Trước kia, dệt thổ cẩm hay thêu thùa đều là công việc mà mọi cô gái Thái ở Thanh Hóa cần phải biết khi đến tuổi trưởng thành, bởi đó là một trong những tiêu chuẩn đánh giá sự khéo léo, chăm chỉ của một người con gái.
Ông Phạm Văn Nhung, thôn Hòa Bình, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, (Gia Lai) luôn được mọi người kính trọng tin tưởng gọi với cái tên trìu mến bác Sáu Nhung. Ông là Chủ tịch Hội Người cao tuổi, một cựu chiến binh luôn phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua lao động, sản xuất ở địa phương.
Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài, trong những năm gần đây, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tập trung huy động các nguồn lực và phát huy sức dân xây dựng NTM có hiệu quả.
Tính đến thời điểm đầu tháng 6/2018, tỉnh Điện Biên vẫn còn 26 xã đạt dưới 5 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), chiếm hơn 20% số xã đạt dưới 5 tiêu chí trong cả nước. Hiện nay, tỉnh Điện Biên đang tập trung mọi nguồn lực, phấn đấu đến hết năm 2018 sẽ không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Từ trong chiến tranh đến thời bình, hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ đã gắn bó với đồng bào các DTTS… Hiện nay, người lính tiếp tục sát cánh hỗ trợ cùng bà con tăng gia sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… Phum sóc càng xa, các chiến sĩ bộ đội càng tăng cường giúp dân. Những người lính Đồn Biên phòng An Thạnh Ba, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) là một minh chứng.
Thời gian qua, phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình) ngày càng được nhân rộng.
Từ vùng đất bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, phát huy nội lực trong xây dựng nông thôn mới, người dân xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) vươn lên có cuộc sống ổn định và khá giả.
Vừa qua, tại xã Tân Trạch, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình phối hợp với huyện Bố Trạch tổ chức lễ khởi công công trình xây dựng 37 nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, bị thiệt hại do bão số 10 gây ra năm 2017.
Làng phong bây giờ đã khác xưa rất nhiều, đường sá được đổ nhựa phẳng lì, trường học xây dựng khang trang, điện lưới quốc gia kéo về từng nhà và hơn hết đời sống của những bệnh nhân phong năm xưa đã ổn định, nhiều gia đình kinh tế khá giả đoàn kết giúp đỡ những hộ còn khó khăn. Một cuộc sống mới với tương lai tươi sáng đã quay trở lại trên mảnh đất này…
6 tháng đầu năm 2018, tỉnh Điện Biên đã giải quyết được việc làm mới cho hơn 5.000 lao động, đạt khoảng 60% kế hoạch và tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Với mục tiêu xây dựng bản Sì Thâu Chải trở thành bản tiêu biểu trong xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch cộng đồng, thời gian qua xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã dành nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bản Sì Thâu Chải.
Với mục đích phát huy nội lực của thanh niên các dân tộc thiểu số, Chương trình “Tọa đàm Thanh niên” được tài trợ và hỗ trợ thực hiện bởi tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng (CECEM), Tổ chức ChildFund, Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi (CSDM), Liên minh Châu Âu (EU), Đại sứ quán Ireland, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Tổ chức Plan Quốc tế.
Vùng DTTS và miền núi có những giống cây dược liệu rất quý. Nhưng do khai thác theo kiểu “đào tận gốc, trốc tận rễ“, lại thiếu chính sách phục hồi, phát triển nên nhiều giống cây đang dần trở nên hiếm dần, thậm chí đứng trước nguy cơ biến mất.
Sằn A Lộc dân tộc Nùng là một nông dân nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu từ đồng đất khô hạn ở thôn Nha Húi, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận).
Nằm cách trung tâm Hà Nội 35km về phía Tây Nam, làng nghề mây tre đan Phú Vinh, Phú nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội, được biết đến như một trong những làng nghề truyền thống có tiếng.
Lâu nay, vấn đề vận động người dân miền núi, đặc biệt là đồng bào DTTS tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ) luôn gặp khó khăn. Tuy nhiên, tại huyện Bác Ái (Ninh Thuận), nhiều người lại hăng hái tham gia XKLĐ để có cuộc sống khấm khá hơn.
Khoảng 4 năm trở lại đây, Ban Quản lý Khu thương mại Lao Bảo đã bố trí cho bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) một khu vực để buôn bán theo nguyện vọng. Nhờ đó, bà con rất vui mừng vì có nơi mua bán, trao đổi nông sản do mình làm ra để có điều kiện cải thiện cuộc sống.
Sau 7 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Vĩnh Phúc đã có 94/112 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM), đứng thứ 3 toàn quốc về thực hiện Chương trình NTM. Theo đó, bộ mặt nông thôn nơi đây ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên.
Thời gian qua, nhiều hộ nông dân ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã mạnh dạn đưa một số cây trồng, con giống mới vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Bước đầu, nhiều mô hình đã thành công, mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân nơi đây.
Trong nhiều năm qua, du lịch Việt Nam vẫn duy trì bền vững thương hiệu điểm đến giá rẻ của khu vực. Chú trọng phát triển các sản phẩm giá rẻ và trung cấp để thu hút đông du khách, đảm bảo mức tăng trưởng của lượng nhưng không đảm bảo sự gia tăng bền vững, thiếu sự đầu tư về chất. Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, ngành Du lịch Việt Nam đang đề ra giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đi kèm với kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch nhằm đảm bảo tính bền vững, duy trì thương hiệu cho điểm đến.