Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chàng trai người Thái thu tiền tỷ từ trồng nấm bằng phụ phẩm nông nghiệp

Quốc Tuấn - 10:22, 23/10/2022

Ra trường, các bạn học đều làm hồ sơ xin vào các cơ quan nhà nước với mong muốn có công việc ổn định. Riêng Vì Văn Bình, chàng trai người dân tộc Thái ở Sơn La lại quyết tâm theo đuổi ước mơ làm nông nghiệp. Trải qua nhiều thăng trầm cùng sự nỗ lực của bản thân, Vì Văn Bình đã tạo dựng được một mô hình kinh tế nông nghiệp thu tiền tỷ mỗi năm, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương…

Khu trồng nấm hương vừa được nuôi cấy
Khu trồng nấm hương vừa được nuôi cấy

Triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã khuyến khích, vận động Nhân dân chuyển đổi phương thức sản xuất kinh tế hộ sang liên kết, hợp tác, đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) để thúc đẩy phát triển nông nghiệp địa phương theo hướng bền vững. 5 năm qua, huyện đã tập trung tuyên truyền và lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ thành lập mới 15 HTX; triển khai hiệu quả các chính sách cho vay nông nghiệp nông thôn. Huyện đã xây dựng 3 vườn ươm cây ăn quả; tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ bao bì, tem, nhãn truy xuất nguồn gốc; vận động các HTX tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Trong đó, HTX Nông nghiệp 26/3 do Vì Văn Bình làm Giám đốc là một điển hình phát triển nông nghiệp địa phương theo hướng bền vững.

Một ngày đầu tháng 10, từ thông tin ban đầu của Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, chúng tôi tìm về bản Ánh Ưng, xã Chiềng Ban, nơi được coi là một trong những vựa trồng cà phê với những nông dân người dân tộc Thái thu tiền tỷ mỗi năm từ làm nông nghiệp. Suốt chặng đường trên tuyến Quốc lộ 4G, hỏi thăm về cái tên Vì Văn Bình ai cũng đều biết. Có người dân khi được hỏi còn tận tình hỏi lại chúng tôi: “Bình nấm thì đúng rồi. Nhưng các anh hỏi đến cơ sở nào của Bình nấm. Vì hôm nay Bình đang ở cơ sở thứ 3 phía bên phải hướng đi sát với quốc lộ 4G”…

Sau chỉ dẫn của người dân, tìm đến cơ sở 3 của Vì Văn Bình, theo hướng tay chỉ của một bạn thanh niên đang làm việc tại đây. Từ xa, chúng tôi đã thấy dáng người khá nhỏ, gầy, khoác trên mình một chiếc áo lao động dài tay đang vừa làm vừa hướng dẫn khoảng 10 thanh niên căng lưới, căng dây thép để phủ lên khu nhà lưới rộng chừng 500 m2… Nghỉ tay lại phía tôi, Bình cười gượng gạo nói: “Em có nghe anh Kiên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện gọi điện thoại sẽ có nhà báo tới phỏng vấn, viết bài. Ngại quá, đã làm được gì đâu anh”.

Đưa chúng tôi đi tham quan một vòng các cơ sở trồng nấm của mình, Vì Văn Bình bảo: "Em sinh năm 1987, tốt nghiệp khoa Nông lâm, trường Đại học Tây Bắc. Từ nhỏ em đã thích làm nông nghiệp. Vào đại học, em và một số bạn học bị cuốn hút bởi cây nấm. Càng tìm hiểu, càng bị cuốn hút và tập trung nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn và em bắt tay vào trồng nấm thử nghiệm từ khi còn là sinh viên".

Sau khi tốt nghiệp đại học, Vì Văn Bình quyết tâm theo đuổi mục tiêu làm giàu từ nông nghiệp với mô hình trồng nấm sạch, an toàn trên chính quê hương của mình. Cũng trong thời điểm này để trang bị thêm kiến thức, kỹ thuật trồng nấm, Vì Văn Bình tiếp tục theo học Thạc sĩ chuyên ngành khoa cây trồng tại trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam).

Khu trồng nấm hương của Vì Văn Bình
Khu trồng nấm hương của Vì Văn Bình

Sau khi cầm tấm bằng Thạc sĩ trong tay trở về gia đình tại bản Áng, xã Chiềng Ban, đến tháng 8/2010, Bình đã cùng nhóm 5 người bạn mạnh dạn bắt tay vào trồng nấm từ phụ phẩm nông nghiệp với số tiền đầu tư ban đầu là 15 triệu đồng/thành viên. Sau gần 1 năm hoạt động, nhận thấy đây là mô hình có thể tạo được việc làm và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đến tháng 6/2011, Bình và nhóm bạn quyết định hoàn tất các thủ tục để thành lập Công ty Cổ phần phát triển Nông nghiệp Sơn La do mình làm giám đốc. Tuy nhiên, cũng do còn thiếu kinh nghiệm, sau năm đầu thành công thì từ năm thứ 2 đến năm thứ 3 do mở rộng quy mô nên mô hình trồng nấm của Vì Văn Bình bị bệnh mốc xanh “nấm ăn nấm” trên diện rộng và sau đó là thất bại.

Chính từ sự thất bại trên đã khiến cho 3/6 thành viên ban đầu nao núng, mất niềm tin vào cây nấm. Năm 2013 đến năm 2015 là giai đoạn khủng hoảng nhất đối với mô hình trồng nấm sạch bằng phụ phẩm nông nghiệp của Vì Văn Bình. Trải qua nhiều lần thất bại, nhưng bằng tinh thần dám nghĩ, dám làm, Vì Văn Bình và 2 thành viên còn lại đã chịu khó học hỏi, tìm hiểu và đầu tư thêm về kỹ thuật trồng nấm sạch bằng phụ phẩm nông nghiệp. Song song với đó, việc tìm thị trường đầu ra cho nấm cũng được các Bình và nhóm bạn đặc biệt chú trọng.

Đưa chúng tôi vào thăm khu trồng nấm, Vì Văn Bình, bảo: Dịp này vừa hái xong nên không còn nhiều nấm. Toàn bộ hệ thống máy móc, trang thiết bị… cho trồng nấm đã đầu tư gần 4 tỷ đồng. Hiện tại, chúng em đã có 3 cơ sở với quy mô trên 3 ha diện tích trồng nấm sò, nấm hương và linh chi. Trong đó, chủ yếu tập trung trồng nấm sò và nấm hương, thu khoảng 6 tạ/ngày. Nấm linh chi một năm một vụ được khoảng 100kg khô, chủ yếu để làm sản phẩm trưng bày và quà biếu người thân trong gia đình và bạn. Cùng với đó, Bình còn gây dựng được 2 gian hàng chuyên cung cấp nấm, nông sản sạch tại 2 chợ lớn tại trung tâm thành phố Sơn La.

Chỉ tay về khu trồng rau màu theo hướng VietGAP của Hợp tác xã Nông nghiệp 26-3 cũng do mình làm giám đốc, Vì Văn Bình bảo: “Ngoài cung cấp nấm, bên em còn cung cấp rau sạch cho các trường học, bệnh viện, nhà hàng, quán ăn… trên địa bàn tỉnh và nhiều đầu mối bán buôn, bán lẻ và các siêu thị lớn trên thị trường trong và ngoài tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, sản phẩm nấm hiện tại đang cung không đủ cầu”.

Vì Văn Bình đã tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động địa phương
Vì Văn Bình đã tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động địa phương

Với mô hình trồng nấm sạch từ phụ phẩm nông nghiệp có doanh thu trung bình gần 5 tỷ đồng/năm hay trồng rau sạch theo hướng VietGAP với thu nhập trên 200 triệu đồng/tháng, Vì Văn Bình còn tạo thu nhập ổn định cho 20 lao động thường xuyên là người địa phương từ 4,8 triệu đồng đến 6,8 triệu đồng/tháng. Đồng thời, còn tạo việc làm theo mùa vụ cho gần 20 lao động cũng là thanh niên người dân tộc Thái tại địa phương.

Hiện tại, ngoài việc mở rộng quy mô và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm cho nông dân tại địa bàn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường hiện nay, Vì Văn Bình cũng đang hướng tới mục tiêu cho ra đời nhiều sản phẩm nấm sấy khô, nấm ăn liền… để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, góp phần tạo thu nhập cho bản thân và công ăn việc làm cho nhiều lao động là người dân tộc tại địa bàn.

Để nông nghiệp các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Sơn La phát triển bền vững, theo ông Lường Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã đề xuất những cơ chế chính sách để xây dựng các chuỗi giá trị ngành hàng, gắn với điều kiện của các huyện miền núi, trong đó có Mai Sơn. Đặc biệt cần phải quan tâm, tiếp tục có các giải pháp để hỗ trợ nông dân tham gia chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tìm lối đi riêng cho xuất khẩu thanh long

Tìm lối đi riêng cho xuất khẩu thanh long

Để đưa trái thanh long vươn ra thị trường quốc tế, Hợp tác xã (HTX) thanh long Thuận Tiến (xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) đã chọn lối đi riêng, sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhờ vậy, HTX đã sản xuất ra được những trái thanh long sạch, an toàn “hội nhập” vào những thị trường khó tính nhất của Châu Âu.
Tin nổi bật trang chủ
Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại thôn Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Những vạt cỏ úa vàng, những ngôi nhà vắng bóng người năm xưa được thay vào đó là những vạt cà phê, cây ăn trái trĩu quả và những ngôi nhà khang trang. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tà đạo Hà Mòn và thực hiện kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Tìm lối đi riêng cho xuất khẩu thanh long

Tìm lối đi riêng cho xuất khẩu thanh long

Kinh tế - Bảo Ngọc - 2 giờ trước
Để đưa trái thanh long vươn ra thị trường quốc tế, Hợp tác xã (HTX) thanh long Thuận Tiến (xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) đã chọn lối đi riêng, sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhờ vậy, HTX đã sản xuất ra được những trái thanh long sạch, an toàn “hội nhập” vào những thị trường khó tính nhất của Châu Âu.
Thanh Hóa: Đẩy lùi khó khăn trên những bản đồng bào Mông

Thanh Hóa: Đẩy lùi khó khăn trên những bản đồng bào Mông

Media - Quỳnh Trâm -CTV - 2 giờ trước
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 3.600 hộ đồng bào Mông, với trên 19.500 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở 44 bản, thuộc 10 xã biên giới của 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn. Xác định phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống người dân nơi đây.
Cải thiện chứng rối loạn lo âu

Cải thiện chứng rối loạn lo âu

Media - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Rối loạn lo âu là một bệnh lý tâm thần đang ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, hành vi và cuộc sống. Bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, bạn có thể kiểm soát chứng lo âu của mình và ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác.
Kon Tum: Quan tâm phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS, vùng có đạo

Kon Tum: Quan tâm phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS, vùng có đạo

Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum luôn quan tâm thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), vùng có đạo. Qua đó, những đảng viên đã phát huy được vai trò trách nhiệm, là đầu tàu gương mẫu trong thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cũng như phát triển kinh tế để Nhân dân noi theo.
Tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá cho hơn 200 cán bộ, hội viên nông dân

Tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá cho hơn 200 cán bộ, hội viên nông dân

Sức khỏe - Công Minh - 2 giờ trước
Mới đây, Hội Nông dân huyện Bạch Thông đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn tổ chức 5 lớp tập huấn về PCTH của thuốc lá năm 2023 cho hơn 200 cán bộ, hội viên nông dân các xã Cao Sơn, Vũ Muộn, Sỹ Bình, Vi Hương, Tân Tú.
Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng tiếp thân mật Đoàn nữ tu Dòng Thánh Phao-lô thành Charters. Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên - Tây Bắc tại TP. Hồ Chí Minh. Sống tốt đời đẹp đạo để góp phần xây dựng quê hương đất nước. Cùng các tin tức thời sự khác.
Kiên Giang: Người có uy tín góp phần xây dựng thế trận an ninh Nhân dân vững chắc

Kiên Giang: Người có uy tín góp phần xây dựng thế trận an ninh Nhân dân vững chắc

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyễn Hoa - Minh Thu - 2 giờ trước
Thời gian qua, vai trò Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ngày càng được phát huy, góp phần cùng cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể ở địa phương trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã khu vực III

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã khu vực III

Công tác Dân tộc - Trang Diệp - 2 giờ trước
Xã Linh Phú (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) thuộc xã khu vực III của tỉnh. Toàn xã có 8 thôn bản với 877 hộ, 4 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2025, xã Linh Phú đã được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp ưu tiên, quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống; góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
Bình Phước: Tạo cơ hội cho đồng bào DTTS thoát nghèo thông qua đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bình Phước: Tạo cơ hội cho đồng bào DTTS thoát nghèo thông qua đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong những năm gần đây, bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bình Phước luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi. Thông qua việc được đào tạo, nâng cao năng lực, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Người có uy tín ở Bắc Giang chung tay xây dựng thôn, bản giàu đẹp

Người có uy tín ở Bắc Giang chung tay xây dựng thôn, bản giàu đẹp

Toàn tỉnh Bắc Giang có 523 Người có uy tín ở 523 thôn, bản thuộc 82 xã, của 6 huyện Họ là những người có kiến thức, trách nhiệm, tận tụy với việc chung, đóng vai trò “hạt nhân” trong tuyên truyền, vận động bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi xây dựng nông thôn mới, gìn giữ bản sắc văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự.
Quảng Ngãi: Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị ở các huyện miền núi đang phát huy hiệu quả

Quảng Ngãi: Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị ở các huyện miền núi đang phát huy hiệu quả

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi đã dành hơn 145 tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị cho các HTX, doanh nghiệp. Qua đó đã thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư, tạo sinh kế bền vững và mở hướng thoát nghèo cho đồng bào vùng DTTS và miền núi.