Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Nỗi niềm ngày trở lại

Nguyễn Thị Hà - 17:30, 01/09/2021

Từ ngày cô bạn thân theo chồng vào TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp, tôi chưa có dịp vào Bắc Thắng - bản người Thái nằm nghiêng nghiêng bên lèn Đá Bạc, cách trung tâm xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) gần 10 cây số. Một ngày tháng Tám, theo xe anh bạn vào bản làm công tác phổ cập đầu năm học, tôi về thăm lại bản làng xưa với nhiều cảm xúc đan xen khó tả...

Đường vào xã Tân Thắng hôm nay
Đường vào xã Tân Thắng hôm nay

Xa xa, lèn Đá Bạc xanh mờ, sừng sững, bên này là bản Bắc Thắng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), bên kia là bản Đồng Lầy thuộc huyện Như Thanh (Thanh Hóa). Mặc kệ cái xe cứ liệng bên này rồi lách bên kia để tránh ổ gà, ổ voi, lòng tôi bồi hồi dõi theo từng dáng đồi, thế núi thân quen. Con đường này ngày trước tôi cùng lũ bạn chăn bò đã rong ruổi biết bao lần. Tôi chỉ cho anh bạn ngọn đồi có thân cây to hình con gà trống vươn cổ gọi mặt trời trên đỉnh - nơi chúng tôi lùa bò đến thả rồi chiều mới đi đón ở cánh rừng phía bên kia. Bao nhiêu đồi núi mát xanh tán cây rừng trong kí ức ngày thơ bé của tôi giờ chỉ còn lại từng mảnh rừng trồng xen lẫn với lô dứa, trông như một tấm áo nhà nghèo vá chằng vá đụp, thỉnh thoảng lại lộ ra những thẻo đất rơm rớm đỏ dọc theo triền đồi mới được cày xới. Còn đâu đồi Cao, động Hòn Mang, rừng Cấm, khe Lội, dốc Trời ơi… trong lòng tôi ngày ấy!

Tôi dặn anh bạn: Đến Tràn Một, anh em mình dừng lại một tí nhé!

Tràn Một là nơi giao cắt giữa con suối chảy ngoằn ngoèo trong rừng với con đường vào bản. Nhiều lần cô bạn tôi đi học đến nửa đường lại phải quay về vì mùa lũ, nước suối dâng lên rất nhanh, đỏ ngầu, giận dữ. Hồi ấy, với lũ trẻ chăn bò, hay những người đi rừng cắt tranh, chặt củi, tràn Một là trạm dừng chân, cũng là điểm hẹn. Trời nắng, chúng tôi thường ngồi trên tảng đá to bên mép suối, thả chân xuống dòng nước mát lạnh, thích thú dõi theo những con cá khe thân mảnh như lá cỏ thảnh thơi bơi lượn trong làn nước trong veo. Chỉ cần lội lên phía trên một chút, lòng suối rộng như một cái bồn tắm khổng lồ, đáy rải đầy những hòn cuội lớn nhỏ, tán cây từ bên bờ tỏa ra đến nửa dòng, tắm ở đây vừa mát vừa kín đáo. Leo lên dốc bên kia, người vô tình đến mấy cũng phải hít căng lồng ngực mùi hương nồng nàn, thanh khiết của những bông dẻ lấp ló trong lùm cây dại bên đường...

Vùng trồng dứa ở xã Tân Thắng
Vùng trồng dứa ở xã Tân Thắng

Đang miên man hồi tưởng, bất chợt xe dừng lại trên một cây cầu bê tông ba nhịp. Tôi giật mình: Tràn Một của tôi đây ư? Con suối trong veo thơ mộng từng hừng hực giận dữ mỗi độ Thu về của tôi là mấy vũng nước im lìm tủi hổ dưới mấy bụi lau lách kia ư? Cái bồn tắm thiên nhiên náu mình dưới những tán cây nguyên sơ đầy bí ẩn của tôi đâu? Lùm cây dại từng giấu những cánh dẻ rực vàng ngát hương trong vòm lá của tôi đã bị ủi cả gốc đi từ bao giờ? Ôi! Tràn Một của tôi!

- Từ ngày có cây cầu này, đường vào bản dễ đi hơn hẳn!

Giọng anh bạn nghe thật vui, thế mà trong tôi, cảm giác hẫng hụt như những vòng sóng cứ loang ra, loang ra, nghẹn ngào..

Mấy cái xe tải của nhà máy Xi măng Tân Thắng rầm rập đi tới. Nép xe sát bờ cây dại, chúng tôi vẫn không thể tránh đám bụi cuồn cuộn thốc vào mặt, phủ lên người. Từ ngày người ta khai thác mỏ đá rồi xây dựng nhà máy xi măng, con đường vào bản phải gồng mình dưới những chiếc xe dài và nặng, những cái lá mỏng manh bên đường cũng oằn trĩu lớp bụi dày. Thèm biết bao bầu không khí trong lành, thanh mát của núi rừng thuở trước!

Đến con dốc cao đầu bản, tôi nhìn bao quát cả một vùng. Dọc con đường chính quanh co đã được rải nhựa, những mái nhà ngói đỏ to cao nối tiếp nhau, sáng lên dưới nắng. Quang cảnh trông như một đoạn phố huyện vùng cao. Tôi nhớ lần đầu tiên vào bản, đứng ở dốc này nhìn kĩ mới thấy thấp thoáng vài nếp nhà nho nhỏ trong màu xanh thẫm bạt ngàn rừng núi. Anh bạn bảo, dân bản giờ không còn khó khăn như xưa nữa, nhiều nhà giàu lên sau một đêm nhờ tiền đền bù của các dự án, đất rừng đất ở đều lên giá chóng mặt…

Một ngôi nhà sàn của người Thái ở bản Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu
Một ngôi nhà sàn của người Thái ở bản Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu

Ngôi nhà sàn đầu bản vẫn đứng đó, từng thân cột, mái ngói, ván gỗ chung quanh đều đã bạc màu thời gian. Giữa mảnh vườn lổn nhổn những búi cỏ dại, ngôi nhà càng trở nên hoang vắng. Đây là một trong ba nhà sàn còn lại của bản, bị bỏ hoang đã hơn chục năm nay. Gia đình cô bạn tôi cũng có một cái nhà sàn rất đẹp. Bốn năm trước, bố bạn quyết định tôn tạo, nâng cấp ngôi nhà kỉ niệm thành nhà hai tầng, tầng trên cơ bản giữ nguyên kết cấu của nhà sàn (mái, sàn, cột, cầu thang), tầng dưới xây tường xi măng, ngăn phòng, lăn sơn, lát gạch, lắp cả dàn mái tôn rộng trước sân… Nhìn ngôi nhà khang trang hiện đại, tôi ngậm ngùi thương từng mái ngói thâm nâu, thương từng thớ gỗ chân chất mộc mạc trong các bản làng người Thái hôm nào. Nhà mới trong bản đều là nhà xây xi măng theo kiểu của người Kinh. Tôi có cảm giác nếp nhà sàn cứ lạc lõng, tội nghiệp như cô sơn nữ vốn quen với núi rừng hoang dại bị gả ép về chốn hoa lệ thị thành. Vả lại, rừng đâu còn gỗ mà dựng nhà sàn!

Chúng tôi gặp già làng Lô Văn Luận, một thầy giáo tiểu học về hưu. Bên ấm chè xanh, ông nói về cuộc sống mới của dân bản. Các cháu mầm non, tiểu học được đi học gần nhà, đường ô tô vào tận cuối bản. Nhiều gia đình làm ăn kinh tế giỏi, trồng trọt, chăn nuôi, trong nhà có xe máy, ti vi, tủ lạnh, có hộ còn sắm được cả ô tô xịn. Nhưng hình như niềm vui trong ông chưa trọn vẹn. Cảm giác bất an, chống chếnh thỉnh thoảng lại lộ ra trong tiếng thở dài, trong ánh mắt xa xăm và giọng nói trầm buồn. Vào bản bây giờ chủ yếu gặp người già và trẻ con, thanh niên đa phần mưu sinh xa xứ. Có những gia đình nhận đến nửa bì tiền đền bù dự án, mấy năm sống xông xênh vương giả, miệng ăn núi lở, giờ đất đai đã hết, đôi tay cũng không còn quen cầm cái cuốc cái cày…

Tình cờ hai mẹ con nhà hàng xóm sang chơi. Cháu bé tầm ba, bốn tuổi, đôi mắt một mí có ánh nhìn khiến tôi bối rối, một cái nhìn cảm mến, tin cậy ngay từ phút ban đầu. Cháu được bố đặt cho một cái tên rất đẹp: Lục Công Vinh. Điều khá bất ngờ là cháu trả lời chúng tôi bằng tiếng phổ thông rất sõi. Mẹ cháu bảo: “Nhà em cố gắng dạy cho con thông thạo tiếng Việt ngay từ nhỏ để sau này đi học nó không thua kém chúng bạn người Kinh. Trẻ con giờ nhiều đứa nói tiếng Kinh giỏi hơn cả tiếng mẹ đẻ”…

Phải rồi, con sẽ đi học, tiếng phổ thông sẽ giúp bước chân con tự tin đến trường. Già Luận trầm ngâm: Tiếng Thái giàu đẹp lắm. Người Thái có một kho tàng ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích rất phong phú. Đó là kinh nghiệm sống, tình yêu, khát vọng của cha ông bao đời. Khuyên con cháu đoàn kết, sẻ chia, các cụ nói giản dị: Khỏe một mình làm không được/ Khôn một mình làm không xong. Ca dao Thái về tình yêu đôi lứa là những lời thiết tha bỏng cháy: “Anh hỏi chim. Chim không nói/Anh hỏi gió. Gió lặng im/Anh tìm em. Đâu thấy em/Hay anh xin chết lên cửa trời/Để nhìn xuống hạ giới mong thấy được em”…

Một lớp học ở xã Tân Thắng (Ảnh chụp trước thời điểm có dịch Covid-19)
Một lớp học ở xã Tân Thắng (Ảnh chụp trước thời điểm có dịch Covid-19)

Nhưng tiếng Thái ở bản đang mai một dần. Mai này, ai sẽ hát cho con cháu mình nghe những làn điệu dân ca Thái? Sẽ ra sao khi những câu chuyện cổ dân gian, ngay cả những bài văn cúng tế của người Thái ngủ quên trong trí nhớ của người già?

Không chỉ tiếng Thái, phong tục tập quán của người Thái cũng đang dần phai nhạt trên mảnh đất này. Từ lâu lắm, bản làng không còn kẽo kẹt tiếng dệt cửi đêm đêm, cái khung cửi lặng lẽ nép mình trong vắng lặng. Các cô gái Thái không còn hồi hộp ngóng chờ lau nở, đôi tay khéo léo tài hoa không còn háo hức trổ tài may đệm mới. Hàng chợ sẵn quá, giá lại rẻ, đâu còn phải soạn sửa mấy mùa lau cho ngày bước lên chín bậc cầu thang nhà chồng. Giọng rưng rưng bồi hồi, già Luận nói về hội mừng Xuân, hội Xăng khan, hội Cầu mùa, trai gái hát giao duyên, ném còn, chơi đu, nhảy sạp, múa Lăm vông…

Rồi ông nói chắc như đinh đóng cột: Phải làm gì đó để gìn giữ những phong tục ấy cho con cháu mai sau!

Tạm biệt già làng, chúng tôi sang điểm trường tiểu học. Trong khi chờ anh bạn hoàn thiện hồ sơ, tôi thơ thẩn dạo quanh sân trường, lòng miên man suy ngẫm. Tôi mơ về một ngày được thỏa sức ngắm nhìn các bà, các chị mặc bộ váy áo truyền thống duyên dáng trong điệu xòe, được thả hồn vào tiếng chiêng tiếng cồng ngân vang vọng vào lèn đá, được xốn xang mê đắm cùng các chàng trai cô gái Thái trong trò chơi ném còn ngày xuân. Từ ngôi trường bé nhỏ với 5 phòng học nằm chênh vênh trên đồi này, những thiên thần nhỏ như bé Lục Công Vinh sẽ bước ra thế giới rộng lớn ngoài kia, ra đi để trở về. Tôi tin rằng, là người con Bắc Thắng, dẫu có đi đến phương trời nào, thì tâm hồn vẫn luôn neo đậu vào bản làng yên bình, no ấm dưới chân lèn Đá Bạc yêu thương này, mãi mãi!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống đều được ông tận tâm truyền dạy cho người trẻ với mong muốn giữ những âm điệu tà oải, xà nớt, Ta lư...vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân có nhà ở ổn định

Quảng Nam: Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân có nhà ở ổn định

Với mục tiêu “không để người nghèo bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, sở ngành ở Quảng Nam đã huy động nhiều nguồn lực tổng hợp nhằm đẩy mạnh công tác xoá nhà tạm, nhà bán kiên cố cho người dân. Nhờ đó, nhiều hộ dân gặp khó khăn có được căn nhà ở ổn định, an toàn.
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Kinh tế - An Yên - 1 phút trước
Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 5 phút trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 15 phút trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Thời sự - Sỹ Hào - Như Tâm - 19 phút trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Pháp luật - Văn Long - Minh Triết - 23 phút trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Đồn Biên phòng và Đoàn thanh niên thắp sáng đường biên ở Mác Nẻng

Đồn Biên phòng và Đoàn thanh niên thắp sáng đường biên ở Mác Nẻng

Tin tức - Thanh Nguyên - 26 phút trước
Hưởng ứng chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2024, chương trình “Thắp sáng vùng biên”, Đồn Biên phòng Xuân Trường, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng vừa phối hợp Đoàn thanh niên xã Khánh Xuân tổ chức lắp đặt và dựng 65 cột điện chiếu sáng, sử dụng năng lượng mặt trời cho nhân dân thôn Mác Nẻng, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Tôn vinh Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều và hát ru làng biển Cảnh Dương

Tôn vinh Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều và hát ru làng biển Cảnh Dương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 29 phút trước
Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều ở các huyện: Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn và Hát ru làng biển Cảnh Dương, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” – điểm check in ấn tượng cho những người yêu di sản

Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” – điểm check in ấn tượng cho những người yêu di sản

Du lịch - Nguyệt Anh - 32 phút trước
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức khai trương Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại. Đoàn tàu gồm 10 toa xe, trong đó có 2 toa xe cộng đồng, du khách được thưởng thức ẩm thực cùng những màn trình diễn văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.
Nhiều chương trình hoạt động trong Tháng hành động vì HTX Việt Nam 2024

Nhiều chương trình hoạt động trong Tháng hành động vì HTX Việt Nam 2024

Tin tức - Thúy Hồng - 35 phút trước
Ngày 28/3, Liên minh Họp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức họp báo thông báo hoạt động tháng hành động vì HTX năm 2024. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, chủ trì buổi họp báo.
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Lạng Sơn lần thứ XI

Thể thao - Tuấn Trình - 40 phút trước
Ngày 28/3, tại Sân vận động Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Lạng Sơn lần thứ XI, năm 2024.