Do thời tiết, thuận lợi nên cây mận Tam Hoa ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai năm nay sinh trưởng và phát triển tốt, đến đầu tháng 6/2018 bước vào chính vụ thu hoạch đã mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương.
Từ một cây trồng với mục đích phủ xanh đất trống, trở thành rừng phòng hộ, thì hiện nay lợi ích của cây thông mã vĩ đang được nhân đôi do nhu cầu của thị trường về nhựa thông tăng lên. Cây thông mã vĩ mở ra hướng phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng trên địa bàn huyện Bắc Hà (Lào Cai).
Thượng Sơn (Vị Xuyên, Hà Giang) là xã còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về giao thông. Với tiêu chí “Đường thông thì cuộc sống mới”, bà con ở các thôn tích cực hưởng ứng phong trào thành lập Nhóm cùng sở thích mở đường giao thông.
Trên 5.000 hộ dân và doanh nghiệp tại Gia Lai có nhu cầu vay vốn để tái canh cà phê, tuy nhiên chỉ 2% số này có thể tiếp cận được.
Ở 2 vựa vải thiều lớn của cả nước là Bắc Giang và Hải Dương, các chủ vườn đang tất bật thu hoạch vải thiều sớm, đồng thời chuẩn bị cho việc thu hoạch vải chính vụ còn chừng 5 ngày nữa.
Nhiều năm qua, tại Lai Châu, chương trình tín dụng chính sách xã hội đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vay vốn ưu đãi, đầu tư phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo.
Trước đây chừng 5 năm, nhắc đến thôn 5 của xã Trà Nam, huyện Nam Trà My (Quảng Nam), ai cũng ái ngại bởi sự xa xôi, cách trở.
Mắm chua cá cơm là đặc sản lâu đời gắn bó với người dân xứ Quảng. Với bí quyết riêng biệt, khi mở hũ mắm ra, cách xa mười hai, mươi mét vẫn cảm nhận được hương thơm nồng nàn thoát ra từ hũ mắm, lan tỏa trong không khí.
Mới đây, tại TP. Lào Cai, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình 135 (CT135) và báo cáo tình hình triển khai dự án xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc các tỉnh, thành phố miền núi phía Bắc. Tham dự Hội thảo có đại diện một số bộ, ngành Trung ương, đại diện 19 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và một số đơn vị có liên quan.
Sau 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn ở Quảng Ngãi ngày càng khởi sắc. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư công có hạn; một số địa phương gặp khó trong huy động vốn, nhưng quyết định đầu tư nhiều công trình, dẫn đến gia tăng nợ đọng. Hiện các địa phương này vẫn đang loay hoay tìm nguồn vốn để trả nợ.
Trước yêu cầu đặt ra trong việc tái cơ cấu nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng nông thôn mới, trong những năm gần đây, nhiều địa phương tỉnh Kon Tum đang từng bước giúp nông dân liên kết với doanh nghiệp sản xuất, chế biến, nhằm ổn định đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm.
Sau nhiều bất cập của ngành trồng trọt thời gian qua, mới đây, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, dự thảo Luật Trồng trọt đã được đưa ra thảo luận.
Những ngôi nhà sàn kiên cố nằm dọc theo con đường bê tông phẳng lì, uốn lượn; những thửa ruộng bậc thang lúa trĩu bông vàng óng… tất cả như điểm thêm sự sung túc no ấm của bản Kẻ Nính, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An).
Theo thống kê, hiện nay mới chỉ khoảng 2% số hợp tác xã trong cả nước tiếp cận được vốn vay ngân hàng, số còn lại vẫn phải tự xoay sở. Đây là một trong những điểm nghẽn lớn nhất trong sự phát triển của mô hình sản xuất này.
Mặc dù, Công ty Thiên An (có trụ sở tại Hải Phòng) đã ký kết với người dân Quảng Trị về việc bao tiêu sản phẩm trồng ớt để xuất khẩu. Tuy nhiên, đến khi ớt chín, doanh nghiệp lại không tìm được đầu ra. Hiện nay, hàng chục ha ớt rụng đầy đồng khiến người dân không khỏi xót xa.
Tái định cư nghĩa là di chuyển từ nơi ở cũ sang một nơi ở mới. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nơi ở cũ trong tình trạng nguy hiểm sạt lở, hay ở những vùng thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt một cách trầm trọng…
Mang gùi ra vườn hái dưa, bà Lý Thị Néo (60 tuổi) còn đeo lủng lẳng cái túi đựng điện thoại bé xíu bằng vải thổ cẩm trước ngực.
Làng Dục Mỹ, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) nổi tiếng với nghề làm tương cổ truyền từ lâu. Q
Bà Lê Thị Phương Hoa, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Hải Dương (thuộc Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương) cho biết, trong những năm gần đây, thị trường lao động của Hải Dương bị “khủng hoảng” thiếu lao động phổ thông.
Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay trên địa bàn tỉnh, sầu riêng giống có giá trung bình từ 120-160.000 đồng/cây tùy theo từng loại giống.