Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ thuật "kết tinh" trong những điệu Xòe: Chan chứa cung bậc cảm xúc (Bài 2)

Văn Hoa - 11:57, 08/11/2022

Nói đến Xòe, người Thái hướng về Mường Lò. Mường Lò được người Thái Đen ở Tây Bắc coi là quê tổ, bởi thế mà đồng bào cũng quan niệm đây là nơi sinh ra các điệu Xòe cổ, là ngọn nguồn của những vòng Xòe. Qua thời gian, bằng sự sáng tạo tuyệt vời mang tầm cao của nghệ thuật, người Thái đã sáng tạo những điệu Xòe, mà mỗi điệu Xòe đều chứa đựng cung bậc cảm xúc, những sắc thái tình cảm khác nhau.

Màn đại Xòe tại lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái" vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Tháng 9/2022)
Màn đại Xòe tại lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái" vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Tháng 9/2022)

Sáu điệu Xòe cổ

Theo Nghệ nhân ưu tú Lò Văn Biến, bản Cang Nà, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) thì, chỉ Mường Lò mới giữ được cuốn sách tài liệu viết về sáu điệu Xòe cổ bằng chữ Thái cổ. Và cũng chính vì thế, mà nhiều năm nay tại Mường Lò, việc truyền dạy và thực hành múa Xòe rất sôi nổi, lan tỏa từ các Câu lạc bộ văn hóa văn nghệ dân gian đến truyền dạy trong nhà trường…

Cũng theo ông Biến, Xòe có 6 điệu Xòe cổ gồm: khắm khăn mơi lẩu (nâng khăn mời rượu), nhôm khăn (tung khăn), đổn hôn (tiến lùi), phá xí (bổ bốn), khắm khen (nắm tay), ỏm lọm tốp mư (vòng tròn vỗ tay). Sáu điệu Xòe cổ phản ánh bước đường chinh chiến của cha ông, đoàn kết chống lại kẻ thù, tạo nên sức mạnh để trị thủy, khai phá đất đai và mong ước một cuộc sống sinh sôi nảy nở.

Nghệ nhân ưu tú Lò Văn Biến hướng dẫn về các điệu Xòe (Ảnh Hà Trung)
Nghệ nhân ưu tú Lò Văn Biến hướng dẫn về các điệu Xòe (Ảnh Hà Trung)

Điệu “khắm khăn mơi lẩu” (nâng khăn mời rượu) là điệu Xòe thể hiện nét văn hóa trong giao tiếp ứng xử của đồng bào dân tộc Thái. Theo quan niệm người Thái, thì bất cứ ai đến chơi nhà đều được đón tiếp rất trân trọng và hết sức thân tình. Với những động tác mềm mại, uyển chuyển, chén rượu mời khách được người thiếu nữ dâng lên đôi tay cùng với chiếc khăn Xòe, câu khắp mời rượu, thể hiện sự trân trọng đối với  khách.

Điệu xoè “Nhôm khăn” (tung khăn) được ra đời cùng với sự phát triển của nghề trồng bông dệt vải. Điệu xòe Nhôm khăn có ý nghĩa biểu hiện niềm vui của con người trước những thành quả lao động của mình, đồng thời thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay các thiếu nữ dân tộc Thái bằng những nét hoa văn tinh tế trên các sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Điệu xòe đổn hôn (tiến lùi) mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cho dù cuộc sống có lúc buồn, lúc vui, có khi chao đảo trước sóng gió, khó khăn. Song mọi người vẫn chung lòng hướng tới một niềm tin son sắt, cho dù vật đổi sao dời nhưng lòng người không bao giờ thay đổi.

Điệu Xòe phá xí (bổ bốn) có ý nghĩa biểu hiện tình cảm của mỗi cá nhân trong cộng đồng, dù có đi 4 phương trời nhưng không bao giờ quên được nguồn cội. Xòe bổ bốn không chỉ diễn tả tình cảm đoàn kết keo sơn mà còn mang bóng dáng quan niệm về vũ trụ, triết lý âm dương ngũ hành một cách tinh tế, sâu sắc của tộc người.

Khắm khen là điệu Xòe cơ bản nhất trong nghệ thuật Xòe của đồng bào dân tộc Thái. Quanh đống lửa, mọi người nắm tay nhau nhảy múa vòng tròn theo chiều trái đất quay, cùng với nhịp tay giơ lên thì nhịp chân đưa chéo theo nhịp trống. Đây là điệu múa mang tính sơ sai, biểu lộ sự gắn kết cộng đồng, mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Điệu Xòe Khắm khen tạo mối liên kết cộng đồng đặc biệt
Điệu Xòe Khắm khen tạo mối liên kết cộng đồng đặc biệt

Điệu xoè “Ỏm lọm tốp mư” (Đi vòng tròn vỗ tay) là điệu xòe kết thúc mỗi cuộc vui, khi mọi người đã trao nhau những tình cảm chân thành, thì điệu xòe này biểu hiện niềm hân hoan, sự thỏa mãn, đó cũng là những bước chân chếnh choáng men say của rượu nồng và tình người ngây ngất, tiếng vỗ tay cũng nhỏ dần, thưa dần cùng ánh lửa le lói báo hiệu đêm sắp tàn, mọi người chia tay và chào đón một ngày mới.

Sáu điệu xòe cổ phản ánh hiện thực một cách chọn lọc, tự nhiên, thể hiện tâm tư tình cảm của con người. Các điệu xòe đã được hình tượng hóa, mang hơi thở của thời đại, thông qua lăng kính chủ quan của người Thái. Đó là sự sáng tạo tuyệt vời mang tầm cao của nghệ thuật

Tầm cao của nghệ thuật

Xòe là nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Thái. Xòe cổ là những gì cô đọng nhất của nét văn hóa ấy. Mỗi động tác, mỗi dáng đi, dáng đứng, mỗi cách sắp xếp đội hình đều là những cung bậc, những sắc thái tình cảm khác nhau mà nghệ thuật Xòe Thái có được. Sáu điệu Xòe cổ với những tư thế chân, thế tay cơ bản nhất của nghệ thuật múa của người Thái đã phát triển thành 36 điệu Xòe của miền Tây Bắc, góp phần làm nên linh hồn văn hóa Thái, trở thành biểu tượng của văn hóa vùng Tây Bắc đất nước ta.

Nhiều người dù rất nhỏ tuổi đã tinh thông nhiều điệu Xòe
Nhiều bạn trẻ đã nhuần nhuyễn nhiều điệu Xòe

Nghệ nhân Lò Văn Biến cũng cho rằng, Xoè Thái không phải chỉ có 6 điệu, hay 36 bài cơ bản, mà thật ra rất nhiều. Ông giải thích, chúng ta dùng nón làm đạo cụ, đó là múa nón; chúng ta dùng quạt làm đạo cụ, đó là múa quạt; lấy ống tre dỗ dập, thì ta gọi là múa ống (tăng bẳng);....nhiều điệu múa, nhiều bài múa lắm, rất nhiều.

Qua mỗi bước xòe, con người gần gũi, chan hòa với nhau hơn, do đó, bất kể cuộc vui nào, dù lớn hay bé người Thái lại múa Xòe. Bởi thế mà nhiều người Thái dù tuổi rất nhỏ đã tinh thông những điệu Xòe, trong đó có sáu điệu Xòe cổ

Như tại Nghĩa Lộ, nhiều năm nay, trong mỗi bản làng, tại các trường học đều có những đội xòe, am hiểu sáu điệu Xòe cổ. Sáu điệu xòe cổ của người Thái Đen Mường Lò từng dành nhiều giải thưởng cao trong các kỳ hội diễn ở Trung ương và địa phương.

Nghệ thuật Xòe - Niềm tự hào của người Thái
Nghệ thuật Xòe - Niềm tự hào của người Thái

Đặc biệt, trong Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong tháng 9 vừa qua, màn đại Xòe mà chủ yếu là người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ biểu diễn, đã một lần nữa khẳng định tầm cao của “Nghệ thuật Xòe” với du khách xa gần.

Có thể khẳng định, từ mỗi bước Xòe kết hợp hài hòa vào nhiều loại nhạc cụ truyền thống nâng bước những điệu Xòe, đã giúp tất cả mọi người chan hòa với nhau hơn, yêu người, yêu đời để bước vào cuộc sống lao động, với niềm tin yêu sáng trong vô hạn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Vào dịp tháng 3 hằng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 23:01, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 22:52, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 22:42, 03/04/2025
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:40, 03/04/2025
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 22:39, 03/04/2025
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22:37, 03/04/2025
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 22:35, 03/04/2025
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 22:33, 03/04/2025
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 22:31, 03/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.