Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vang vọng tiếng hát từ chân núi Lang Biang

PV - 14:40, 19/06/2019

Người dân dưới chân ngọn núi Lang Biang có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh và từ vùng đất này đã có rất nhiều giọng hát hay. Cũng chẳng biết câu chuyện lưu truyền “ăn bảy con ve” có trước hay bản tính lãng mạn, phiêu du của người Lạch, người Chil tạo nên huyền tích dân gian, nhưng số đông người tham gia văn nghệ và thành danh trên sân khấu âm nhạc nước nhà ở vùng đất nhỏ bé này thì quả là điều kỳ lạ…

Những chàng trai, cô gái Lang Biang. Những chàng trai, cô gái Lang Biang.

Một không gian văn hóa đa dạng

Người Lạch và người Chil trên cao nguyên Lang Biang là những bộ tộc được biết đến từ rất sớm. Chính tên gọi của bộ tộc Lạch là khởi thủy của danh xưng TP. Đà Lạt sau này (Đạ Lạch: dòng nước của người Lạch). Đồng bào Lạch và Chil sống tập trung ở các buôn B’Neur, Đăng Ya và Đưng với dân số chỉ khoảng hơn ngàn nhân khẩu ở thị trấn và xã Lát thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Tổ tiên của họ là những cư dân địa phương đầu tiên gặp gỡ và đón tiếp nhà bác học A.Yersin và đoàn thám hiểm của ông trong hành trình khám phá cao nguyên cách đây hơn một thế kỷ. Đó là cuộc khám phá lịch sử tạo tiền đề cho sự ra đời một đô thị nghỉ dưỡng giữa miền nhiệt đới. Trong nhật ký của mình, nhà bác học người Pháp đã ghi: “Dân cư trong vùng thưa thớt. Vài làng người Lạch sống tập trung dưới chân núi Lang Biang. Họ làm ruộng lúa rất tốt và rất hiếu khách. Chúng tôi được tiếp đón trong nhà chung của buôn Đăng Ya. Các chức sắc mang đến một chóe rượu cần. Rất may, họ không đòi hỏi tôi uống lần đầu hết tất cả…”.

Cứ mỗi lần về với vùng đất dưới chân Lang Biang, cùng chiều với chúng tôi thường là những chuyến xe xuôi từ Đà Lạt. Du khách đến đây từ nhiều miền trong nước và nhiều nước trên thế giới. Họ tìm điều gì ở vùng đất này? Đó là những cuộc chinh phục đỉnh núi cao gần hai ngàn mét thuộc Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, là những đêm bên bếp lửa rừng nghe câu ca Yalyău, Tămpớt, bập bùng chiêng năm, chiêng ba và giai điệu của khèn M’bướt trong men say rượu cần. Họ tìm về với không gian sử thi. Họ khao khát khám phá thiên nhiên, làm bạn với những cư dân bản địa lâu đời và tìm hiểu phần nào những địa tầng văn hóa hấp dẫn và nhiều bí ẩn. Ở xã Lát, hình như mỗi người dân đều biết làm du lịch. Đêm đêm, buôn làng có chục nhóm cồng chiêng nổi lửa đón khách. Chủ và khách cùng say mê với những vũ điệu rừng lấp lánh ánh mắt hồn nhiên sơn nữ, với rượu cần thịt nướng, với hoa văn thổ cẩm ngập tràn thung lũng. Đặc biệt, bởi sự nổi tiếng của vùng quê nhỏ bé, vốn là nơi sinh ra nhiều ca sĩ chuyên nghiệp đang thành danh trong nước, nhiều du khách muốn được về tận buôn làng nghe chuyện và thưởng thức giọng hát của cư dân dưới chân núi huyền thoại Lang Biang…

Huyền tích “bảy con ve”

Chuyện xưa của người Lạch truyền rằng: Con trai, con gái của buôn làng muốn có giọng hát hay thì phải tìm bắt đủ bảy con ve sầu mang về cho thầy mo đọc thần chú và “sâm” cổ (động tác vuốt vào thanh quản để điều chỉnh cổ họng) rồi nướng lên ăn. Mang chuyện này hỏi Krajan K’Plin, nhạc sĩ người Lạch trưởng thành từ nương rẫy, người đã viết ca khúc “Lang Biang s’ning” (Nghĩ về Lang Biang) lúc chưa hề trải qua một lớp đào tạo sáng tác nào, giúp Bonneur Trinh đăng quang giải Nhất cuộc thi Tiếng hát truyền hình TP. Hồ Chí Minh năm 2001. Anh cho biết: “Không biết thực hư thế nào nhưng câu chuyện này muốn nói lên rằng, người Lạch luôn ước ao có được giọng hát cuốn hút, bền bỉ như tiếng ve sầu. Đó là một lối so sánh và suy nghĩ cực kỳ lãng mạn của cha ông…”.

Cũng như K’Plin, ca sĩ Bonneur Trinh, cô gái đã lấy tên buôn làng làm nghệ danh và tạo nên “thương hiệu” cho giọng ca của mình sau hơn chục năm thành danh, cũng nói: “Từ hồi ông bà đã yêu ca hát rồi, em cũng không biết giải thích thế nào. Nhưng quả là người Lạch ai cũng biết hát, ai cũng yêu văn nghệ. Đó là bản năng thiên phú, trời đất, núi rừng ban cho mình như thế. Lúc đạt giải Nhất cuộc thi Tiếng hát Truyền hình em cũng chưa trải qua trường lớp nào cả”. Nhạc sĩ kiêm ca sĩ Krazan Dick, người con của buôn Đăng Ya, bộc bạch: “Người Lạch, người Chil dưới chân núi Lang Biang yêu âm nhạc ngay từ khi máu ở trong mình biết chảy.” Cậu bé Dick ngày xưa hát vang núi rừng khi lên rẫy đuổi chim, rượt thú nay đã trở thành một nhạc sĩ tên tuổi sáng tác nhiều ca khúc dạt dào âm hưởng dân ca bản địa. Krazăn Dick còn là một giọng hát chủ đạo của Đoàn Ca múa nhạc Lâm Đồng trong một thời gian dài. Công chúng ví Dick là “Y Moan của vùng nam Tây Nguyên”…

Quả thật, niềm đam mê hát ca đã ngấm từ trong máu của họ. Không một ai yêu âm nhạc, khi đặt chân lên miền cao nguyên lại không tự ngân nga vài câu trong những ca khúc “Nồng nàn Cao Nguyên”, “Tạm biệt suối nguồn”, “Gọi gió” của Krajan Dick hay “Lang Biang s’ning”, “Ka Bing ơi, em hãy về”, “Ban Mê nhớ” của Krajan K’Plin. Riêng tôi thì từ lâu đã thấu cảm âm nhạc của những người con của Yàng dưới chân núi mẹ Lang Biang…

Tiếng hát cất lên từ núi rừng

Khi hay tin Bonneur Trinh đoạt giải Nhất cuộc thi Tiếng hát Truyền hình TP. Hồ Chí Minh, già làng Păngtinh Bor, nói rằng: “Ở đây còn nhiều người hát hay như Trinh lắm.” Quả đúng như vậy, sau đó một năm, hai dì cháu K’razăn Út và Cil Pơi cùng lớn lên ở buôn B’Neur với Trinh tiếp tục gây sự ngạc nhiên khi vượt qua gần 6.000 thí sinh trong cả nước để cùng 15 người khác vào đêm chung kết và nhận giải Sao Mai 2003 do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Chỉ trong một buôn nhỏ mà có tới ba giọng ca nổi lên trong một thời gian ngắn, thật đáng ngạc nhiên. Nhưng càng ngạc nhiên hơn khi nghe nhạc sĩ Krajan K’Plin, phát biểu: “Các giọng hát đó chưa phải là những giọng hát hay nhất của buôn này.” Công chúng trong tỉnh, trong nước còn biết đến tiếng ca của những người con xã Lát, Lạc Dương như Cil Glé, Pantinh Sally, Pantinh Benziên, K’rajan Drim, K’rajan Doan, Liênghot Uyên Ly… rồi Dagout Liêm, Krajan Sik, Krajan Điôn, Liêng Hót Kinh… Ngoài ra, bà con buôn B’Neur, buôn Đưng, buôn Đăng Ya còn nhắc đến mười người con của họ đang theo học tại các trường nghệ thuật trong nước. Mấy năm trước, chúng tôi vào buôn Đăng Ya thì Cil Dalin và Cil Jolin-hai con của Krajan K’Plin mới chỉ là những cô bé, cậu bé phụ việc cho bố trong trong Câu lạc bộ cồng chiêng “Những người bạn Lang Biang”. Trở lại lần này thì Dalin đã học xong Trường Nghệ thuật Quân đội và Yolin cũng đã tốt nghiệp Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. Lại thêm những người trẻ ra đi từ chân núi gia nhập làng sân khấu ca nhạc nước nhà…

Không biết những chàng trai, cô gái ấy có được “ăn bảy con ve” như câu chuyện lưu truyền ở buôn hay không, nhưng qủa thật, người dưới chân ngọn núi Lang Biang có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh và từ vùng đất này đã cất lên rất nhiều giọng hát. “Yêu âm nhạc từ khi máu trong người biết chảy”, nhắc lại lời Krazan Dick. Huyền tích “bảy con ve” vẫn mãi được lưu truyền trong câu chuyện buôn làng, sẽ lôi cuốn du khách và người yêu âm nhạc mọi miền về với cao nguyên trong những đêm nổi lửa rừng nghe hát.

UÔNG THÁI BIỂU

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 3 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 3 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Gương sáng giữa cộng đồng - Thảo Linh - 3 giờ trước
“Ka Phờm luôn hết lòng vì bà con mình. Lúc nào cũng nghĩ cho người dân, cho buôn làng. Lời nói và việc làm của Ka Phờm xuất phát từ cái tâm, tinh thần trách nhiệm là làm sao cho buôn làng các DTTS giữa núi rừng này luôn no ấm, hạnh phúc. Ka Phờm xứng đáng là người con của vùng đất Anh hùng này” - đó là lời nhận xét của ông K’Sáu, 77 tuổi, già làng, Người có uy tín dành cho bà Ka Phờm, sinh 1968, dân tộc Mạ, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 3 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Để triển khai có hiệu quả nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trong đó, có nội dung cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho người dân.
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.