Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Khuyến khích hộ nghèo tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị”

PV - 17:54, 12/06/2019

Hơn 1 năm qua, tại tỉnh Quảng Ngãi, huyện Sơn Tây và Tây Trà đã triển khai thực hiện Đề án thí điểm Chính sách khuyến khích hộ nghèo tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị. Theo đó, bước đầu, Đề án đã mang hiệu quả thiết thực, tạo đòn bẩy giúp các hộ nghèo thay đổi nếp nghĩ, cách làm, để tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững.

Mô hình trồng dưa chuột tại các hộ dân ở miền núi tại Quảng Ngãi cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trồng dưa chuột tại các hộ dân ở miền núi tại Quảng Ngãi cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả bước đầu

Theo Quyết định số 536/QĐ-UBND, ngày 2/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, Đề án thí điểm được triển khai tại 2 huyện miền núi Sơn Tây và Tây Trà từ đầu năm 2018. Qua 1 năm triển khai, toàn huyện Sơn Tây có trên 2.000 hộ nghèo đăng ký tham gia, với nhiều phương án sản xuất, kinh doanh được các hộ đăng ký thực hiện là trồng keo, trồng mì, trồng chuối, chăn nuôi bò, nuôi heo địa phương… để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Người dân đã dần dần thay đổi nhận thức phát triển sản xuất, biết tính toán kinh doanh để tạo ra nhiều sản phẩm tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Theo báo cáo của huyện Sơn Tây, những hộ nghèo đăng ký tham gia thực hiện Đề án, thu nhập bình quân của mỗi hộ đều tăng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 49,48% đầu năm 2018; giảm xuống còn 43,31% cuối năm 2018.

Ông Hà Phải, Chủ tịch UBND xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây cho biết: Cái được lớn nhất của Đề án khi triển khai trên địa bàn huyện nói chung và địa bàn xã Sơn Mùa nói riêng là nhận thức của người dân về giảm nghèo có chuyển biến tích cực. Những hộ nghèo nhận ra được việc mình đang làm là để giúp chính gia đình mình vượt qua khó khăn chứ không thể thụ động chờ sự hỗ trợ của Nhà nước mãi được.

Còn tại huyện miền núi Tây Trà, sau khi Đề án được triển khai đã có 2.706 hộ/3.130 hộ nghèo của huyện đăng ký tham gia. Qua 1 năm thực hiện Đề án, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm xuống 0,94%. Cuối năm 2018, số hộ nghèo đăng ký tham gia Đề án thoát nghèo là 44 hộ, trong tổng số 312 hộ thoát nghèo. Hiện tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện cuối năm 2018 giảm xuống còn 64,15%...

Tiếp tục thí điểm

Tuy đã có những kết quả khả quan nhưng việc thực hiện Đề án cũng bộc lộ những tồn tại, khó khăn như: Phần lớn hộ nghèo chưa tự giác, tự nguyện đăng ký tham gia Đề án. Việc tham gia của các hộ còn mang tính ràng buộc, nên không ít hộ khi tham gia Đề án chưa tích cực lao động, sản xuất. Chỉ tính riêng địa bàn huyện Tây Trà, trong năm 2018, số hộ nghèo tích cực lao động sản xuất, tăng thu nhập sau đăng ký tham gia Đề án chỉ có 515 hộ/2.706 hộ. Trong khi đó, có 235 hộ nghèo/2.706 hộ không tích cực sản xuất khi tham gia Đề án.

Theo quy định của Đề án, mỗi hộ nghèo khi đăng ký tham gia phải xây dựng kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh được UBND xã thẩm định. Song cái khó là, hầu hết hộ nghèo có trình độ văn hóa thấp, lúng túng trong việc xác định thế mạnh về thực lực của hộ để định hướng nội dung sản xuất, tạo sản phẩm, tăng thu nhập. Do vậy, trong quá trình thực hiện nội dung phương án sản xuất của nhiều hộ nghèo còn sơ sài, tính hiệu quả chưa cao.

Ông Nguyễn Tăng Bính, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, kết quả của việc thực hiện Đề án là rất đáng mừng, nhưng để nhân rộng trên địa bàn 6 huyện miền núi là chưa đảm bảo cơ sở. Do vậy, Phó Chủ tịch tỉnh cũng đề xuất nên tiếp tục thí điểm thực hiện Đề án trên địa bàn 2 huyện Sơn Tây và Tây Trà trong năm 2019 để có phân tích, đánh giá rõ hơn về hiệu quả của Đề án.

Hiện tại, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Thường trực HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số nội dung Đề án cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Cụ thể năm 2019, không lấy tất cả các hộ nghèo đăng ký tham gia theo quy định như Đề án năm 2018, mà chỉ lựa chọn từ 25-30% trong số hộ nghèo đăng ký có quyết tâm cao và có điều kiện hơn về sản xuất, kinh doanh để thực hiện Đề án.

Quy định thêm điều kiện hộ tham gia Đề án, đến cuối năm có mức thu nhập bình quân tối thiểu từ 20 triệu đồng/người/năm trở lên theo tiêu chí mức thu nhập bình quân đầu người thuộc Chương trình xây dựng NTM đối với xã nông thôn miền núi... ông Bính cho biết thêm.

THÀNH NHÂN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 18/12/2024, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026-2030 khu vực phía Bắc.
Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo

Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo

Tin tức - Hải Phong _ Khổng Thanh Tuấn - 1 giờ trước
Triển khai thực hiện Dự án 2 về Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và Dự án 3 về Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024, huyện Văn Lãng đã hỗ trợ 11 phát triển sản xuất, phát triển mô hình giảm nghèo. Nhờ đó đã giúp họ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có sinh kế, có việc làm, nỗ lực phấn đấu vươn lên.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở KVBG biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc - Người dân đồng thuận

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở KVBG biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc - Người dân đồng thuận

Sóc Trăng xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và sớm phát huy hiệu quả các chương trình, dự án, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong thời gian qua, là nhờ tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận cao từ đồng bào các DTTS nằm trong vùng dự án.
Yên Bái: Quan tâm thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín

Yên Bái: Quan tâm thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín

Tin tức - Văn Hoa - 3 giờ trước
Xác định tầm quan trọng của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã luôn quan tâm, thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín, nhờ đó đã giúp Người có uy tín có thêm động lực để thực hiện tốt vai trò của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hà Nội tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử

Hà Nội tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sức khỏe - PV - 3 giờ trước
Kết quả điều tra 2.400 người dân từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn thành phố Hà Nội vào năm 2019 cho thấy có 34,8% đã từng nghe về thuốc lá điện tử; 54 người hiện có sử dụng thuốc lá điện tử hoặc đã thử dù chỉ 1 lần (chiếm 2,3%).
Đồng Nai: Phụ nữ mang thai tại vùng đồng bào DTTS được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh

Đồng Nai: Phụ nữ mang thai tại vùng đồng bào DTTS được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh

Sức khỏe - Khánh Thư - 3 giờ trước
Từ ngày 01/01/2025, phụ nữ mang thai sống tại vùng đồng bào DTTS của tỉnh Đồng Nai được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh (sàng lọc trước sinh). Đây là một trong những chính sách trong Nghị quyết quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn vừa được HĐND tỉnh Đồng Nai thông qua.
Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo nghi lễ lên nhà mới của người Lự

Độc đáo nghi lễ lên nhà mới của người Lự

Media - BDT - 23:06, 17/12/2024
Sinh sống ở vùng xa xôi, điều kiện sống còn không ít khó khăn, nhưng đồng bào dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghi lễ vào nhà mới
Bình Gia: Phát triển rừng hồi để xóa đói giảm nghèo

Bình Gia: Phát triển rừng hồi để xóa đói giảm nghèo

Media - Thúy Hồng - 22:58, 17/12/2024
Đến với mảnh đất Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vào đúng mùa thu hoạch hồi vào khoảng tháng 9, tháng 10, sẽ được đắm mình trong không gian xanh ngát, bao la rộng lớn, đâu đâu cũng có mùi hương hồi lan tỏa nồng nàn. Hoa hồi không chỉ là biểu trưng, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói chung và của người dân Bình Gia nói riêng, mà còn là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất và con người nơi đây, là "vàng xanh" giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 22:55, 17/12/2024
Bình Gia là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây là địa bàn sinh sống của phần đông đồng bào các DTTS như Tày, Nùng, Dao… Do địa hình đồi núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội còn hạn chế, nên đời sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, vất vả.
Hàng triệu xe máy sắp phải kiểm định khí thải phương tiện

Hàng triệu xe máy sắp phải kiểm định khí thải phương tiện

Xã hội - Minh Nhật - 22:31, 17/12/2024
Thông tư 47/2024 về “Quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe môtô, xe gắn máy” do Bộ Giao thông vận tải ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2025.
Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Tin tức - Ngọc Thu - 22:26, 17/12/2024
Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức Lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).