Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hình ảnh cô gái mặc “váy hoa” trong bức Panorama tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ: Phản hồi từ những người trong cuộc (Bài 3)

Văn Hoa - 18:08, 26/12/2021

Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải loạt bài "Hình ảnh cô gái mặc “váy hoa” trong bức Panorama tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ" đã thu hút được sự quan tâm của bạn đọc, đặc biệt nhất là cộng đồng người Thái. Trong đó, các ý kiến đều cho rằng, thể hiện chiếc “váy hoa” ấy trong bức Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ là không thực tế, không đúng bối cảnh lịch sử. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Dân tộc và Phát triển xin chuyển tới độc giả một số ý kiến phản hồi từ những người trong cuộc, cơ quan quản lý, cơ quan chuyên ngành...

Hình ảnh chiếc “váy hoa” gây tranh cãi
Hình ảnh chiếc “váy hoa” gây tranh cãi

Mang hình ảnh đẹp nhất đến với tác phẩm nghệ thuật

Đó là khẳng định của Họa sĩ Nguyễn Văn Mạc- người chủ trì thực hiện bức tranh Panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ. Theo ông Mạc, trước khi thực hiện tác phẩm trên, ông đã đến Bảo tàng tỉnh Điện Biên để lấy hiện vật gốc (chiếc váy hoa) để chụp ảnh và vẽ lại.

Ông Mạc khẳng định, đây là chiếc váy của người Thái cổ, váy ngày xưa với nhiều họa tiết hoa văn, nhiều màu sắc rất đẹp. Bức tranh này đã được UBND tỉnh Điện Biên, Hội đồng Nghệ thuật quốc gia bao gồm các nhà mỹ thuật, nhà điêu khắc, các nhà khoa học lý luận phê bình duyệt 2 lần trên bản phác thảo và 3 lần trên bản vẽ 1:1.

“Trên một tác phẩm nghệ thuật người ta phải đưa tinh hoa của dân tộc đó lên, việc Bảo tàng tỉnh đưa cho tôi cái gì đẹp nhất (váy hoa) thì tôi phải vẽ cái đó. Chiếc váy rất đẹp, đây là tinh hoa của dân tộc mà mọi người muốn bỏ đi thì tôi cũng thấy lạ”, ông Mạc nhấn mạnh.

Ông Mạc cho rằng, ông cũng hỏi ý kiến của nhiều người Thái cao niên, trong đó có nhiều người là lãnh đạo và nguyên lãnh đạo tỉnh Điện Biên. Tất cả đều khẳng định, đây là váy hoa của người Thái, và đã đồng thuận việc thể hiện chiếc váy hoa đẹp nhất của người Thái ấy trên tác phẩm Panorama tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Ông Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết, chiếc váy hoa trong bức Panorama đã được Hội đồng Nghệ thuật quốc gia tranh luận rất nhiều, nhưng vẫn tôn trọng tư tưởng của nhà thiết kế, liên quan đến bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Các nhà bảo tồn di sản cũng đã đi lấy ý kiến của các cụ cao niên người Thái ở Sơn La và Điện Biên, tất cả đều nói không vấn đề gì. Hội đồng Nghệ thuật quốc gia đánh giá trên cơ sở nghiên cứu khoa học và dựa trên ý kiến của các bậc cao niên người Thái.

Qua sự giải thích của tác giả bức tranh - Họa sĩ Nguyễn Văn Mạc và phản hồi từ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên ông Vừ A Bằng, có thể khẳng định rằng, chiếc “váy hoa” trong bức Panorama là váy cổ của người Thái, được lấy mẫu từ Bảo tàng tỉnh Điện Biên. Tổng thể bức vẽ đã được UBND tỉnh Điện Biên, Hội đồng Nghệ thuật quốc gia, Hội đồng nghiệm thu đánh giá trên cơ sở nghiên cứu khoa học và đã được lấy ý kiến từ các cụ cao niên có uy tín người dân tộc Thái.

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ nơi trưng bày bức Panorama tầm cỡ thế giới
Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ nơi trưng bày bức Panorama tầm cỡ thế giới

Cần giải thích để người dân hiểu

Với chiếc “váy hoa” đặc biệt, phần lớn giới trẻ người Thái không biết đó là trang phục truyền thống của dân tộc mình. Hơn nữa, nhiều người Thái cao niên ở một số địa phương cũng nhìn nhận đây không phải váy của người Thái...

Và dù nhiều Người có uy tín, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa là người Thái khẳng định, đây là chiếc váy hoa cổ của dân tộc Thái, nhưng phần lớn đều cho rằng, thể hiện chiếc váy hoa vào trong một tác phẩm có ý nghĩa lịch sử, giáo dục trong bức Panorama tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ là không đúng với hoàn cảnh lịch sử và phi thực tế, không mang tính chất đại diện cho cộng đồng dân tộc Thái.

Với những phản hồi từ phía họa sĩ và lãnh đạo tỉnh Điện Biên, thì chắc chắn rằng, hình ảnh cô gái Thái với chiếc váy hoa đặc biệt ấy vẫn được giữ nguyên. Chúng tôi đã liên hệ với Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên phủ về phương án khi khách tham quan, đặc biệt là người Thái tại Tây Bắc và Điện Biên đến với Bảo tàng và thắc mắc về vấn đề trên. 

Tuy nhiên, Phó Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, bà Vũ Thị Tuyết Nga cho biết, bà không phải là thành viên chính thức trong Hội đồng nghiệm thu và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ chưa được quyền quản lý bức tranh, nên không thể phát ngôn.

Xung quanh các ý kiến về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên  thông tin, qua phản ánh từ báo Dân tộc và Phát triển, ông đã trao đổi với Ban Quản lý dự án, Bảo tàng tỉnh Điện Biên và tác giả bức vẽ về nội dung mà Báo và bạn đọc quan tâm.

Ông Phú cho biết, qua trao đổi với tác giả, là Họa sĩ Nguyễn Văn Mạc, ông Mạc nói rằng: “Thực ra tôi không muốn làm cái gì đó cho nó đặc biệt. Nhưng bản chất của chiếc váy này đúng là váy của người Thái và váy này hiện nay vẫn đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Điện Biên. Bối cảnh thời bấy giờ là cả nước ra trận, mặc dù khó khăn, gian khổ, hy sinh, nhưng ngày ấy cũng như ngày hội và chiếc váy hoa cũng là hình ảnh đẹp nhất, tinh túy nhất của dân tộc Thái”.

Cộng đồng dân tộc Thái cần một tiếng nói chung thống nhất về hình ảnh đại diện của dân tộc. (Ảnh được ghi nhận tại trụ sở Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhân sự kiện UNESCO ghi danh Xòe Thái vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại)
Cộng đồng dân tộc Thái cần một tiếng nói chung thống nhất về hình ảnh đại diện của dân tộc. (Ảnh được ghi nhận tại trụ sở Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhân sự kiện UNESCO ghi danh Xòe Thái vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại)

“Quan điểm của Sở là không phân định đúng - sai, vì cũng không có căn cứ nói tác phẩm sai. Toàn bộ quá trình thực hiện đều có căn cứ, cơ sở khoa học và đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu. Trách nhiệm của chúng ta, nhất là hướng dẫn viên Bảo tàng phải hiểu biết thật đầy đủ, có trách nhiệm khi người dân thắc mắc, thì phải giải thích thật cặn kẽ cho người dân hiểu và như vậy nó sẽ có thêm cả trí tò mò, tạo được hiệu ứng tích cực”, ông Phú chia sẻ nhận định.

Song ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng cho rằng, chiếc váy hoa là tinh hoa của dân tộc Thái. Vì là tinh hoa, nên mới được lưu trữ ở bảo tàng tỉnh. Và đây là hình ảnh biểu tượng, nên tác giả muốn thể hiện cái gì đẹp nhất, tươi tắn nhất vào tác phẩm nghệ thuật.

Từ thực tế, cũng phải nhìn nhận khách quan rằng, sự quan tâm phản hồi của cộng đồng dân tộc Thái đối với chiếc "váy hoa" trong bức Panorama là có căn cứ, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, lòng tự tôn dân tộc trong việc bảo vệ, gìn giữ hình ảnh của dân tộc Thái. 

Cũng thật tiếc rằng, thay vì thể hiện chiếc “váy hoa” (có phần vẽ khó hơn), nếu tác giả thể hiện chiếc váy màu đen hoặc màu chàm dễ nhận diện, thì niềm vui, niềm tự hào của cộng đồng dân tộc Thái sẽ thật trọn vẹn và giá trị tác phẩm sẽ được nhân lên gấp bội.

Và, nếu chiếc “váy hoa” đặc biệt ấy được cộng đồng người Thái nhìn nhận lại, coi đó là tinh hoa, là hình ảnh đẹp nhất của dân tộc Thái, thì tác giả và tác phẩm sẽ đạt được ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Thái...do vậy, cộng đồng dân tộc Thái cũng cần có tiếng nói chung thống nhất về hình ảnh đại diện.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 3 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 3 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 4 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 4 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 4 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 4 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 4 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.