Media -
BDT -
20:00, 19/09/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 4 dự báo gây mưa lớn ở Trung Bộ, đề phòng ngập úng, sạt lở. Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái. Làm giàu trên vùng đất Khánh Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sắc màu 54 -
Thành Trung - Hoàng Giang -
22:13, 15/06/2023 Trong nhịp sống hiện đại, đồng bào dân tộc Thái huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên vẫn bảo tồn được nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc. Trong đó không gian “Khoen tạy” vẫn được lưu giữ trong những ngôi nhà của trưởng các dòng họ. Đây là một mỹ tục nhằm quản lý các đầu đinh của dòng họ, tạo sự đoàn kết thống nhất phát triển dòng họ vững mạnh.
Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào ở ở huyện Điện Biên và huyện Điện Biên Đông, cùng nghề làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Media -
Thùy Anh -
21:06, 18/04/2023 Mỗi mùa Xuân tới, khi đồng bào đã xuống xong vụ lúa mới, hoa Mạ, hoa Ban nở rộ khắp núi rừng, cũng là lúc đồng bào Thái trắng ở bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La) tổ chức Lễ hội Hết Chá. Đây là lễ hội truyền thống có nguồn gốc lâu đời và được đồng bào gìn giữ, bảo tồn cho đến ngày nay.
Media -
Thùy Anh -
17:59, 17/02/2023 Những ngày đầu Xuân năm mới ở các tỉnh vùng cao Tây Bắc thường có những lễ hội đặc sắc nhằm tái hiện lại phong tục tập quán lâu đời của cộng đồng các DTTS. Đối với người Thái ở Sơn La, ngoài những lễ hội đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể như xòe Thái; Lễ hội gội đầu truyền thống; lễ hội Kim Pang Then… thì nghi lễ buộc chỉ cổ tay để cầu may cũng là một nghi lễ độc đáo.
Xòe Thái là một di sản văn hóa có tính đại diện, thể hiện những gì cô đọng nhất, đại diện nhất của văn hóa tộc người, trở thành biểu tượng của văn hóa Thái. Với những giá trị đặc biệt đó, "Nghệ thuật Xòe Thái" đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, một lần nữa nhân lên niềm tự hào, một thương hiệu “rất riêng” của người Thái.
Media -
Thùy Anh -
18:03, 15/03/2023 Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và là chủ thể chính trong nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc, trong đó phải kể đến Lễ hội cầu mưa của người Thái.
Những vật dụng lao động sản xuất, những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày… của người Thái đã được ông nâng niu, gìn giữ, sưu tầm từ hàng chục năm qua. Để rồi, văn hóa của cộng đồng người Thái ở miền Tây xứ Nghệ hiện lên sinh động, gần gũi, trở thành “báu vật” truyền đời ở “miền Trà Lân”, ngay chính trong căn nhà ông đang ở. Ông là Vi Văn Phúc – Người có uy tín ở khối 2, thị trấn Con Cuông (Con Cuông, Nghệ An).
Tin tức -
Minh Nhật (t/h) -
21:39, 25/04/2024 Tin lời dụ dỗ của kẻ buôn bán người, một bé gái 13 tuổi, dân tộc Thái, quê ở tỉnh Điện Biên, đã bị lừa bán ra nước ngoài. Bé gái này vừa được Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh giải cứu.
Media -
Thùy Anh -
00:05, 28/05/2023 Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Media -
Trần Thọ -
11:56, 09/08/2023 Khi nhắc đến đặc sản Tây Bắc, người ta thường nghĩ đến các món như xôi ngũ sắc, thịt trâu gác bếp, măng, rau rừng… Nhưng có lẽ không nhiều người biết đến một món ăn rất đặc biệt của người Thái, được ví von như đặc sản “trời ban” - đó là rêu đá.
Đối với đồng bào dân tộc Thái, Keng Loóng là món ăn tinh thần không thể thiếu, nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn mỗi người. Hiện nay, tại nhiều bản làng người Thái, Keng Loóng (chày cối giã gạo) được người dân sử dụng như một lời chào đến với những du khách gần xa, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Trong cuộc sống hiện đại hối hả, người Thái ở Nghệ An vẫn lưu giữ được nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp. Một trong số đó là tục biếu quà của cô dâu mới. Những món quà do chính cô dâu chuẩn bị thể hiện sự tinh tế, khéo léo của người con gái Thái và tình cảm, sự biết ơn của dâu con đối với nhà chồng.
Then - một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Thái ở Nghĩa Lộ. Hiện nay, thị xã Nghĩa Lộ đã có nhiều cách làm hay để gìn giữ và phát triển các lễ thực hành Then của người Thái Mường Lò.
Kinh tế -
Quốc Tuấn -
10:22, 23/10/2022 Ra trường, các bạn học đều làm hồ sơ xin vào các cơ quan nhà nước với mong muốn có công việc ổn định. Riêng Vì Văn Bình, chàng trai người dân tộc Thái ở Sơn La lại quyết tâm theo đuổi ước mơ làm nông nghiệp. Trải qua nhiều thăng trầm cùng sự nỗ lực của bản thân, Vì Văn Bình đã tạo dựng được một mô hình kinh tế nông nghiệp thu tiền tỷ mỗi năm, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương…
Nói đến Xòe, người Thái hướng về Mường Lò. Mường Lò được người Thái Đen ở Tây Bắc coi là quê tổ, bởi thế mà đồng bào cũng quan niệm đây là nơi sinh ra các điệu Xòe cổ, là ngọn nguồn của những vòng Xòe. Qua thời gian, bằng sự sáng tạo tuyệt vời mang tầm cao của nghệ thuật, người Thái đã sáng tạo những điệu Xòe, mà mỗi điệu Xòe đều chứa đựng cung bậc cảm xúc, những sắc thái tình cảm khác nhau.
Từ cuối tháng 8, khắp các bản làng nơi rẻo cao Tây Bắc đã rộn rã tiếng nói cười, niềm vui trải dài từ đầu con ngõ cho tới các hộ gia đình. Đồng bào các dân tộc Mông, Mường, Thái, Dao, Khơ Mú… đã xúng xính váy áo, cùng nhau thả mình vào từng lời ca, câu hát, tiếng đàn môi, tiếng khèn xen lẫn tiếng sáo du dương cùng những điệu múa nơi miền sơn cước như lời mời gọi cộng đồng các dân tộc về vui chung niềm vui ngày Tết Độc lập.
Media -
Hà Minh Hưng -
18:19, 21/10/2022 Hàng năm, khoảng rằm tháng 9 âm lịch trở đi, khi bông lúa ngoài đồng đỏ đuôi trĩu hạt, người dân Thái vùng Mường So, Phong Thổ (Lai Châu) lại tưng bừng cho lễ hội “Kin lẩu khẩu mẩu” còn gọi là lễ mừng “cốm mới”.
Lời ca trong Then là sự giao hòa giữa con người với đất trời, thiên nhiên; đồng thời thể hiện ước nguyện, khát vọng của con người về cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nếu có dịp đến Lai Châu, bạn dừng chân ghé thăm xã Mường Cang, huyện Than Uyên để đắm mình vào những giai điệụ mượt mà, vui nhộn của bà con người Thái nơi đây.
Khăn piêu là sự kết hợp độc đáo, hài hòa và khéo léo giữa màu sắc và hóa văn. Đó là màu xanh của núi rừng, màu vàng của nắng sớm, nương lúa và màu trắng hồng của hoa thơm. Mỗi một họa tiết, hoa văn đều thể hiện thông điệp ứng xử với thiên nhiên và mọi người xung quanh. Khăn piêu còn là tiêu chuẩn để đánh giá tài năng, phẩm hạnh và sự đảm đang của phụ nữ Thái.