Tại cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sinh viên toàn quốc do Trung ương Đoàn tổ chức năm 2017, với chủ đề Start-up Student Ideas, anh Nguyễn Hữu Huy Hào, một đoàn viên trẻ tại TP. Cần Thơ, đã vinh dự đạt giải Nhì, với nghiên cứu biến bùn thải thành đất sạch có ích cho cây trồng.
Sinh ra ở thôn vùng cao còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; bằng sự quyết tâm, anh Bàn Văn Hoàng, dân tộc Dao, thôn Cao Bành, xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang đã khởi nghiệp thành công trên mảnh đất cằn của mình.
Huyện đoàn Đông Giang (Quảng Nam) đã có nhiều việc làm thiết thực để hỗ trợ đoàn viên thanh niên lập nghiệp, tạo dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.
Sau 4 năm nỗ lực và quyết tâm, trang trại nuôi dúi của chị Phìn Thị Mỹ, dân tộc Thái ở bản Nậm Củm (xã Mường Tè, huyện Mường Tè, Lai Châu) đã được mở rộng quy mô, với hiệu quả kinh tế cao...
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định về công tác tư vấn hướng nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp.
Bỏ “phố về vườn”, cô gái trẻ Nguyễn Thị Thu Phương (sinh năm 1992, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) quyết tâm khởi nghiệp trên chính quê hương mình với khát vọng tìm đầu ra cho hạt mắc ca. Sau hơn 4 năm, mô hình khởi nghiệp của Phương ngày càng thành công, góp phần khẳng định thương hiệu sản phẩm, vừa truyền lửa cho phong trào khởi nghiệp lập nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk vừa góp phần đưa mắc ca Việt Nam vươn ra thế giới.
Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia sẽ là nơi ươm mầm và nâng tầm doanh nhân Việt, đồng thời, tập hợp và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, sáng lập doanh nghiệp.
Gần 1 tỷ đồng là con số thu nhập trung bình hàng năm từ mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh Đặng Đình Hợp, sinh năm 1998, người Dao, khu Hạ Thành, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Mô hình đang thu hút sự quan tâm học làm theo của nhiều nông dân.
Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, lập nghiệp từ nghề nông, nhóm thanh niên dân tộc Tày, Nùng ở xã vùng sâu Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk đã mày mò nghiên cứu và thay đổi thói quen sản xuất nông nghiệp theo hướng thuận tự nhiên đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với phương pháp "lấy ngắn nuôi dài" anh Chamaléa Đất, dân tộc Raglai ở xã Phước Trung (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) đã khởi nghiệp thành công từ mô hình chăn nuôi gà thịt cho thu nhập ổn định. Hiện nay, ngoài chăn nuôi gà, anh đang mở rộng chăn nuôi thêm dê bách thảo và bò nái lai sind để tăng thêm nguồn thu nhập.
Sinh ra và lớn lên giữa vùng đất chè nổi tiếng Thái Nguyên, chàng trai Lê Sơn Hải luôn mong muốn gắn bó với cây chè, vùng chè đã nuôi sống gia đình mình và nhiều thế hệ người dân ở đây. Bởi vậy, sau khi tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2015, anh đã "rẽ hướng" trở về quê khởi nghiệp trồng chè hữu cơ.
Những năm qua, nhiều thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) ở Hà Giang đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc.
Tôi gặp chị Triệu Thị Châu (1987) tại Hội thảo "Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội, thách thức trong sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản tại Tây Nguyên", do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Qua nghe tham luận và trò chuyện với chị, tôi nhận thấy tư duy năng động, sáng tạo và nhiệt huyết của cô gái trẻ người Dao, một con người dám nghĩ, dám làm và bước đầu đã thành công!
Tốt nghiệp ngành Luật, Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên, nhưng anh Thào Mí Hầu, 29 tuổi, dân tộc Mông, thôn Nàn Tàn, xã Nậm Ban, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã trở về địa phương lập nghiệp, quyết định thay đổi cuộc sống nơi vùng đất biên cương khó nhọc.
Tận dụng ưu thế đất đai rộng, khí hậu thuận lợi và niềm đam mê nông nghiệp hữu cơ, chàng trai trẻ Nguyễn Đức Thành, sinh năm 1998, thôn Hiệp Hòa, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk đã tự mày mò, tìm hiểu và xây dựng thành công mô hình nông nghiệp hữu cơ, lập nên một "miệt vườn" Tây Nam Bộ trên cao nguyên.
Hưởng ứng phong trào “Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động, chàng thanh niên dân tộc Tày Lưu Lập Đức đã lựa chọn con đường khởi nghiệp bằng việc phát triển nông nghiệp sạch áp dụng kỹ thuật công nghệ cao trên quê hương Đức Trọng (Lâm Đồng). Bằng sự quyết tâm và năng động của tuổi trẻ, anh đã thành công với mô hình nông nghiệp sạch, tạo công ăn, việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương
Tại buổi Họp mặt cán bộ Tỉnh đoàn Bình Phước qua các thời kỳ vừa mới diễn ra tại thị xã Đồng Xoài (Bình Phước), Tỉnh đoàn đã tiếp nhận 5 tỷ đồng từ các doanh nghiệp để hỗ trợ thanh niên vay vốn khởi nghiệp, lập nghiệp.
Anh Quản Bá Tới (SN 1988), dân tộc Thái, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) sau khi tốt nghiệp đại học đã quyết định không làm việc trong cơ quan Nhà nước để theo đuổi đam mê trồng cây lúa. Với cách làm riêng của mình, anh không chỉ lấy lại danh tiếng cho hạt gạo Điện Biên, mà còn đa dạng hóa sản phẩm, phát triển đến hầu khắp các thị trường ở trong nước.
Cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp do Tỉnh đoàn và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Gia Lai phối hợp tổ chức đã bước qua năm thứ tư, thu hút sự quan tâm tham gia, hưởng ứng của nhiều bạn trẻ có ý chí, đam mê khởi nghiệp. Một số bạn trẻ đạt giải cao tại cuộc thi đến nay đã dần khẳng định tài năng khởi nghiệp, gây dựng thương hiệu nổi tiếng tại thị trường trong và ngoài tỉnh.
Được thừa hưởng nhiệt huyết, kinh nghiệm làm kinh tế từ bố của mình, anh Hoàng Hải Phòng, dân tộc Tày ở xã Mai Pha, TP. Lạng Sơn đang trở thành tấm gương tiêu biểu cho thế hệ thanh niên xứ Lạng về ý chí làm giàu.