Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

An sinh xã hội cho lao động tự do: Lỗ hổng lớn

PV - 10:01, 02/05/2019

Từ nhiều năm nay, vùng Đông Nam bộ đã hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Với những lợi thế đó, Đông Nam bộ được xem là “miền đất hứa” cho người dân ở các vùng quê nghèo, đặc biệt là đồng bào DTTS muốn thoát ly quê hương lập nghiệp, đổi đời. Tuy nhiên, người lao động tự do này lại là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước những rủi ro, biến động. Vì vậy, rất cần có những giải pháp cụ thể, những chính sách an sinh xã hội cho đối tượng lao động này.

Rủi ro tiềm ẩn

Trong căn gác trọ rộng chừng 20m2, với vô số đồ đạc, quần áo treo bất cứ chỗ nào có thể, góc trong cùng là chiếc giường 1,6m, với đồ chơi trẻ con bày bừa bộn-không gian chật hẹp ấy là nơi sinh hoạt hằng ngày của vợ chồng chị Thạch Yến Lan, dân tộc Khmer, quê ở huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) và đứa con 3 tuổi. Theo chồng lên quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh đã được 4 năm, công việc của chị Lan chủ yếu là làm thuê, rồi trông trẻ, mỗi tháng thu nhập khoảng 5 triệu đồng. Chồng chị làm công nhân khu công nghiệp cách đó 3km, thu nhập hằng tháng khoảng 5 triệu đồng. Với mức thu nhập của cả hai vợ chồng khoảng 10 triệu đồng, chị Lan tằn tiện chỉ đủ trang trải cuộc sống, nếu ốm đau sẽ không biết xoay đâu ra tiền mua thuốc.

Người lao động di cư tại các khu công nghiệp luôn phải tằn tiện chi tiêu để đủ trang trải cuộc sống. Người lao động di cư tại các khu công nghiệp luôn phải tằn tiện chi tiêu để đủ trang trải cuộc sống.

Còn với trường hợp của Nông Thị Hằng công nhân Công ty TNHH Kollan-Khu chế xuất Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) lẽ ra ở độ tuổi 20, Hằng phải có cuộc sống sôi nổi với nhiều hoạt động. Nhưng cuộc sống của Hằng đơn điệu với một quy trình lập sẵn ngày nào cũng như ngày nào. Sáng đến công ty, chiều tan tầm về đi chợ nấu ăn rồi ngủ. “Làm công nhân cực lắm, nhiều đợt tăng ca phải làm từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng hôm sau, mỗi ca chỉ có một tiếng đồng hồ để ăn cơm và nghỉ ngơi, có lúc hoa mắt chóng mặt muốn ngất xỉu. Doanh nghiệp thì luôn có lý do để chấm dứt hợp đồng hay vi phạm quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT). Vì cuộc sống mưu sinh nên chúng em đành chấp nhận sống tạm như vậy thôi”, Hằng cho biết.

Theo Hằng thông tin, quê em ở tận Chợ Mới (Bắc Kạn), theo bạn vào trong này làm công nhân. Bố mẹ đau ốm, em trai đang học THPT nên mọi chi tiêu của gia đình đều trông chờ vào em. Tổng thu nhập của Hằng được khoảng 6-7 triệu đồng/tháng thì đã phải chi tiền thuê nhà trọ, điện, nước, ăn uống đã mất gần 3 triệu đồng, số tiền gửi về nhà cho bố mẹ cũng không được là bao.

Cần một chính sách an sinh xã hội bền vững

Bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, qua khảo sát thực tế cho thấy, có những khoảng trống về pháp luật trong chính sách với lao động di cư. Ví dụ, nhiều chính sách an sinh xã hội chủ yếu quy định theo hộ khẩu thường trú, gây khó khăn cho người lao động khiến họ ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản.

Cụ thể, lao động di cư, đặc biệt là lao động nữ khó tiếp cận BHXH tự nguyện và BHYT. Hai chế độ chính sách các lao động nữ di cư quan tâm nhất khi đi làm xa là chế độ nghỉ thai sản và bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp nhưng họ lại khó tiếp cận. Ngoài ra, nhiều công ty cũng chưa có chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên hay đột xuất dành riêng cho người lao động tạm trú ngắn hạn.

Ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ Chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) cho biết, cơ quan này hỗ trợ thực hiện nghiên cứu về bảo đảm quyền an sinh xã hội với lao động di cư xuất phát từ thực tế. Hiện nay, số lao động đổ về các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất vùng miền rất lớn, đặc biệt là lao động nữ. Vấn đề tiếp cận quyền an sinh xã hội của lao động nữ cũng rất quan trọng. Ví dụ, ngoài quyền tiếp cận an sinh xã hội của bản thân họ về các dịch vụ y tế, việc làm, còn có quyền giáo dục, y tế cho con họ.

Trên cơ sở nghiên cứu này, AFV đề xuất với các cơ quan liên quan, nhà hoạch định chính sách có giải pháp phù hợp để bảo đảm quyền an sinh xã hội với người lao động di cư nói chung và lao động nữ di cư nói riêng. Đặc biệt, ông mong muốn, bản thân lao động nữ di cư cũng tự nhận thức, nâng cao hiểu biết của họ về quyền của họ, để họ chủ động tiếp cận và thực hiện.

“Về lâu dài, cần điều chỉnh việc quản lý người dân thông qua hộ khẩu bằng việc quản lý qua thẻ căn cước công dân. Bên cạnh đó, tuyên truyền chính sách an sinh xã hội cho lao động nữ di cư rất quan trọng. Lao động nữ di cư mới chỉ tập trung kiếm thu nhập chứ chưa quan tâm nhiều tới quyền lợi an sinh xã hội của mình. Do đó, cần có cách truyền thông phù hợp, thu hút họ tham gia và hưởng quyền cơ bản về an sinh xã hội”, ông Việt Anh nhấn mạnh thêm.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, có những khoảng trống về pháp luật trong chính sách với lao động di cư. Ví dụ, nhiều chính sách an sinh xã hội chủ yếu quy định theo hộ khẩu thường trú, gây khó khăn cho người lao động khiến họ ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản.” Bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)

BẰNG GIANG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 7 phút trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 11 phút trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 12 phút trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 15 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 16 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 17 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 18 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 23 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 25 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 26 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.