Thái. Trong đó, các ý kiến đều cho rằng, thể hiện chiếc “váy hoa” ấy trong bức Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ là không thực tế, không đúng bối cảnh lịch sử. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Dân tộc và Phát triển xin chuyển tới độc giả một số ý kiến phản hồi từ những người trong cuộc, cơ quan quản lý, cơ quan chuyên ngành...
Là Trưởng phòng Nghiên cứu - Sưu tầm văn hóa nước ngoài của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN), Tiến sĩ Vi An đặc biệt quan tâm đến văn hóa và xã hội của người Thái ở Việt Nam. Ông là tác giả cuốn sách “Người Thái ở miền Tây Nghệ An” (Nhà Xuất bản Thế giới phát hành năm 2017) và là đồng tác giả của hơn 30 cuốn sách, tác giả của hơn 50 bài viết đăng trên các tạp chí; chủ trì xây dựng 3 ngôi nhà dân gian: Thái, Mông, Hà Nhì tại Khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng DTHVN. Ông cũng đã từng tham gia nhiều cuộc hội thảo dân tộc học và bảo tàng học trong nước và quốc tế.
Người Thái có tục ở rể, đây là khoảng thời gian thử thách tình yêu của chàng trai với cô gái, vừa là thời gian trả công ơn sinh thành của chàng rể đối với gia đình vợ. Tuy nhiên trong thời đại mới, tập quán ở rể đã có nhiều thay đổi, cởi mở hơn, thậm chí có vùng không còn duy trì.
Với việc duy trì nghề truyền thống nuôi tằm ăn lá mì (sắn), cộng đồng người Thái tại thôn Drok, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (Gia Lai) có thu nhập ổn định.
Người Thái ở vùng Tây Bắc cho rằng, pa pỉnh tộp ngon nhất khi ăn kèm xôi nếp nương, chấm cùng chẩm chéo, uống với rượu ngô. Món ăn đủ vị chua, cay, ngọt, mặn, đắng mà đặc biệt nhất là thơm nồng vị hạt dổi.
Phóng sự -
Nguyễn Thị Hà -
17:30, 01/09/2021 Từ ngày cô bạn thân theo chồng vào TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp, tôi chưa có dịp vào Bắc Thắng - bản người Thái nằm nghiêng nghiêng bên lèn Đá Bạc, cách trung tâm xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) gần 10 cây số. Một ngày tháng Tám, theo xe anh bạn vào bản làm công tác phổ cập đầu năm học, tôi về thăm lại bản làng xưa với nhiều cảm xúc đan xen khó tả...
Bà con người Thái trắng và Mường quê gốc Sơn La, cư trú tại huyện Kbang (Gia Lai) vừa đón một cái Tết Xíp xí đơn giản, nhưng không kém phần ấm áp ngay giữa mùa dịch.
Trong mâm cơm của người dân tộc Thái ở Tây Bắc, có một món chấm được coi là “linh hồn” (phi khuôn) của bữa ăn. Đối với người Thái, bữa cơm có thể không có thịt, không có cá nhưng không thể thiếu bát chéo đặt giữa mâm. Tuy chỉ là một thứ đồ chấm, song chéo lại mang trong mình giá trị đặc biệt trong đời sống văn hóa người Thái.
“Khau cút” là một biểu tượng trang trí trên nóc nhà sàn, nơi hai đầu hồi nhà của đồng bào Thái-Tây Bắc. “Khau cút” không chỉ làm đẹp cho ngôi nhà, mà còn ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Ẩm thực -
Hoàng Liên -
12:32, 24/06/2021 Sơn La được du khách biết đến là vùng đất nhiều cảnh đẹp, con người thân thiện, hiếu khách, có ẩm thực độc đáo của các dân tộc. Trong văn hóa ẩm thực, đồng bào Thái Sơn La có món “Cáy man mọ” (tức là gà mái non hấp) đòi hỏi sự cầu kỳ, khéo léo của người chế biến.
Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các DTTS ở Hòa Bình đã có những phát triển tích cực. Các sản phẩm thổ cẩm của người Thái và người Mông ở Mai Châu được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Không những thế, sản phẩm dệt thổ cẩm Mai Châu còn là 1 trong những sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Hòa Bình.
Sắc màu 54 -
Đình Thành - Thúy Hồng -
10:45, 17/04/2020 Mảnh đất Mường Chanh, huyện Mai Sơn (Sơn La) nhờ thiên nhiên ưu đãi đã làm nên thương hiệu gạo Mường Chanh dẻo, thơm nhất vùng. Không chỉ vậy, với chất đất sét pha cao lanh đặc trưng chỉ có ở nơi đây, cộng với đôi bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc Thái đã tạo ra các sản phẩm gốm Mường Chanh độc đáo nức tiếng một thời.
Nhiều năm trước, do quá trình “chảy máu nhà sàn” về xuôi khiến nhiều bản làng đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An đã vắng bóng nhà sàn. Tuy nhiên, tại một số bản vùng cao thuộc các huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An), bà con vẫn kiên trì gìn giữ những ngôi nhà sàn. Để hạn chế việc sử dụng gỗ rừng, nhiều gia đình còn chuyển sang dùng vật liệu bê tông để làm nhà sàn.
Là người con dân tộc Thái, ở bản Liếng, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, nghệ nhân Tòng Văn Hân rất am hiểu văn hóa của dân tộc. Niềm say mê nghiên cứu đã giúp ông có nhiều công trình văn hóa dân gian dân tộc Thái được xuất bản thành sách, tạo dấu ấn lớn trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân tộc.
Đồng bào dân tộc Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) vẫn lưu giữ được nhiều nghi lễ truyền thống tốt đẹp của cha ông. Trong năm, ngoài Tết Nguyên đán thì Lễ cúng Cắm phà là quan trọng nhất. Theo tiếng Thái, “Cắm phà” có nghĩa là “kiêng trời”. Lễ này được tổ chức vào ngày 12/9 (âm lịch) và được xem như một cái tết của người Thái. Ý nghĩa của việc cúng Cắm phà nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh, cuộc sống no ấm, yên vui.