Khoảng vài tuần trở lại đây, giá trái thanh long “lên - xuống” bất thường khiến nông dân lo lắng, bởi ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập tại hộ. Còn với nông dân Sóc Trăng, cây thanh long được tiêu thụ phần lớn tại thị trường nội địa, dù có phần lo nhưng họ vẫn bán trái ở mức giá tốt.
Về xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hỏi thăm anh Lò Văn Pâng, mọi người vẫn quen gọi là “Pâng dong riềng” thì ai cũng biết. Người dân ở đây quý mến và biết ơn anh Pâng vì đã có công “mở đường” đưa cây dong riềng về xóa đói giảm nghèo cho bà con nơi đây, giúp họ có cuộc sống ấm no.
Đêm về sáng ngày 22/10, trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có mưa to. Đặc biệt, khu vực suối Nghĩa Đô do mưa lớn phía thượng nguồn đổ về gây lũ ống đột ngột làm thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã.
Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan, nhưng nhìn chung sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn manh mún, quy mô nhỏ; tình trạng nông sản nơi thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu xuất hiện khá phổ biến. Đặc biệt ở các tỉnh miền núi, hầu hết người nông dân vẫn làm kinh tế tự phát, còn chính quyền địa phương thì loay hoay giải bài toán “trồng cây gì, nuôi con gì”.
Theo người phát ngôn Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, giá điện sẽ không tăng trong 3 tháng cuối năm 2018 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên, giá bán lẻ điện có thể sẽ được điều chỉnh trong năm 2019. Song sẽ chú ý tới các đối tượng đặc biệt, trong đó người thuê nhà được mua điện giá công bằng.
Xã Thanh Vận (Chợ Mới, Bắc Kạn) những ngày giữa tháng 10, tiết trời se lạnh và cơn mưa rào nặng hạt, nhưng từ sáng sớm hàng nghìn người dân vẫn có mặt tại Chợ trung tâm xã để tham gia “Ngày hội hạnh phúc” để được “sẻ chia” và “thấu hiểu”....
Nằm trong Chương trình 30a của Chính phủ, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều dự án, chính sách hỗ trợ cho người dân. Một trong những chương trình giảm nghèo được triển khai hiệu quả tại xã Ái Thượng là mô hình trồng xen canh gấc ở trên, gừng ở dưới. Từ mô hình này, Hợp tác xã (HTX) nông sản Bá Thước được thành lập với mục đích làm đầu mối bao tiêu sản phẩm giúp hàng chục hộ gia đình trong huyện thoát nghèo.
Những năm qua Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) đã phối hợp với các trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh mở nhiều lớp dạy nghề miễn phí, giúp nhiều chị em tìm được việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh, sau thời gian lăn lộn trên thương trường, giúp cho Vương Vĩnh Hiệp tích lũy được kinh nghiệm và sự nhạy bén của một người làm kinh doanh. Nhờ vậy, anh Vương Vĩnh Hiệp đã “chèo lái” đưa Công ty TNHH Long Sinh (37 Hoàng Văn Thụ, phường Vạn Thạnh, Nha Trang, Khánh Hòa) vượt qua sự cạnh tranh khắc nghiệt, trở thành một trong những công ty cung cấp thức ăn thủy sản hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp Long Sinh mà anh Vương Vĩnh Hiệp đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc còn có nhiều đóng góp cho cộng đồng.
Sinh ra ở xứ sở mà người ta quen gọi “sống trong đá, chết vùi trong đá”, Lý Tà Giàng, chàng trai Dao 23 tuổi với khao khát giúp bà con thoát nghèo đã quyết tâm “bắt đá nảy mầm” với mô hình khởi nghiệp thành công từ thảo dược quê hương.
Những năm qua, hệ thống dân vận các cấp trên địa bàn huyện Lang Chánh đã phát huy được vai trò, vị trí của mình trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, các phong trào thi đua yêu nước do Trung ương và tỉnh phát động được nhân dân đồng tình hưởng ứng…
Đến thôn Thanh Sơn (thị trấn Việt Quang, Bắc Quang, Hà Giang) những ngày này chúng tôi cảm nhận rất rõ niềm vui của người Dao khi kỹ thuật làm giấy bản của bà con nơi đây vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Quyết định số 3325/QĐ-BVHTTDL ngày 04/9/2018 công bố trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia loại hình tri thức dân gian.
Không chấp nhận lối canh tác lạc hậu, anh Y Thuyl Niê, dân tộc Ê-đê, sinh năm 1992, ở buôn Ayun, xã Cư Pơng (Krông Búk, Đăk Lăk) đã quyết tâm thử nghiệm giống cây trồng mới. Với kinh nghiệm từ thành công của bản thân, anh trở thành “kỹ sư” nông nghiệp chuyên cung cấp cây giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho bà con DTTS ở địa phương.
Những năm qua huyện Mộc Châu (Sơn La) đẩy mạnh chuyển đổi diện tích đất trồng cây lương thực năng suất thấp sang trồng cây ăn quả năng suất cao. Đến nay, toàn huyện có hàng ngàn ha cây ăn quả đặc trưng có giá trị kinh tế cao được trồng tập trung ở thị trấn Nông trường Mộc Châu, thị trấn Mộc Châu và các xã Tân Lập, Mường Sang, Phiêng Luông.
Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy vùng DTTS và miền núi phát triển, không thể thiếu vai trò, đóng góp của đội ngũ doanh nhân người DTTS. Họ là những người có ý chí, nghị lực, quyết tâm thay đổi số phận trên chính mảnh đất nghèo khó của mình. Họ đang truyền cảm hứng, góp phần thúc đẩy vùng đồng bào DTTS vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu một số gương mặt doanh nhân người DTTS đã và đang có nhiều đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, làm giàu ở địa phương.
Với phương châm điều hành “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhiều năm qua tỉnh Bạc Liêu đã thu hút được sự quan tâm, đóng góp ý kiến và tham gia thực hiện các phong trào của người dân địa phương; góp phần xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Lào Cai là một trong những địa phương triển khai hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi WB hỗ trợ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Một trong những yếu tố góp phần quyết định hiệu quả các dự án sinh kế là người dân được tham gia bàn bạc và quyết định mô hình.
Không chỉ là một lương y coi trọng khám chữa bệnh nhân đạo, ông Bùi Văn Phượng, dân tộc Mường ở xóm Tân Thành (xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) còn là Người có uy tín tại địa phương. Với những đóng góp của mình cho cộng đồng, ông luôn được chính quyền, người dân nơi đây tin tưởng, quý trọng.
Nhiều năm qua, tình trạng khai thác cát trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, làm biến đổi dòng chảy, xói mòn đất nông nghiệp, mất an ninh trật tự... Tại xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tình trạng khai thác cát hiện còn đang làm xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng Di tích cấp quốc gia Thành Tam Vạn (hay còn gọi là Thành Sam Mứn). Điều đáng nói là, chính sự thờ ơ của chính quyền địa phương đã dẫn tới việc di tích bị xâm hại.
Mồ côi cả cha mẹ từ nhỏ, Moong Văn Sơn đã vượt qua hoàn cảnh éo le, nỗ lực học tập, tự thân lập nghiệp phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương. Moong Văn Sơn đã trở thành điển hình trong thanh niên về ý chí, nghị lực, quyết tâm phát triển sản xuất thay đổi cuộc sống. Hiện tại, tổng thu nhập của gia đình anh mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng.