Giữa lòng thành phố hiện đại có một làng nghề truyền thống tồn tại hơn 200 năm. Đó là làng nghề đúc đồng An Hội, quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh). Từ làng nghề này, hàng ngàn bộ lư, đồ thờ cúng bằng đồng được chế tác bằng phương pháp thủ công, theo chân thương lái ngược ra miền Bắc, miền Trung, xuôi về các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, và còn có mặt ở cả các nước bạn Lào, Campuchia, Myanmar...
Không đủ tiềm lực kinh tế để trang bị những chiếc tàu công suất lớn, thiếu sức mạnh cơ bắp vươn khơi dài ngày, hàng ngàn người dân ở Khánh Hòa nhạy bén thích ứng với nghề khai thác, sơ chế rong biển. Truân chuyên đủ đường, nhưng họ vẫn can trường bám nghề mưu sinh nhờ rong biển.
Tình nguyện cùng bà con bắt đầu một cuộc sống mới trên vùng tái định cư, những cán bộ thôn bản trẻ tuổi ở xã Ngọc Lâm (Thanh Chương, Nghệ An) đang cùng nhau góp sức để đem lại ấm no, hạnh phúc trong từng gia đình nơi vùng đất khó.
Các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang nô nức chuẩn bị đón mừng Lễ hội Ka tê 2018 chính thức diễn ra tại đền tháp vào ngày 9/10 sắp tới (nhằm ngày 1/7 Chăm lịch). Đây là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn, tưởng nhớ công ơn tổ tiên và cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, đời sống thịnh vượng. Lễ hội Ka tê của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017.
Xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) là nơi sinh sống lâu đời của người Cor, người Hrê, nằm biệt lập giữa núi rừng Cà Đam. Xã có 485 hộ, 1.936 nhân khẩu, được chia làm 6 thôn, mỗi thôn “trấn giữ” một quả núi. Cơ sở vật chất thiếu thốn, đường sá đi lại khó khăn, cách trở nên đa số người dân trong xã đều thuộc diện hộ nghèo. Thậm chí, có những thôn hộ nghèo chiếm 100%...
Thời gian qua, các địa phương đã ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai có hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Điều này không chỉ góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo mà còn hạn chế tình trạng tái nghèo ở nhiều địa phương miền núi, có đông đồng bào DTTS sinh sống.
Không cam chịu đói nghèo, dám nghĩ dám làm, luôn nỗ lực lao động, áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hóa mô hình làm ăn, đó là cách mà gia đình anh Hồ Thương và chị Hồ Thị Ấn, dân tộc Bru-Vân Kiều ở bản Cửa Mẹc, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) áp dụng để vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giả của bản.
Tại sao không thể khởi nghiệp ở bản làng? Với tiềm năng, lợi thế, sự đa dạng văn hóa vùng DTTS, cùng với sự chung tay hỗ trợ, “tiếp lửa”, truyền cảm hứng của cả hệ thống chính trị và cộng đồng quốc tế, có thể khẳng định, khởi nghiệp ở bản làng là hoàn toàn có thể...
Gần 40 năm trước, cậu bé Trần Văn Hồ (dân tộc Mông) theo cha mẹ từ mảnh đất Trà Lĩnh (Cao Bằng) về Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) dựng xây cuộc sống mới. Lớn lên trên mảnh đất còn nhiều gian khó, cậu bé Hồ luôn mong muốn sau này lớn lên sẽ góp công sức nhỏ bé của mình để làm thay đổi nhận thức của đồng bào Mông ở Lân Quan. Ước mơ ấy đã trở thành hiện thực khi cậu bé Hồ ngày nào đã trở thành một Trưởng bản quyết đoán và nhiệt huyết với mọi công việc của bản, của xã.
Sau trận mưa lũ lịch sử tháng 7 vừa qua, Yên Bái là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Chỉ tính riêng sản xuất, mưa lũ trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã gây thiệt hại 3.246ha lúa, hoa màu, trong đó có khoảng 2.200ha lúa mùa vừa gieo cấy bị ngập úng, vùi lấp.
Trong điều kiện nguồn ngân sách thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi ngày càng khó khăn, thì việc tận dụng tiềm năng, lợi thế vùng DTTS để khởi sự làm ăn, kinh doanh, tạo được việc làm và thu nhập cho người dân, thúc đẩy vùng DTTS phát triển là hướng đi đúng đắn. Kết nối, hỗ trợ đồng bào DTTS khởi nghiệp đã và đang được Ủy ban Dân tộc-cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc rất quan tâm triển khai, nhằm tiếp lửa cho đồng bào DTTS trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Từ cuối năm 2014 đến nay, tại trung tâm xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đột nhiên xuất hiện một vết nứt dài khoảng 1km gây rạn nứt, đứt gãy, hư hỏng nhiều nhà cửa của người dân và các công trình phụ trợ khác. Đáng lo ngại là hiện nay vết nứt này đang có xu hướng phát triển mạnh thêm về phía Đông, tiếp tục làm hỏng nhiều công trình xây dựng trên địa bàn, đe dọa tính mạng của hàng chục hộ dân bản Tìa Dình C vì nguy cơ sạt lở rất cao.
Sinh năm 1987, Bàn Mùi Khe đã có 14 năm tham gia công tác xã hội, vận động bà con dân tộc Dao, buôn Đại Thành, xã Ea M’Droh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk nâng cao nhận thức trong bảo vệ chăm sóc sức khỏe, chấp hành pháp luật; phát triển kinh tế hiệu quả... Với những nỗ lực trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và phát triển kinh tế, Bàn Mùi Khe đã được bà con bầu chọn là Người có uy tín nhiều năm qua.
Nếu như tai nạn lao động được đo đếm bằng những vụ việc cụ thể thì bệnh nghề nghiệp (BNN) lại là một nguy cơ tiềm tàng. Do đó, để phòng chống BNN cho lao động là một vấn đề cần được quan tâm từ nhiều phía.
Sau khi có phản ánh của các cơ quan báo chí về tình trạng vẫn còn học sinh tại bản Huổi Hạ, xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên phải chui túi nilon vượt suối lũ tới trường, Bộ Giao thông Vận tải đã có Văn bản khẩn cấp số 10047, ngày 6/9/2018 đề nghị tỉnh Điện Biên phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Đường bộ Việt Nam cân đối nguồn vốn, khẩn trương xây dựng cầu dân sinh vượt suối Nậm Chim, nâng cấp tuyến đường vào bản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân trong khu vực. Thông tin này khiến người dân bản Huổi Hạ, các giáo viên cắm bản, các nhà trường trên địa bàn và chính quyền địa phương vô cùng vui mừng, phấn khởi.
Mùa mưa bão đã cận kề, nhưng tiến độ thi công nhiều dự án tái định cư (TĐC) ở các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi chưa đảm bảo tiến độ; việc sửa chữa các hạng mục công trình tại các khu TĐC chưa kịp thời, thậm chí có những khu TĐC được xây dựng nhiều năm vẫn còn nguy cơ sạt lở chưa khắc phục hết... Thực trạng trên khiến người dân hết sức lo lắng.
Việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã và đang lan tỏa sâu rộng đến từng xóm làng, phum sóc trong tỉnh Kiên Giang. Trong đó có đông đảo bà con Khmer hưởng ứng, bằng những việc làm thiết thực như mô hình Tổ tiết kiệm "Ống tre Bác Hồ", mua bảo hiểm y tế cho hộ gia đình...
Sau 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn của tỉnh Cao Bằng đã có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, tại các xã biên giới, công cuộc xây dựng NTM đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các cấp chính quyền cần nỗ lực hơn để các xã vừa phát triển về kinh tế-xã hội, vừa đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia.
Trong cuộc sống, phong trào khởi nghiệp, mỗi một cá nhân, hộ gia đình đều trăn trở với việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp, hiệu quả. Ở xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn cô gái dân tộc Dao, Lý Thị Quyên, xã Vi Hương, tốt nghiệp Sư phạm khoa Văn đã khởi nghiệp từ cây chuối trong đó chú trọng giải quyết đầu ra sản phẩm chuối sấy. Thành công từ cây chuối ngay trên mảnh đất quê hương, Lý Thị Quyên đang truyền lửa khởi nghiệp từ nông nghiệp bản làng.
Đó là Đinh Thị Lanh (27 tuổi) sinh ra và lớn lên ở thôn 3, xã An Toàn, huyện An Lão (Bình Định), hiện là sinh viên năm thứ 3 lớp K42 Cao đẳng Lâm sinh, Trường Cao đẳng Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ.